30 thg 6, 2016

THỨ NĂM, NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2016

Những điều cần biết về học thuyết âm dương ngũ hành

 * TRẦN THỊ HUYỀN 
Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này.
Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính vì thế, sự tìm hiểu học thuyết âm dương ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông.
Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược... Hai thế lực âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách "Quốc ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất".
Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm âm dương. Ông nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”, ông không những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó là âm dương.
Học thuyết âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong "Kinh Dịch". Tương truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt (--) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Hai vạch (-), (--) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lý của vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi âm dương, không vật gì không được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho nhau. Các học giả từ thời thượng cổ đã nhận thấy những quy luật vận động của tự nhiên bằng trực quan, cảm tính của mình và ký thác những nhận thức vào hai vạch (--) (-) và tạo nên sức sống cho hai vạch đó. Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng, do sự giao cảm của âm dương mà ra, đồng thời coi âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi mô đến vĩ mô, từ một sự vật cụ thể đến toàn thể vũ trụ.
Theo lý thuyết trong "Kinh Dịch" thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: "Dịch có thái cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ". Như vậy, tác giả của “Kinh Dịch" đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động. Trong thái cực, thiếu dương vận động đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy sinh thiếu dương. Cứ như thế, âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến hóa không bao giờ ngừng nghỉ. Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của mình là "Kinh Dịch”. Ở "Kinh Dịch", âm dương được quan nệm là những mặt, những hiện tượng đối lập. Như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông - tây, trong xã hội: quân tử - tiểu nhân, chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã bước đầu phát hiện được những mặt đối lập tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào cũng có một thái cực, thái cực là ầm dương). Nhìn chung, toàn bộ “Kinh dịch” đều lấy âm dương làm nền tảng cho học thuyết của mình.
Vấn đề âm dương trong trời đất, trong vạn vật liên quan tới sự sống con người được bàn nhiều nhất trong nội dung trao đổi y học, y thuật giữa Hoàng đế và Kỳ Bá qua tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Tác phẩm này lấy âm dương để xem xét nguồn gốc của các tật bệnh. "Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thần minh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho nên tích luỹ dương làm trời, tích lũy âm làm đất, âm tĩnh đương động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương hóa khí, âm tàng hình".
Tác phẩm này còn bàn đến tính phổ biến của khái niệm âm dương. Theo tác phẩm thì trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Âm dương là khái niệm phổ biến của trời đất. Mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều có thể lấy âm dương làm đại biểu. Thông qua quy luật biến đổi âm dương trong tự nhiên mà cố thể suy diễn, phân tích luật âm dương trong cơ thể con người.
Từ những quan niệm trên về âm dương, người xưa đã khái quát thành quy luật để khẳng định tính phổ biến của học thuyết này: Trước hết, âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện. Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), "cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải".
Âm dương còn đối lập nhau cả ở phương vị nữa. Theo "Nội kinh", khí dương lấy phíaNam làm phương vị, lấy phía Bắc làm nơi tàng thế. Khí âm lấy phía Bắc làm phương vị, lấy phía Nam làm nơi tiềm phục. Nếu suy rộng hơn nữa thì phàm những thuộc tính tương đổi như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa với đen tối, đông - tây, trong xã hội : quân tử - tiểu nhân, hưng phấn với ức chế, vô hình với hữu hình... chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự không một cái gì không phải là quan hệ đối nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã lập của âm dương. Do đó, âm dương tuy là bước đầu phát hiện được những mặt đối lập khái niệm trừu tượng nhưng nó có sẵn cơ sở tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật chất, nó có thể bao quát và phổ cập tất cả vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: các thuộc tính đối lập của mọi sự vật, âm "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào dương tuỳ đối lập, mâu thuẫn nhau, song cũng có một thái cực, thái cực là âm dương), không tách biệt nhau mà xâm nhập vào nhau, không phải là tuyệt đối mà là tương đối, không phải là đại biểu cố định cho một số sự vật nào đó mà là đại biểu cho sự chuyển biến, đối lập của tất cả các sự vật. Song âm dương không phải là hai mặt tách rời nhau và chỉ có đấu tranh với nhau mà còn thống nhất với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại, "âm là cái dương vẫn tìm, mềm là cái dương vẫn lấn".
