31 thg 3, 2016



Giáp Tết về quê, ứa nước mắt

21/01/2014 ( Mới tìm lại được bài này, post lại để HAT đọc, một chút gì để nhớ, để thương...)

Rate This
 

Nguyễn Chu Nhạc
bep1Lửa đống rấm âm ỉ cháy, khói thơm nồng quấn quýt như một dải mây trầm mãi không thoát lên cao được, ôm choàng lấy xóm làng. Người đi mà mắt cay cay…
Sương chiều nghe lạnh bước chân
Khách áo cũ
Tìm về bạn cũ
Ai đốt rác lá tre bên ngõ
Lối đi đầy mùi khói cuối năm
Trong bài thơ Khói cuối năm của mình, nhà thơ Phùng Cung đã viết thế.
Một cảm xúc lan nhẹ trong lòng tôi. Ôi cái mùi khói đống rấm lâu lắm rồi tôi không được thấy.
Đã ngót nghét hai chục năm rồi, kể từ khi mẹ tôi theo mấy chị em chúng tôi ra thành phố sống, rồi bệnh già mà khuất núi, tôi không được ăn tết ở quê.
Nhớ hồi, mới chuyển từ Nam ra lại ngoài Bắc, bỏ nghề cũ theo nghề cầm bút, khi đó mẹ tôi cũng đã gửi căn nhà ở quê cho đứa cháu trông nom hộ, ra ở với chị tôi, tết năm ấy mẹ bảo tôi rằng hai mẹ con sẽ về quê ăn tết. Đó là năm cuối cùng của cái thời gạo sổ, thịt phiếu.
Năm ấy, giáp tết, anh em cơ quan cậy nhờ chỗ quen biết ở cơ sở mua rẻ được con lợn ngót tạ, cùng cả gạo nếp, đỗ xanh về chia nhau ăn tết. Chiều hai chín tết, tôi đến nhà người chị gái đón mẹ về quê. Chiếc xe đạp Phượng hoàng cà tàng của tôi ghi-đông treo lủng củng những túi đựng đồ. Mẹ ngồi sau ôm trong lòng tay nải đẫy quần áo.
Xe nặng, đường gió bấc to, kẽo kẹt mãi trong dòng xe cộ nườm nượp ngược xuôi về quê ăn tết, phải nghỉ dọc đường đến vài lần lấy sức và cho mẹ đỡ tê chân, hai mẹ con tôi mới vượt được chặng đường non ba chục cây số về đến quê.
Đến nhà, chẳng kể đường xa tuổi cao mệt mỏi, mẹ nhanh nhẹn hoạt bát hẳn lên, bắt tay ngay vào công việc dọn dẹp quét tước. Đúng tâm trạng người được trở về những gì từng thân thuộc gắm bó với mình. Căn nhà bỏ lâu không người chăm chút nên bề bộn quá. Rồi mẹ làm cơm bữa tối cho hai mẹ con, và nữa là sơ chế thịt thà thức ăn mang về. Tôi cũng sà vào giúp mẹ một tay, vừa làm vừa trò chuyện cho vui, dù biết nhiều khi chỉ làm quẩn chân mẹ.
Sáng ba mươi tết, hai mẹ con lại cật lực dọn dẹp, sửa sang bàn thờ, nhà cửa, sân vườn. Ngôi nhà tranh tường đất lợp rạ ba gian hai chái được cha mẹ tôi dựng trên mảnh đất rộng sào rưỡi sang nhượng lại từ hồi đầu cuộc chiến tranh chống xâm lược bằng không quân của Mỹ ra miền Bắc khi gia đình tôi từ Hà Nội về quê định cư, trông bên ngoài có vẻ sập sệ những bên trong đồ đạc vẫn khá sạch sẽ ngăn nắp.
Tôi quét mảnh sân trước nhà dài mảnh như tấm khăn, mà ngày trước cha tôi đã cầy cục mua lại gạch Bát Tràng cổ của một nhà nọ cậy bỏ đi để làm sân theo kiểu mới, mang về lát. Lòng rẩm riu rằng đã có bàn chân của bao thế hệ dẫm lên đó ?
Khi sắp xếp lại bàn thờ, tôi tỷ mẩn dùng tro bếp đánh bóng kỹ đôi chân nến đồng cổ, bình hương có hình lưỡng long chầu nguyệt, bát đựng nước cúng vẽ hình phượng múa và hai chữ Nho nội phủ, rồi bộ ấm tách trà sứ Nhật Bản mỏng tang đến mức ánh sáng có thể xuyên qua và những chiếc đĩa sứ thạch trúc. Đó là những món đồ thờ tự mà cha tôi kỳ công sắm từ ngày trước…
Chiều tất niên, theo đúng tập tục làng quê, làm những thủ tục tống cựu nghênh tân, chắc cũng như nhiều vùng quê Bắc bộ khác, mẹ quét tước mùn rác, là khô từ xó vườn, luỹ tre, đến lối ngõ, tất cả vun thành đống tướng phía bìa hàng rào ngoài cổng, châm lửa đốt.
Lửa đống rấm âm ỉ cháy, khói lên nghi ngút.
Lắng nghe, kìa đây đó những tiếng chổi nhà nhà quét tước, khắp ngõ khắp làng.
Và đống rấm nhân lên những đống rấm. Khói thơm nồng quấn quýt mái nhà, vòm cây, lũy tre như một dải mây trầm mãi không thoát lên cao được, ôm choàng lấy xóm làng.
Người đi mà mắt cay cay, bởi nhiều nhẽ, bị khói xông ư, không, hơn thế là cảm xúc chờ đón thời khắc giáp ranh năm cũ năm mới cùng vạn vật thiên nhiên… Với người quanh năm ngày tháng ở quê đã thế, thì với người đi xa hiếm có khi ăn tết quê như tôi lại càng chứa chan xúc cảm.
Tôi tha thẩn, hết ra ngõ ngó nghiêng khói đống rấm và chào đáp lễ lời hỏi thăm của bà con họ hàng , lại quay vào bếp xem mẹ tôi nấu cỗ , rồi lên nhà châm tuần hương mới trên bàn thờ tổ tiên, tư lự chiêu đôi ba ngụp trà…
Như đã thành nếp, chiều ba mươi, trong những món cỗ, bao giờ mẹ tôi cũng làm món bún chả. Mùi vị quyến rũ của chả nướng quện với mùi khói bếp, khói lửa đống rấm, mùi hương trầm tạo nên một hương vị đầm ấm khôn cùng.
Trách chi khách giang hồ tha hương, vào giờ phút ấy vẫn lang thang trên nẻo đường phiêu bạt, chưa được sum vầy cùng người thân, sao khỏi nao lòng ?!…
Chiều muộn, mẹ tôi có ý ngóng chị gái tôi lấy chồng xã bên về gửi tết. Chưa kịp nhắc thì đã thấy vợ chồng chị tôi và lúc nhúc mấy đứa cháu lên tiếng ngoài cổng. Vợ chồng chị mang biếu mẹ cặp bánh chưng và nửa cân giò nạc. Mẹ giục tôi sắp cỗ cúng sớm để vợ chồng chị tôi cùng ăn cơm tất niên và còn phải về kịp cúng tất niên bên nhà chồng.
Đông người ăn, con cháu tuy chưa thật đầy đủ song mẹ tôi vui lắm. Mẹ chỉ ăn qua quýt, luôn miệng nói ,chuyện nọ dọ chuyện kia, chưa xong người này đã nhoằng sang người khác, và cũng luôn tay gắp thức ăn bỏ vào bát mọi người, nhìn con cháu ăn làm vui.
Lúc anh chị tôi về rồi, mẹ thắp tuần hương mới trên bàn thờ, khấn các cụ và khấn mà như nói chuyện với cha tôi, đại ý muốn báo với ông rằng hãy yên tâm ở bên kia thế giới vì mẹ đã nuôi chị em chúng tôi nên người đúng như lời hứa với cha tôi lúc ông rời xa mãi mãi. Mẹ còn hẹn với cha tôi hãy gắng đợi bà dăm năm nữa, bởi bà con muốn lo cho tôi thành gia thất thì mới yên lòng…
Nghe lời mẹ khấn cha, tôi cảm thấy mình bé bỏng lạ, hệt như cậu bé con ngày nào thỉnh thoảng bị cha mẹ rầy mắng, tự đáy lòng thầm nhận bao lỗi lầm mà mình từng mắc phải làm cha mẹ buồn lòng, và cầu xin người tha thứ.
Ngoài vườn, những cây cải sót lên ngồng vào hạt mẩy tự bao giờ đung đưa trong gió lạnh. Bên kia hàng rào, những đống rấm vẫn âm ỉ cháy, toả mùi khói thơm nồng xua bớt đi cái giá rét. Chốc chốc, gió lùa mạnh làm bùng lên ngọn lửa, phát ra những tiếng nổ lách tách vui vui mơ hồ trong gió xuân…/.
post lại vào ngày 31/3/2016.
BUÔNG BỎ...
Nguyên nhân khiến người ta buông bỏ không được là vì không giành được thứ tốt hơn. 
Khi dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao giết mổ. 
Dùng bố thí thay cho đòi hỏi, yêu sách con sẽ buông bỏ được tham lam. Dùng tín ngưỡng thay cho trống rỗng con sẽ buông bỏ được lạnh lẽo cô đơn.
Dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, si mê con sẽ buông bỏ được chấp mê. Dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được vọng niệm. Dùng tùy hỷ, hảo tâm thay cho tật đố, con sẽ buông bỏ được ưu phiền. Dùng nhẫn nhục thay cho oán giận, báo oán con sẽ buông bỏ được sân hận, hận thù.
Dùng từ ái thay cho tham ái, con sẽ buông bỏ được tâm bệnh. Không hiểu được vấn đề bắt đầu khởi lên từ đâu sẽ không minh bạch biết rõ để buông bỏ.
Muốn buông bỏ được gì đó, đầu tiên cần hiểu được là nó bắt đầu khởi lên từ đâu.
Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu được lẽ hoán đổi.


11 SỰ THẬT BUỘC CHÚNG TA PHẢI CHẤP NHẬN


1. Một số quan hệ sẽ hạnh phúc – Một số khác sẽ trở thành bài học
Dù thế nào thì bạn cũng đừng hối tiếc vì biết một người. Mỗi người bạn gặp đều dạy cho bạn một đều gì đó rất quan trọng.
2. Đến lúc khó khăn – Một số người sẽ rời bỏ bạn.
Sẽ có rất nhiều người ở xung quanh bạn lúc thuận lợi, nhưng lúc bạn khó khăn, ai ở lại với bạn, giúp đỡ bạn thì mới thật sự là người bạn tốt của bạn.
3. Một số người chỉ tử tế với bản thân họ
Đó là những người chỉ gọi điện khi họ cần gì đó hoặc chỉ tạt qua chơi khi có lợi cho họ.
4. Một số người nói thì rất hay nhưng hành động thì… còn phải xét lại!
Đặt niềm tin vào họ chỉ phí cuộc đời bạn!
5. Có những người mà bạn ít giao du với họ thì cuộc sống của bạn càng tốt lên.
Đừng trở thành "giờ nghỉ", "thời gian rảnh", hoặc "đôi khi" của ai đó. Nếu họ không thể có mặt vì bạn toàn bộ thời gian, nhất là khi bạn cần họ nhất, thì họ không xứng đáng với thời gian của bạn.
6. Lời lẽ cay nghiệt làm người ta tổn thương hơn cả đau đớn thể xác.
Hãy nếm thử lời nói của mình trước khi tuôn ra. Lời nói làm tổn thương và gây sẹo nhiều hơn bạn nghĩ, vì vậy hãy "nghĩ" trước khi nói. Và nên nhớ, những điều bạn nói về người khác cũng nói lên tất cả về chính bạn.
7. Sai lầm là một tai nạn – Gian lận và dối trá không phải là sai lầm.
Vì đó là những lựa chọn cố tình. Hãy chấm dứt trốn sau từ "sai lầm" và "xin lỗi". Và chấm dứt tha thứ cho những con người như thế.
8. Tự tạo hạnh phúc cho bản thân
Những mảnh vỡ bạn mang theo đó là những mảnh bạn phải tự vá lại cho mình. Hạnh phúc đơn thuần là chuyện xảy ra trong nội tâm con người bạn.
9. Khi mọi người khó chịu với bạn – thường thì tốt nhất là bỏ đi.
Khi có người coi bạn không ra gì, đừng để ý và đừng coi đó là chuyện cá nhân. Chuyện đó không nói lên điều gì về bạn mà nói nhiều về nhân cách của họ. Và cho dù họ làm hay nói gì, đừng bao giờ hạ mình xuống ngang tầm với họ và ăn miếng trả miếng. Bạn chỉ cần biết mình tốt hơn thế và bỏ đi.
10. Mọi người sẽ đối xử với bạn theo cách bạn cho phép họ.
Bạn không thể kiểm soát họ, nhưng bạn có thể kiểm soát điều bạn có thể chịu đựng. Những điều tốt đẹp đến khi bạn tránh xa những người xấu. Làm như thế không có nghĩa là bạn ghét họ, đơn giản có nghĩa là bạn tôn trọng bản thân mình.
11- Lựa chọn cho mình một mối quan hệ.