Trong vũ trụ, cái gì cũng thế, "cô dương thì bất sinh, cô âm thì bất trường". Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được. Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt", âm dương phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Ngay cả cái gọi là âm dương cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có dương. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu dương rồi, khi âm phát triển đến thái âm thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi. Sở dĩ gọi là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó phần dương lấn phần âm. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Sách Lão Tử viết: "phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”.
Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vãn động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương.
Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan.
Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bàn thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm hoàn bị.
Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinh thư" ở chương "Hồng phạm" qua lời "Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu". Trong Cửu trù "Hồng Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng những tên của năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo tính chất của các loại vật chất đó, năm loại vật chất này không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đứng về mặt thiên thời, "Hồng phạm" cho rằng có cái gọi là ngữ "kỷ" (một là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số). Về hiện tượng xã hội và hiện tượng tinh thần của con người, "Hồng phạm" đề xuất "ngũ sự" và "ngũ phúc". Ngũ sự như: một là tướng mạo, hai là lời nói, ba là trông, bốn là nghe, năm là suy nghĩ. Ngũ phúc như: một là thọ, hai là phúc, ba là thông minh, bốn là hiếu đức, năm là khảo trung mệnh. Qua đó nhận thấy "Hồng phạm" dùng ngũ hành để liên hệ hiện tượng tự nhiên với hiện tượng xã hội, nhằm thuyết minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có trật tự. Trong tư tưởng đó có chứa đựng nhân tố duy vật, khẳng định ngũ hành là cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vật chất: thủy, hỏa, kim, mộc, thổ. "Hồng phạm" đã ảnh hưởng rất lớn đến triết học của thời đại phong bến sau này. Các nhà duy vật và duy tâm từ những lập trường và giác độ khác nhau mà rút ra từ "Hồng phạm" những tư tưởng phù hợp với mình. Chính "Hồng phạm" và "Kinh dịch" đã tạo nên cái nền của vu trụ luận.
Trong thiên "Thập nhi kỉ" sách “Lã Thị Xuân Thu" phần nói về mối quan hệ giữa ngũ hành với giới tự nhiên có rõ nét hơn. "Nguyệt lệnh" dùng thuộc tính vốn có của năm loại vật chất và tác dụng (tương sinh) lẫn nhau giữa chúng để thuyết minh cho sự biến hóa của thời tiết bốn mùa. Sự thuyết minh này tuy có tính chất khiên cưỡng nhưng là một quan điểm duy vật. Còn về mặt xã hội thì "Nguyệt lệnh" cũng giống như "Hồng phạm", ý đồ chính trị đã được nâng lên đến mức thể chế hành động của ông vua theo ngũ hành. Người ta lấy sự chặt chẽ của trật tự ngũ hành và quan hệ sinh khắc của nó để làm mực thước cai trị xã hội.
Trâu Diễn là một lãnh tụ quan trọng của các nhà ngũ hành thời Chiến quốc. Khi đưa thuyết ngũ hành vào lịch sử ông đã dùng trật tự của ngũ hành để gán ghép cho trật tự của các triều đại vua. Ý tưởng của ông đã thành một nếp khẳng định trong ý thức hệ của giai cấp phong kiến, đến nỗi gây ra cuộc tranh luận về việc chọn tên "hành" cho triều đại nhà Hán (một triều đại mà học thuyết âm dương ngũ hành rất thịnh và được đem ứng dựng vào tất cả các công việc hàng ngày, vào mọi mặt của đời sống xã hội). Lý luận của Trâu Diễn được các danh gia đương thời hấp thụ và quán triệt vào các lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội.
Học thuyết ngũ hành của Đổng Trọng Thư một nho si uyên bác đời Hán có nhiều điểm khác với tư tưởng của Cơ Tử vả Trâu Diễn. Đi sáu vào hình thái của quy luật ngũ hành, Đổng Trọng Thư cho rằng: trật tự của ngũ hành bất đầu từ mộc qua hỏa, thổ, kim thủy. Khi phân tích quy luật sinh khắc của ngũ hành, ông đã dựa hẳn vào sự diễn biến của khí hậu bốn mùa. Theo ông, sở dĩ có sự vận chuyển bốn mùa là do khí âm, dương biến đổi.
Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư. Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành.
Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung Quốc.
Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành được thực hiện qua các quy luật của ngũ hành.
Ngũ hành tương sinh: sinh có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ. Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Đó gọi là ngũ hành tương sinh. Quan hệ tương sinh của ngũ hành là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.
Ngoài quy luật tương sinh còn có quy luật tương khắc. "Khắc" có nghĩa là chế ước, ngăn trở, loại trừ. Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hoả khắc kim, kim khắc mộc.
Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng cổ ngũ hành tương khắc, trong tương khắc cũng ngụ có tương sinh. Đó là quy luật chung về sự vận động, biến hóa của giới tự nhiên. Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng, có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vạt không thể có sự sinh hóa. Vi vậy, tương sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiểu được để duy trì thăng bằng tương đối của hết thảy mọi sự vật.
Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của ngũ hành dưới trạng thái bình thường. Còn nếu giữa ngữ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối mà xảy ra trạng thái trái thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ".
Hai học thuyết âm dương ngũ hành được hết hợp làm một từ rất sớm. Nhân vật nổi tiếng nhất trong việc kết hợp hai học thuyết trên là Trâu Diễn. Ông đã dùng hệ thống lý luận âm dương ngũ hành "tương khắc, tương sinh" để giải thích mọi vật trong trời đất và giữa nhân gian. Trâu Diễn là người đầu tiên vận dụng thuyết âm dương ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội nói chung.
Cuối thời Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa thuyết âm dương và thuyết ngũ hành.
Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp âm dương ngũ hành để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người. Theo ông, giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí. Khi giải đáp về khởi nguồn, kết cấu của vũ trụ, ông đã sáng tạo ra một vị thần có nhân cách đứng trên cả vũ trụ, có ý thức và đạo đức đó là trời. Theo ông, trong vũ trụ con người là sự sáng tạo đặc biệt của trò vượt lên vạn vật, tương hợp với trời, trời có bốn mùa, con người có tứ chi. Từ thuyết "thiên nhân hợp nhất", ông đã dẫn dắt ra mệnh đề "thiên nhân cảm ứng", cho rằng thiên tai là do trời cảnh cáo loài người. Ông còn lợi dụng quan điểm định mệnh trong học thuyết âm dương ngũ hành để nói rằng "dương thiên, âm ác". Tuy Đổng Trọng Thư đưa ra phạm trù "khí", "âm dương", "ngũ hành" để giải thích quy luật biến hóa của thế giới, song ông lại cho rằng những thử khí ấy bi ý chí của thượng đế chi phối. Triết học của ông có màu sắc mục đích luận rõ nét. Bên cạnh đó ông còn nói trời không đổi, đạo cũng không đổi để phủ nhận sự phát triển và biến hóa của thế giới khách quan.
Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học âm dương ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Tác phẩm này đã dùng học thuyết trên để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất: coi con người và hoàn cảnh là một khối thống nhất, con người chẳng qua là cơ năng của trời và đất thu nhỏ lại, con người không thể tách rời giới tụ nhiên mà sinh sống được, con người với giới tự nhiên là tương ứng. Tự nhiên có âm dương ngũ hành thì con người có "thủy hỏa" ngũ tạng. Nội kinh viết: "âm dương là quy luật của trời đất tuy không thấy được nhưng chúng ta có thể hiểu được nó thông qua sự biểu hiện của thủy hỏa khí huyết, trong đó hỏa khí thuộc dương, thủy huyết thuộc âm". Tác phẩm này còn dùng các quy luật âm dương ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các phú tạng trong cơ thể. Tác phẩm đã vãn dụng sự kết hợp giữa học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hãnh để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như các biểu hiện trong cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đây là một quan điểm hoàn chỉnh và là một điển hình của phép biện chứng thô sơ.
Học thuyết âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là âm dương. Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.
Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương và ngũ hành. Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương và ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời.
Âm dương ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Đến thời Chiến quốc, học thuyết âm dương ngũ hành đã phát triển đến một trình độ khá cao và trở thành phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học thuyết âm dương ngũ hành cũng như các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của người Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử đã lùi vào dĩ vãng, lúc đó lực lượng sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do những điều kiện lịch sử đương thời quy định Đặc biệt, sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh nghiệm. Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận cho một số ngành khoa học cụ thể.
TTH /(Tạp chí Triết học)