        lê thẩm dương

29 thg 3, 2016

Thực hư công thức trị ung thư nhanh gấp 10 lần hóa trị


Thứ Ba, ngày 29/03/2016 19:00 PM (GMT+7)
Sự kiện: Ung thư
Mới đây, mạng xã hội rần rần chia sẻ 1 công thức đơn giản trị căn bệnh ung thư quái ác và nhận được nhiều chia sẻ từ cộng đồng mạng.
Trang Tin tuc 24H chia sẻ những bí quyết giữ SỨC KHỎE hiệu quả bằng những bài thuốc dân gian đơn giản. Diễn biến mới tình hình dịch sốt xuất huyết năm 2015
Được biết, đây là công thức từ nền văn minh Ấn Độ cổ có cách đây hơn 2.000 năm. Công thức này đã được sử dụng ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ qua.
Chuẩn bị:
- 1 muỗng canh dầu ô liu ép nguội (có thể thay thế bằng dầu dừa)
- 1/4 muỗng cà phê hạt tiêu đen xay nhuyễn.
- 1/2 muỗng cà phê bột nghệ.
- 1/2 muỗng cà phê nước ép gừng.
 Thực hư công thức trị ung thư nhanh gấp 10 lần hóa trị - 1
 Thực hư công thức trị ung thư nhanh gấp 10 lần hóa trị - 2
 Thực hư công thức trị ung thư nhanh gấp 10 lần hóa trị - 3
Nhiều người tin những công thức đơn giản này có thể trị căn bệnh ung thư quái ác. Ảnh minh họa.
Thực hiện: Cho tất cả vào trong một ly nhỏ và trộn đều.
Cách dùng:
- Dùng hỗn hợp này như gia vị cho món salad hoặc các món súp hay hầm.
- Có thể cho hỗn hợp vào một cốc sữa chua và thưởng thức.
- Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên rằng tốt nhất nên tiêu thụ trực tiếp và không trộn lẫn với thực phẩm khác để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Liều dùng:
- 1 lần/ngày để phòng ngừa ung thư phát triển.
- 3 đến 4 lần/ ngày để trị bệnh ung thư.
Hiệu quả sử dụng:
- Dùng mỗi ngày sẽ hạn chế nguy cơ bị ung thư ở mức tối thiểu.
- Các chuyên gia y tế khẳng định rằng phương pháp dân gian này có thể chữa trị các khối u gây tử vong.
Giải mã bí mật của công thức này, các thành phần trên cũng được “giải mã” cụ thể:
Họ cho rằng, nghệ có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ nhờ chất chống oxy hóa và chống viêm gọi là Curcumin. Tiêu thụ nghệ thường xuyên sẽ giúp bạn phòng chống bệnh tiểu đường, bệnh tim và các bệnh ung thư ở các cơ quan như buồng trứng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, não và ngực.
Bên cạnh đó, tiêu đen với hoạt chất piperine làm tăng khả năng hấp thu curcumin – một hoạt chất có trong củ nghệ, lên đến 2000% và đồng thời giúp tăng cường tối đa khả năng trao đổi chất của cơ thể.
 Thực hư công thức trị ung thư nhanh gấp 10 lần hóa trị - 4
Được biết, đây là công thức từ nền văn minh Ấn Độ cổ có cách đây hơn 2000 năm. Công thức này đã được sử dụng ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ qua. Ảnh minh họa.
Tiếp đó, gừng cũng là một thành phần mạnh với chất chống oxy hóa, chống ung thư và chống viêm, gừng có khả năng vô hiệu hóa các tác nhân gây ung thư và viêm nhiễm. Chúng ta thường dùng gừng để chữa chứng buồn nôn, giải cảm và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo trong phương pháp giảm cân lành mạnh.
Ngoài việc sử dụng hỗn hợp trị bệnh ung thư ở trên, bạn nên kết hợp với tinh dầu trầm hương hoặc tinh dầu vỏ bưởi để tăng hiệu quả chữa trị. Chỉ với một hai giọt tinh dầu, bạn sẽ có ngay một không gian thơm dịu giúp tinh thần thư thái hoàn toàn sau những giờ phút căng thẳng. Bạn cũng có thể xoa chút tinh lên thái dương, cổ và sống mũi để đánh bay cơn đau đầu ngay lập tức.
Để tìm hiểu rõ thực hư của công thức đơn giản giúp chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác trên, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn nhanh Lương y Vũ Quốc Trung, Phòng chẩn trị y học chùa Cảm Ứng. Vị lương y này khẳng định, chữa ung thư không thể dựa vào chỉ 4,5 nguyên liệu trên mà có thể chữa khỏi dứt điểm được.
Lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ: Ung thư không thể chữa chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản trên. Hơn nữa, công thức này không chỉ ra là để chữa bệnh ung thư gì cụ thể.
 Thực hư công thức trị ung thư nhanh gấp 10 lần hóa trị - 5
Lương y Vũ Quốc Trung, Phòng chẩn trị y học chùa Cảm Ứng.
Vị lương y này cũng khẳng định: “Với bệnh ung thư hiện nay, y học hiện đại cũng chỉ có 3 phương pháp điều trị là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Còn các biện pháp đông y chỉ có vai trò kết hợp hỗ trợ, giảm biến chứng đau đớn cho người bị ung thư”.
Lương y này cũng nói rằng, các bệnh nhân bị ung thư không nên coi đây là phương pháp cứu cánh để điều trị dứt điểm bệnh. Bởi như vậy sẽ bỏ mất cơ hội chữa bệnh cho chính bản thân mình. Ngược lại, bạn nên đi thăm khám sớm và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

lâu lâu đọc Ng Quang Thiều thấy hay nhưng lành lạnh:


CHỈ CÁI CHẾT CHUYỂN ĐỘNG....
Chiều qua về quê viếng một người vừa là bạn cùng làng vừa là người bên gia đình thông gia. Mới mấy tháng trước gặp anh còn cười nói giờ anh đã ra đi vì bệnh ung thư. Tôi có cảm giác đời sống của chúng ta như một ảo ảnh. Mọi chuyện hư thực lẫn lộn.
Trên đường làng gặp một người phụ nữ luống tuổi. Chị hỏi tôi còn nhớ chị không ?. Tôi cười nói với chị sao lại quên được. Trước kia chị là một cô gái xinh đẹp có tiếng trong làng. Rồi chị sang Liên Xô làm ăn buôn bán. Sau này hỏi mới biết suốt mấy chục năm chị lang thang bán bán thuốc lá ở một số chợ Mátxcơva. Tôi hỏi chị có trở lại Nga nữa không thì chị lắc đầu và nói : " Trở lại để mà chết à".
Có những phận người đi đâu cũng không thoát được nỗi khổ. Bây giờ chị trở về làng và sẽ sống cho đến cuối đời.
Cuối chiều ngồi trong khu vườn, tôi lại nhớ đến những người thân yêu trong gia đình đã yên nghỉ ngàn thu. Lòng mang cảm giác mênh mang khó tả về kiếp người. Trong vườn cây nhài tây hoa nở bời bời. Loại hoa này trong một ngày đổi màu hai, ba lần. Tôi có cảm giác chúng ta chỉ là những phù du trong thế giới vô tận này. Chúng ta không làm sao đi ra khỏi dòng chảy khổng lồ của qui luật. Chúng ta thực ra chẳng làm được gì thêm cho thế gian này. Thời gian đưa chúng ta đi trên một lộ trình không thay đổi : sinh ra và chết. Bởi thế, có những lúc gặp bạn bè hỏi : Ông thế nào ? Tôi trả lời : " Gần hơn phần mộ của mình".
Đúng thế, mỗi chúng ta còn một đoạn đường dài ngắn khác nhau từ hôm nay ( hiện tại) đến phần mộ của mình. Và mỗi ngày thức dậy là chúng ta lại đến gần hơn phần mộ của mình. Quỹ thời gian của chúng ta chẳng bao giờ được cộng thêm mà mỗi ngày lại trừ đi một chút. Không thể nào khác được.
Bài thơ : TRÒ CHƠI CỦA ẢO GIÁC
Không. Bàn tay chúng ta chuyển động. Không. Cái ly chuyển động
Không. Rượu chuyển động. Không. Đôi chân chúng ta chuyển động .Không.
Con tàu chuyển động. Không. Nhà ga chuyển động
Không. Thành phố chuyển động. Không. Con cá bơi
Không. Nước bơi. Không. Dòng sông bơi .Không.
Con chim bay. Không. Cái cây bay. Không. Bầu trời bay
Không. Tất cả không. Chỉ cái chết chuyển động
Và mang theo chúng ta.
( Rút từ tập thơ CÂY ÁNH SÁNG, nxb Hội Nhà văn 2010)
( ảnh dưới : cây nhài tây trong vườn nhà ở làng Chùa)