21 thg 6, 2016

HẠNH PHÚC KHÔNG XA.
Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá
Hãy quay về tìm nó ở trong ta
Chỉ cần tâm thanh thản sẽ nhận ra
Vì hạnh phúc là điều đơn giản nhất
Khi ăn uống biết ngon là hạnh phúc
Khi tai còn nghe rõ những âm thanh
Khi mắt còn thấy rõ áng mây lành
Khi đi đứng nói làm đều tự tại
Biết giúp ích nhân loại điều thiết thực
Biết sẻ chia vật chất lẫn tinh thần
Biết cảm thông mọi rắc rối thế nhân
Biết trang trải bằng tình thương chân thật
Người hạnh phúc nhất là người trầm tĩnh
Trái tim người thật sự vị nhân sinh
Mọi việc làm có chánh niệm phân minh
Sự an tịnh tâm hồn luôn có mặt
sưu tầm; Binh Tran
Nguồn : SỐNG CHẬM
Tác giả: Tường Vân


đếCÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG.
Hươu cao cổ
Mỗi lần một chú hươu con ra đời đều là một bài học. Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi.
Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non
Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi chúng phải tự đúng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không sẽ bị trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.
Con người chúng ta cũng vậy, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.
Đừng bao giờ để thất bại quật ngã mà hãy để nó trở thành "thầy" của chúng ta. Đây chính là bí quyết để thành công. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. "Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ" - Thomas Edison.

14 thg 6, 2016


Nghiên cứu cho thấy, việc dành thời gian cho bản thân mình sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn thay vì cứ ôm việc và cố kiếm tiền.

Khoa học chứng minh, muốn hạnh phúc thì đừng cố kiếm tiền - Ảnh 2.

Có một sự thật rằng, chúng ta cần "tiền" để duy trì cuộc sống, nhưng anh bạn này cũng là nguyên nhân đẩy ta đến với stress nhiều hơn, hay nói đơn giản là "đau đầu vì tiền".

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những người coi trọng thời gian hơn tiền bạc sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Pennsylvania và Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã yêu cầu hơn 4.400 người trả lời 1 câu hỏi đơn giản - Bạn thấy điều gì khiến bạn hạnh phúc hơn: thời gian hay tiền bạc?

Những người tham gia câu hỏi sẽ được đánh giá mức độ hạnh phúc. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, 64% số người được hỏi muốn có nhiều tiền hơn, nhưng những người đặt thời gian lên vị trí ưu tiên hàng đầu có xu hướng hạnh phúc hơn cả.

Nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng: "Điều quan trọng là con người đặt giá trị nào lên trên. Có người coi trọng thời gian của mình hơn là việc kiếm nhiều tiền, người khác lại cho ưu tiên dành thời gian cho bản thân sẽ giúp ta hạnh phúc hơn. Có nhiều thời gian rảnh hơn sẽ giúp ta cảm thấy hạnh phúc."