27 thg 3, 2016


Giêng hai hoa bưởi

Tác giả: Đào Dục Tú, 27/3/2016
.Lững thững ngắm chùm hoa nhỏ sót lại trên cánh chiết nép dưới tán lá xanh non, đâu phải tôi cố tình thi vị hóa mà thực sự  thấy lòng thanh thản. Thanh thản mơ tưởng về những  mùa xuân sau vào cữ tháng giêng hai này  hoa bưởi  nở từng chùm, Để đứng đâu ngồi đâu trong khuôn viên chật chội tám thước  vuông đất   cũng thấy  thoảng một mùi hương thanh tao, góp những thời khắc tâm an cho một người quá nửa  thế kỷ làm cái nghề loay hoạy với giấy bút chữ nghĩa mà nói theo câu đùa như thật của một bạn đồng nghiệp “ cũng chả để làm gì …
—————-
 Sau đôi ba ngày mưa xuân lướt thướt , trời hửng lên, người làng quê ngoại thành thấy hoa bưởi gần như bung nở đồng loạt ở tất cả các các khuôn viên từ nhà quyền quý sang trọng đến bình dân hạ tiện, từ người giầu sang đến kẻ nghèo khó trên một  vùng rộng lớn châu thổ sông Hồng. Tôi không biết còn có một loài hoa nào thôn dã hơn, thân gần gắn bó với người Việt “sinh ra từ làng” hơn là loài hoa bưởi với hương thơm thảo nồng nàn khi cây to hoa nở rộ, với hương thơm thảo thanh thoát khi cây còn nhỏ đứng đơn lẻ côi cút một mình bên bờ ao,góc vườn .
Còn nhớ thời chống Mỹ cứu nước,bài thơ nói về hai người trai gái  cuối phố phải lòng nhau từ  xa,hai gia đình nghèo cửa sổ làm bằng gỗ tạp ,chắc thế, dường như không bao giờ đóng. Mùa hoa bưởi độ giêng hai này nở tưng bừng đưa hương theo gió từ nhà nọ bay sang nhà kia,từ trái tim người con gái trinh trắng  ven đê với người nhà kia  “ngày mai có người ra trận”, ngày mai có người đi xa . Bài thơ khởi hứng từ hoa bưởi cữ giêng hai ấy lại được giai điệu dặt dìu lâng mạn của ca khúc tung cánh sóng phát thanh lên trời, góp phần  làm nên tên tuổi nhà thơ Hà Nội Phan Thị Thanh Nhàn . . .
Mà thời đó đâu chỉ có đôi trai gái trong thơ của bà Phan Thị Thanh Nhàn mang hương bưởi trong tim, trong ký ức !. Biết bao nhiêu chàng trai cô gái  “ những năm đất nước có chung khuôn mặt “, có chung nụ cười  người ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” chia lửa với chiến trường miền nam mang tâm cảm thi vị trữ tình thơm hương hoa bưởi . Hương hoa bưởi không xa lạ với người Việt mà còn có gì đó gắn bó,quen thuộc  vào hàng nhất nhì với những ai sinh ra  ở một làng quê nào đó có “rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì “ ( Du Tử Lê ) quen thuộc.
Tôi quen với hương bưởi thơm thoảng theo gió đông đem mưa xuân về ở một làng quê kinh bắc cũ đất chật người đông,khuôn viên nhà nhà đều đều xê xích nhau không đáng kể chừng trên dưới mươi thước bắc bộ nghĩa là trên dưới trăm mét vuông. Nên khi đừng giữa một khu vườn ba sào trồng hàng trăm gốc bưởi, hàng vạn mét vuông toàn bưởi là bưởi giống không  cao vống con sào mà chỉ nhỉnh hơn đầu người một chút hoa đang nở rộ vây quanh người “khách xa gặp lúc mùa xuân chin” như khu vườn nhà ông Hoàng Trọng Văn trên đất cổ Loa Thành,thì với tôi quả là. . . hỉ sự  quá hi hữu .
Sự tích ,có thể nói như vậy  về ba sào đất thuộc diện đất hương hỏa của họ Hoàng xóm Nhồi- một tên xóm dân dã khiến người ta liên tưởng đến con ốc Nhồi dưới ao đầm, ruộng trũng đồng chiêm, cũng đáng ghi nhận lắm. Đất hương hỏa của họ,gia đình dòng trưởng họ cha truyền con nối có trách nhiệm cao quý là sản xuất ra lộc thực  trên thửa ruộng đó,khuôn viên đó, để lấy kinh phí tu bổ nhà thờ họ,hương khói tổ tiên quanh năm,lo lắng rằm ba tết bẩy theo mỹ tục của làng Việt ngày xưa. Nghe kể rằng ngày chính sách hợp tác hóa nông nghiệp đang được triển khai rầm rộ đầu thập kỷ sáu mươi thế kỷ trước dưới luật đề tự nguyện , ông nội của nguyên thầy giáo  Hoàng Trọng Văn dứt khoát không. . . tự nguyện hiến ruộng vào hợp tác. Cái lý của cụ đưa ra với chính quyền thời đó là “ tôi không dám nhờ hợp tác nuôi ông cháu tôi,ông cháu tôi xin cứ là cấy hái trồng trọt trên thửa ruộng hương hỏa họ Hoàng này để nuôi nhau”.
Tính người Cổ Loa thẳng thắn , cả quyết , đôi khi cực đoan trong ứng xử với đời với người với việc ,đã nói là quyết giữ lời.Ông Văn kể : sau ngày đất nước thống nhất, tôi đang dạy học ,lại được tổ chức thử thách để kết nạp vào Đảng tạo nguồn đề bạt hiệu trưởng cấp phổ thông cơ sở của xã , xã  ngày ấy quyết. . . xóa sổ một nhà là nhà tôi không đưa ba sào  ruộng vào hợp tác, không thi hành chính sách  tập thể hóa nông nghiệp !. Quyết liệt xử lý đến mức tới vụ làm lúa mùa, xã đột ngột  cho người tát nước,cho hai thợ cầy lực điền vào cày vỡ thửa ruộng này. Ông tôi nhất quyết ra ôm chặt thợ cầy ,không xong,ông tôi còn mang cả gậy gộc ra dọa liều mạng giữ đất. Xã gọi tôi lên làm việc trong khi tôi đang đứng lớp. Xong tiết học ,vừa chân ướt chân ráo bước vào phòng ông phó chủ tịch phụ trách  nội chính, ông ấy đập mũ cối đánh  rầm xuống bàn, mũ văng xuống đất. Tôi chỉ nhẹ nhàng : làm gì mà anh căng thẳng thế,có gì ta bình tĩnh nói chuyện với nhau. Ông cụ tôi với xã chỉ là chưa thông việc lấy ruộng hương hỏa của họ đưa vào tập thể, rồi dần dần gia đình chúng tôi tự  thu xếp việc này  . . .
Lần lữa mãi ,cuối cùng cũng đến thời khoán ruộng,cũng đến thời có nhà báo đồng nghiệp của tôi ở cơ quan tuyên truyền  gọi khoán mười là ông thần khoán !. Nhờ có ông thần khoán ấy mà cả nước vượt qua cửa ải hai mươi mốt triệu  tấn lương thực , góp phần quan trọng bậc nhất đẩy lùi nạn đói âm thầm dai dẳng hàng  thập niên sau ngày đất nước toàn thắng về ta ! Nhờ cái ông thần hiển thành do những đầu óc lãnh đạo gần dân gần đời  không khệnh khạng quan liêu xơ cứng  nghĩ ra, chủ trương chịu trách nhiệm mở đường cho nông dân “làm chui làm nhủi” mà thành, khởi sự khởi đầu  là nhân vật được đúc tượng đồng dựng bia đá giữa đất trời trung du như huyền thoại tên là ông Kim Ngọc trên đất Vĩnh Yên.
Anh giáo rồi ông giáo và bây giờ có người bồng bế con cháu đã trịnh trọng gọi cụ giáo Hoàng Trọng Văn xóm Nhồi Cổ Loa hơn tôi bốn tuổi xem như cùng trang lứa, từ ngày ấy cứ năm này tháng nọ mùa kia trông nom cày xới ba sào đất hương hỏa họ Hoàng. Ông bỏ công cải tạo từ ruộng cấy với trồng mầu thu hoạch chả đâu vào đâu thành vườn bưởi Diễn nổi tiếng,cây đều nhau không cao, tán xòe rộng, cho những mùa quả ngon ngọt nổi tiếng. Ông tặng tôi một cây giống chiết cành đã hạ thổ đủ ngày vẫn con đeo phơ phất cả hoa lần nụ . Đánh vật  mấy tiếng đồng hồ ,tôi  loay hoay cuốc xới đào xúc cải tạo vạt đất vườn cằn cỗi  để có được một “chỗ đứng” phong quang đáng kể cho cây quý ngày xuân .
Mệt bã người !Mới  cảm thấy cái công sức ông bạn già của tôi bỏ ra là to lớn,là bền bỉ kiên nhẫn biết bao trong bấy nhiêu năm trời  dầu dãi mưa nắng mới  có được  thành quả xứng tầm, đáng gọi là “thú điền viên” đệ nhất  đất cổ địa linh. Ba sào vườn,hàng trăm cây bưởi đã cho thu hoạch nhiều năm liền. Ai không biết nơi làng quê này sinh thành huyền thoại tiên xây thành ốc cùng tình yêu, tình vợ chồng thủy chung như nhất của người Việt mang tên Mị Châu con vua An Dương Vương
 Mấy thước vườn tạp quang quẻ hẳn sau khi tôi đã chặt bỏ cây ổi lỗi thời,cây sung tùy hứng mọc, cây xoài đã bị sâu đục thân để trồng cây bưởi lấy về từ đất cổ Loa Thành,từ tình bạn  già quen biết cũng chưa lâu nhưng trân quý nhau theo cách của người ở làng, giản dị ,không đãi bôi hoa hòe hoa sói. Lững thững ngắm chùm hoa nhỏ sót lại trên cánh chiết nép dưới tán lá xanh non, đâu phải tôi cố tình thi vị hóa mà thực sự  thấy lòng thanh thản. Thanh thản mơ tưởng về những  mùa xuân sau vào cữ tháng giêng hai này  hoa bưởi  nở từng chùm, Để đứng đâu ngồi đâu trong khuôn viên chật chội tám thước  vuông đất   cũng thấy  thoảng một mùi hương thanh tao, góp những thời khắc tâm an cho một người quá nửa  thế kỷ làm cái nghề loay hoạy với giấy bút chữ nghĩa mà nói theo câu đùa như thật của một bạn đồng nghiệp “ cũng chả để làm gì “ . . .! . / .
VÀ NGÀY ẤY SÔNG HƯƠNG MƯỜI TÁM TUỔI
Và ngày ấy sông Hương mười tám tuổi
cầu Tràng Tiền ngơ ngẩn đứng trông mưa
hàng liễu mướt xanh bên bờ hư ảo
gió An Hoà dan díu Vĩ Dạ trăng
Mà tóc mãi bồng bềnh mây, Huế thức
lững lờ ơi mắt nhớ thuở tròn trăng
tôi lén nhìn em dịu dàng Lê Lợi
một thuở Mo Ranh tinh nghịch giảng đường
Ngày ấy sông Hương hiền hoà lắm
chỉ nhìn nhau thôi mắt đã thẹn thùng
ngày ấy em trong và mảnh lắm
chỉ DẠ thôi đã đủ nao lòng
Những đêm lang thang đường Lê Lợi
Huế cô đơn bởi chỉ hai người
chiếc hôn non tơ tán dừa Thiên Hữu
vấn vít Phú Cam chuông vọng thuở xanh mùa
Ngày ấy sông Hương mười tám tuổi
bờ cỏ nhoè bao câu hỏi đam mê
khuya thao thức tiếng còi tàu xa Huế
mãi mỏng manh trong suốt tuổi học trò...
Ta trở về nhặt những kỷ niệm xưa
đêm mười tám trong veo như áo trắng
em còn nhớ một mối tình câm lặng
thuở sông Hương chỉ lặng lẽ bồng bềnh...
ngày 7 tháng 7 năm 2001.Văn Công Hùng