Bằng cách kiểm soát thống kê, các chuyên gia nhận thấy, việc chọn thời gian hơn cố lao đầu vào kiếm tiền có ảnh hưởng tích cực đến sự hạnh phúc. Điều này cho thấy rằng, con người có thể bất chấp sự khác biệt về thu nhập nhưng vẫn sẽ hạnh phúc hơn khi họ coi trọng thời gian hơn tiền bạc.

Ở một nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu chỉ ra, việc quý trọng từng khoảnh khắc để hưởng thụ sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn là việc đếm tiền.

Không phải kiếm thêm được chút tiền không thể khiến chúng ta hạnh phúc bởi 1 nghiên cứu chỉ ra, tiền có thể mang lại hạnh phúc. Nhưng bạn liệu còn cảm thấy hạnh phúc nữa không khi việc tăng lương không phải thường xuyên và nó khiến bạn đánh đổi quá nhiều thời gian?

Vì vậy, nếu có thể hãy cho phép bản thân mình được hưởng thụ khi bạn có thể.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Tâm lý xã hội và khoa học nhân cách.

Nguồn: Sciencealert

13 thg 6, 2016

7 gợi ý để sống giàu có mà không cần nhiều tiền

Bạn đã từng nuối tiếc khi không đủ tiền mua những thứ mình thích? Nhiều người từng trở nên trầm cảm vì tình hình tài chính của mình.
Tuy nhiên, tiền bạc không phải là tất cả. Tiền bạc có thể mua những thứ làm cho bạn vui, nhưng hạnh phúc từ bên trong là thứ mà tiền bạc không thể mua được.
Tôi có nhiều người bạn có rất ít tiền để tiêu pha, nhưng họ vẫn sống một cuộc sống giàu có. Lối sống, sự hài lòng, sự chấp nhận bản thân là những thứ làm họ giàu có.
Dưới đây là một số cách để sống một cuộc sống giàu có mà không cần nhiều tiền.
người giàu có, người hạnh phúc, sống hạnh phúc, sống giàu có

1. Học cách chấp nhận bản thân
Có thể rất khó để đả thông tư tưởng rằng tiền bạc không nên là ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể trở nên giàu có trong chốc lát, sau đó mất tất cả vào ngày hôm sau. Bạn cần phải thay thế những ham muốn cá nhân của mình bằng việc chấp nhận và học cách sống vui vẻ với những gì mình đang có.
Hãy tìm kiếm sự bình an trong tâm và học cách kiểm soát trong cuộc sống. Nếu bạn thấy bản thân bị ám ảnh về những thứ bạn muốn nhưng không có, hãy lấy một tờ giấy, viết ra rằng bạn vẫn ổn khi không có nó.
2. Hãy sáng tạo
Bạn cần phải sáng tạo trong việc quản lý tài chính cá nhân và duy trì trạng thái vui vẻ ngay cả khi bạn không có nhiều tiền bạc. Nếu bạn giàu, bạn mua sắm. Nếu bạn không giàu, hãy sáng tạo. Đúng thế, không có nhiều tiền có thể giúp bạn sáng tạo.
Hãy học cách tìm kiếm niềm vui trong những thứ nhỏ bé. Hãy vẽ một bức tranh, chụp một bức ảnh, phát minh ra một thứ gì đó giúp bạn bình an. Hạnh phúc là ở bên trong bạn.
3. Hãy sống thật
Để sống một cuộc sống giàu có, bạn cần phải thành thật với bản thân . Khi bạn tìm thấy sự bình an trong tâm hồn và làm những thứ mà bạn yêu thích, bạn sẽ phản ánh con người nội tại của mình. Không có thứ tài sản nào lớn hơn việc hiểu rằng những thứ bạn làm có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.
Bất kể tình trạng tài chính của bạn như thế nào, hãy cố gắng tin tưởng vào bản thân để có thể duy trì sự vui vẻ, tận hưởng những điều nhỏ bé và giữ cho bản thân luôn có động lực.
4. Hãy làm những việc bạn yêu thích
Kiếm được một đống tiền là thứ mà hầu hết mọi người gọi đó là giàu có. Tuy nhiên, nếu người đó không hạnh phúc với công việc của mình, họ có thể coi mình là người nghèo nàn nhất thế giới này.
Tài sản ròng của Floyd Mayweather sẽ không phải là 700 triệu USD nếu ông không phải là một võ sĩ quyền Anh. Bill Gates cũng sẽ không là người giàu nhất thế giới nếu không có Microsoft. Những người theo đuổi thứ mà họ yêu thích luôn luôn phát triển hơn những người làm việc do bắt buộc. Bạn càng làm nhiều việc mà bạn yêu thích, bạn càng kiếm được nhiều tiền. Thậm chí nếu không kiếm được nhiều tiền thì bạn cũng vẫn sẽ hạnh phúc khi bản thân mình trở nên vui vẻ.
người giàu có, người hạnh phúc, sống hạnh phúc, sống giàu có

5. Hãy khiêm nhường
Khiêm nhường được Khổng Tử coi là một trong những đức tính vĩ đại nhất. Khi bạn khiêm tốn, bạn phát triển khả năng hiểu được môi trường của mình và làm việc phù hợp.
Ví dụ, hãy nhìn vào Đức Phật và Gandhi và so sánh cách sống của họ. Họ khiêm nhường và nhận ra giá trị của cuộc sống. Họ luôn luôn mạnh mẽ trong tư tưởng. Đức Phật không màng tới vật chất để sống cuộc đời chay tịnh và ông tìm kiếm sự giàu có trong chính bản thân mình. Gandhi sinh ra trong một gia đình nghèo khó, và bất chấp là lãnh đạo một trong những cuộc cách mạnh lớn nhất thế giới, ông vẫn luôn khiêm nhường.
Hãy cố gắng nhẹ nhàng và mỉm cười để làm những người khác cũng mỉm cười. Nếu bạn thành công trong việc làm người khác hạnh phúc, bạn sẽ thực sự giàu có.
6. Hãy hào phóng
Hiến tặng tiền bạc không phải là hành động duy nhất của sự tử tế. Rộng lượng là thứ đến từ bên trong. Khi bạn trao cho ai đó thứ gì đó từ trái tim mình, bạn cảm thấy hạnh phúc và cảm giác này chính là thứ giúp bạn cảm thấy giàu có. Bạn cũng cần nhận ra rằng việc chia sẻ những gì mình có, mà không suy nghĩ tới việc bạn đang có bao nhiêu, chính là một hành động tử tế.
7. Xây dựng mối quan hệ
Tài sản thực sự mà bạn gây dựng và được ghi nhớ là các mối quan hệ. Mọi người cần coi trọng các mối quan hệ hơn bất cứ thứ gì khác. Hãy tìm cách kết nối cảm xúc với gia đình, bạn bè, đối tác và những người mà bạn gặp gỡ thường xuyên.
Tỷ phú Shari Arison từng nói rằng: “Những vấn đề về trái tim rất quan trọng đối với tôi. Tất cả những thứ vật chất này, tất cả tiền bạc và của cải là những thứ mà bạn không thể mang theo xuống mồ. Một ngày bạn có nó. Ngày hôm sau bạn lại mất nó”.
  • Nguyễn Thảo(Theo Life Hack)