26 thg 3, 2016


Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

Lời trăn trối của bác sĩ qua đời vì ung thư

Bác sĩ Richard Teo Keng Siang, 40 tuổi, triệu phú ngành giải phẫu thẩm mỹ ở Singapore, phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi ở đỉnh cao nhất của tiền tài, danh vọng.
Từ nhỏ, bác sĩ Richard Teo luôn đứng đầu trường trong mọi môn học, từ khoa học đến thể thao. Khi vào ngành y, ông chọn giải phẫu thẩm mỹ vì lợi nhuận của nó vượt qua các ngành nghề khác. Ông trở thành một triệu phú chóng vánh.
Tháng 3/2011, bác sĩ Richard Teo được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Ông qua đời cuối năm 2012. Câu chuyện cảm động và những lời chia sẻ của ông trước khi mất vài ngày đã và đang được thanh niên khắp nơi theo dõi, lan truyền trên các trang mạng xã hội, được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Dưới đây là trích đoạn những tâm sự của bác sĩ Richard Teo về tiền tài, danh vọng, hưởng thụ... với sinh viên tại khóa Nha khoa D1 ở Singapore, tháng 11/2011, 8 tháng sau khi bị chẩn đoán ung thư:
"Tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới trung bình. Tôi học được từ mọi người xung quanh và môi trường sống rằng có thành công thì mới hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi luôn ganh đua ngay từ nhỏ.
Không chỉ học ở trường giỏi, tôi cần thành công trong mọi lĩnh vực, từ các hoạt động tập thể đến chạy đua. Tôi cần đoạt được cúp, phải được giải cao nhất. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, phẫu thuật mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi đã vào được và đạt học bổng nghiên cứu của ĐH quốc gia Singapore.
dr-richard-teo1-9851-1404124250.jpg
Bác sĩ Richard Teo tại cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ của mình trước khi biết bị ung thư. Ảnh: Richardteo.com.
Trong khi nghiên cứu, tôi có hai bằng phát minh, một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng tất cả thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có. Sau khi học hoàn tất, tôi thấy theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi quyết định bỏ ngành phẫu thuật mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.
Một người có thể không vui vẻ khi trả 20 USD cho một bác sĩ tổng quát nhưng không ngần ngại trả 10.000 USD để hút mỡ bụng, 15.000 USD sửa ngực… Do vậy, thay vì chữa bệnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp. Công việc làm ăn rất khấm khá. Bệnh nhân đến rất đông. Tôi mướn một, hai, ba rồi bốn bác sĩ. Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú. Nhưng chẳng thể nào là đủ vì tôi trở nên mê muội. Tôi bắt đầu bành trướng sang thị trường Indonesia để làm phẫu thuật cho những người giàu ở đó. Họ phung phí tiền bạc một cách dễ dàng. Làm tiền ở đó quá dễ...
Tôi làm gì với mớ tiền dư thừa? Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao? Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xe hơi. Thỉnh thoảng tôi dự đua xe ở Sepang, Malaysia. Tôi mua một chiếc Ferrari 430. Sau khi có xe, tôi mua nhà, khu nghỉ mát. Tôi nghĩ phải hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng và bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng Internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.
Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp. Đó là tôi của một năm trước đây. Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bị đau lưng. Tôi nghĩ chắc tại mình hay vận động mạnh. Tôi đến Bệnh viện đa khoa Singapore và nhờ bạn học chụp cộng hưởng từ để xem có phải bị trật đốt sống hay không. Rồi tôi thực hiện PET scans và được phát hiện đang ở giai đoạn 4 của ung thư phổi.Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3-4 tháng tối đa. Tôi chán nản, tuyệt vọng.
Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có - sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa - tất cả những thứ tôi nghĩ mang hạnh phúc - khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari ngủ. Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua. 
Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác. Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII. Tôi có một người bạn khá lạ lùng tên là Jennifer. Khi chúng tôi đi bộ, nếu thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ. Tôi thắc mắc tại sao phải làm thế, sao phải bẩn tay chỉ vì một con ốc sên? Sự thật là cô ta đã cảm được rằng con ốc có thể bị đạp nát chết nếu nằm đó. Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tự nhiên thôi. Đối ngược nhau quá, phải không?
Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm nhưng tôi không có. Là một bác sĩ trực trong bệnh viện chuyên trị ung thư NUH (National University Hospital), tôi từng chứng kiến bao nhiêu người chết. Tôi đã thấy họ đau đớn và chịu sự tàn phá của cơ thể vì cơn đau. Tôi cũng đã chứng kiến bệnh nhân nhấn nút morphine tiêm vào máu từng giờ từng phút vì không chịu nổi sự đau đớn dày vò. Nhiều bệnh nhân phải dùng oxygene để thở hơi thở cuối cùng. Nhưng đó là công việc. Khi xong việc tôi chỉ muốn chạy ngay về nhà vì nghĩ là đã hoàn tất công việc hằng ngày.
Tôi thực sự không hiểu họ đau đớn như thế nào cho đến khi tôi là bệnh nhân. Nếu được làm lại từ đầu với cương vị một bác sĩ, tôi sẽ đổi khác. Vì tôi đã trải qua cơn đau đớn mà bệnh nhân vấp phải nên tôi rất hiểu họ chịu đựng sự dày vò của đau đớn như thế nào.
Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.
Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư. Các em sẽ thành giàu có. Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng được. Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có. Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.
Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Tôi trở nên mê muội đến nỗi chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa. Bệnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.
Nhiều khi chúng ta quên mất mình cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai ngoài chính mình. Điều đó đã xảy ra với tôi. Trong khi khám bệnh, đôi khi chúng ta khuyên bệnh nhân chữa trị bệnh không hẳn có, không rõ rệt và ngay cả khi không cần thiết.
Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi. Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền.
Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, hạ thấp họ xuống để nâng mình lên. Điều đó đang xảy ra trong ngành y và ở mọi nơi. Tôi thử thách các em không để đánh mất lương tâm mình. Tôi trả giá đắt cho bài học này. Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.
Thứ hai là đa số chúng ta khi bắt đầu công việc đều chưa có "cảm giác" đối với bệnh nhân. Cho dù trong bệnh viện hay nhà thương tư cũng có vô số bệnh nhân để chữa trị. Tôi chỉ muốn bệnh nhân rời phòng làm việc của tôi càng sớm càng tốt. Đó là sự thật và trở thành một công việc bình thường hằng ngày.
Tôi đã thực sự hiểu bệnh nhân nghĩ về mình thế nào chăng? Thực ra là không. Nỗi lo sợ và lo âu của bệnh nhân và những thứ khác mà họ đã trải qua. Thực ra tôi cũng không biết đến khi tôi lâm trọng bệnh và đó là một sai lầm to nhất của hệ thống y khoa tân tiến. Chúng ta được huấn luyện để trở thành những chuyên gia y cũng như nha khoa nhưng chúng ta lại không hiểu bệnh nhân cảm nhận chúng ta như thế nào.
Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không? Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây. Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bệnh nhân.
Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em. Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng. Hóa trị là thứ các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa. Cảm giác khủng khiếp. Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bệnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi.
Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết. Tôi thử thách các em, ngoài bệnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất... Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.
Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, hãy với tay đến những người cần sự giúp đỡ. Bất cứ việc gì các em làm đều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ. Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình. Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.
Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vậy. Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác. Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe qua thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.
Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì. Điều này đã xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình. Sự thật không như tôi đã tưởng.
Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt. Đừng giống như tôi. Tôi không còn cách nào khác và đã phải trả giá đắt cho bài học...".
Vương Linh (Theo Bacsinoitru.vn, heavenaddress.com), tháng 6/2014

26/3/2016

                                            Ảnh từ internet, của tác giả KiraUsagi

Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài.

Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát?

Thật khác biệt với những gì lịch sử ghi chép về một đất nước mà Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để không phải mở đại sát giới, phát lương thực cho kẻ quy hàng hồi hương. Bạn có nghĩ giống tôi không, rằng dân tộc mình không như những gì đang thấy, mà đang vào giai đoạn bị bỏ độc vào tư duy, trở nên biến dị lạ thường.

Trong một lần được chất vấn về thế nào là sức mạnh, Đức Phật đã trả lời rằng “hiền lương mạnh nhất”. Bởi hiền lương không tạo ra kẻ thù, và cũng không thể có kẻ thù. Hiền lương sống và tồn tại với thế gian trong tâm thế hợp nhất, không gì có thể đổi dời được. Dân tộc Việt Nam trãi qua hàng ngàn năm luôn chiến thắng mọi sức mạnh bên ngoài bởi không cí ham muốn dùng sức mạnh nào để cướp đoạt hay thống trị. Mà chính sự hiền lương của một dân tộc biết nhớ thương mái đình, ngôi làng, con trâu, mảnh lưới… của mình khiến họ cuỡng lại được mọi loại cường quyền. Người Việt hôm nay rất mạnh và khác biệt. Người Việt thích khoe sức mạnh, thích giới thiệu đẳng cấp và vượt lên hào nhoáng trên đám đông. Người Việt đang trong một quá trình lọc máu tim mình, học đòi theo những hình mẫu khác và đânh mất dần sức mạnh thật sự của mình là sự hiền lương.

Vì sao đánh mất sự hiền lương? Cuộc sống hôm nay quá đỗi eo sèo, đang hối thúc những con người chân chất nhất phải nhìn lại mình, rằng mình có đang rất ngu ngốc không giữa cuộc đời đang ngày càng ích kỷ và vô tâm này. Vài năm trước, người ta đọc tin một đôi vợ chồng trẻ ở Bắc Kinh bán đứa con nhỏ để mua iphone đời mới. Ít lâu sau ở Việt Nam đã có người giết ông bà của mình để lấy tiền chơi game. Ở Thượng Hải từng có video đường phố, ghi lại cảnh đứa con khỏe mạnh đánh đập cha mẹ già giữa đường vì tức giận phải mang vác chữ hiếu trong khi muốn tận hưởng đời riêng. Không lâu sau, Việt Nam cũng nổi lên những câu chuyện tương tự, làm nát lòng những người tử tế trên đất nước mình, với câu hỏi vì sao?

Hãy nhớ lại cách đây không lâu, người Trung Quốc từng tố cáo các loại thực phẩm độc hại, quảng bá các công ty, cá nhân ở Trung Quốc đang không màng đến sống chết của người khác, miễn là được tư lợi. Thật nhanh chóng, làn sóng này ập đến Việt Nam, quy mô hơn và ác hiểm hơn. Việt Nam và Trung Quốc như trong trong câu chuyện thế giới song song của Nobieta và Doraemon. Soi vào nhau, chúng ta đang thấy mọi thứ hiện ra của đường trượt dài vào cái chết. Hãy tự hỏi mình là vì sao chỉ có Việt Nam và Trung Quốc, chứ không có nơi nào khác sát đường biên như Thái Lan, Lào, Campuchia hay thậm chí là Mông Cổ, Tây Tạng?

Người dân của đất nước Trung Hoa vĩ đại đang coi cuộc sống của mình trên quê hương như những dự án ngắn hạn và tạm thời. Khi cảm thấy thu thập đủ họ sẽ ra đi và để lại phần khốn khó nhất cho tất cả những người ở lại, mà họ đã tàn hại và bóc lột được. Họ không còn niềm tin trên quê hương mình ngoại trừ những kẻ đang vẫn còn được quyền lợi hay những kẻ đang còn tận dụng những âm mưu để nạo vét đất nước mình. Khi ôm đủ những đồng tiền đầy máu và rũ bỏ sự hiền lương, họ sẽ rời khỏi đất nước không nuối tiếc. Người Việt cũng đang có những khuynh hướng không khác gì. Những dự án ngắn hạn như vậy cũng đang hoành hành trên đất nước này. Có thể nhiều người sẽ không có một cơ hội để ra đi nhưng ít ra, họ tự an ủi rằng họ có thể sống sót ở một thế giới mà họ còn quá ít niềm tin.

Chắc sẽ có người nói rằng, dẫu sao thì người Việt cũng ác, nhưng cái ác không tự sinh ra. Cái ác là một tập tính, tiếng vỗ tay và lời hò reo hiểm độc từ các hàng ghế của bọn quan lại trong đấu trường Colesseum. Cái ác của chúng ta và người bạn Trung Quốc, lúc này, cũng hết sức cá biệt trên thế giới.

Tháng 9/2015, có một tai nạn kinh hoàng diễn ra ở thung lũng Mina, gần thánh địa Mecca, Saudi Arabia. Một vụ ùn tắc nhỏ trong đám đông hàng chục ngàn người hành hương đã dẫn đến sự hỗn loạn, biến thành thảm kịch giẫm đạp lên nhau để thoát ra ngoài, gây nên 2000 người chết và bị thương. Đám đông hiền lành và đầy đức tin đó, trong tích tắc đầy hoảng sợ và không  còn lối thoát đã trở thành những kẻ đạp lên đồng loại của mình một cách không thương tiếc, tìm cách sống sót, bất chấp mình có thể phải giết một ai đó.

Cái ác của người Việt trong cuộc sống, được nói tới lúc này, cũng như những kẻ hành hương mang trái tim hiền lương đi về phía trước, nhưng rồi bất ngờ phải tàn bạo để có thể sống sót.

Đức Phật nói con người hiền lương là con người mạnh mẽ nhất. Chúng ta đang bị đầu độc tư duy để làm suy nhược sự hiền lương của dân tộc này, đất nước này. Sự hiền lương vốn được chứng nhiệm ở đất nước Miến Điện, nơi chính quyền phải buông súng để nhường chỗ cho những cánh hoa sứ cài trên tóc. Sự hiền lương khiến họ cũng đủ niềm tin để gọi tên Trung Quốc là kẻ ác, và từ chối đánh mất mình

Tuấn Khanh

(Tuấn Khanh Blog)