10 thg 6, 2016

Năm chữ

Tác giả: Thái Bá Tân (theo FB Hoàng Ngọc).
Sống ở đời không dễ.
Có nhiều lúc chúng ta
Rơi vào cảnh bế tắc
Không thể nào gỡ ra.
Và rồi ta mệt mỏi,
Cáu giận và buồn phiền.
Muốn buông xuôi tất cả.
Thường là thế. Tuy nhiên,
Người xưa đã để lại
Cho ta Năm Chữ Vàng
Để tránh và khắc phục
Tình cảnh ấy dễ dàng.
1 – TĨNH
Tĩnh là biết im lặng.
Đời sôi động buồn lo.
Tĩnh giúp tâm của bạn
Yên ắng như mặt hồ.
Tĩnh là im, ít nói,
Nhất là lúc khó khăn.
Hãy nhớ: Trước khi nói
Nên uốn lưỡi bảy lần.
2 – BÌNH
Bình là sống tự tại,
Không ganh đua với người.
Tùy duyên và tùy sức,
Thuận tự nhiên, đất trời.
Đặc biệt khi tức giận
Hoặc có chuyện bực mình.
Phải kiềm chế cảm xúc,
Để tâm trí quân bình.
3 – NHẪN
Nhẫn là phép nhẫn nhịn,
Biết người và biết ta.
Biết nhún nhường, điềm đạm
Và có lòng vị tha.
Chịu hạ mình một chút,
Không phải do ta hèn.
Nhẫn không phải là nhục,
Mà tự nâng mình lên.
4. NHẸ
Nhẹ là biết xem nhẹ
Danh lợi và tiền tài.
Không so đo được mất,
Không ghen tị với ai.
Cuộc đời là gánh nặng
Luôn đè lên lưng ta.
Đường đời, hành lý ít
Đi càng dễ, càng xa.
5 – TÂM
Tâm vốn là tâm điểm
Của mọi cái ở đời.
Là giá trị lớn nhất
Với chúng ta, con người.
Đã sống, phải biết đặt
Chữ Tâm lên hàng đầu.
Chữ Tâm sẽ hóa giải
Mọi trắc trở, buồn đau.
*
Người xưa đã để lại
Cho ta năm chữ này.
Muốn an bình, hạnh phúc,
Nhớ tâm niệm hàng ngày.

Uống nước cây sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy

Tác giả: Theo Songkhoe.net
.KD: Không rõ thực hư thế nào, nhưng sả cũng là cây thuốc nam, cây gia vị không thể thiếu trong đời sống, nên cứ xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
————–
Tại Do Thái, ruộng rãy trồng sả tươi là thánh địa cho bệnh nhân ung thư (cancer). Uống một lìều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi, chứa đủ chất dầu làm cho tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm.
Các nhà nghiên cứu người Do Thái đã tìm ra đường lối làm cho tế bào cancer tự hủy diệt. Tại trường đại học Ben Gurion, Đầu tiên người ta thấy một nông dân tên là Benny Zabidov, người này đã trồng một loại cỏ trong trang trại Kfar Yedidya của mình thuộc vùng Sharon, ông này không hiểu sao có rất nhiều bệnh nhân cancer, họ đến từ khắp nơi trong nước, tập trung trước cửa nhà Zabidov hỏi xin cây sả tươi. Thì ra các bác sĩ bảo họ đến. Họ được khuyên phải uống mỗi ngày 8 lần cây sả tươi trụng với nước sôi trong những ngày họ đến chữa bằng radiation và chemotherapy.
Tất cả bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu tại trường đại học Ben Gurion thuộc vùng Negev, năm ngoái họ đã khám phá ra dầu thơm trong cây sả đã diệt được tế bào cancer trong ống nghiệm, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường. Dẫn đầu toán nghiên cứu là bác sĩ Rivka Okir và giáo sư Yakov Weinstein, giữ chức vụ của Albert Katz Chair, trong nghiên cứu sự khác biệt của tế bào và những bệnh ác tính.từ các phân khoa vi sinh học và miễn nhiễm tại BGU.
Chất dầu sả là chìa khóa cấu thành đã tạo mùi thơm chanh và mùi vị dược thảo như cây sả (Cymbopogon ctratus), melissa (melissa officinalis) and verbena (Verbena officinalis).
Theo Ofir, sự học hỏi tìm ra chất dầu sả gây cho tế bào cancer tự tử gọi là chương trình gây sự tử vong của tế bào (programmed cell death).
Uống một liều lượng nhỏ 1g cây sả có đủ chất dầu thúc đẩy tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm! Các nhà thanh tra thuộc trường BGU thử lại sự ảnh hưởng của chất dầu sả trên tế bào cancer bằng cách cho thêm tế bào lành, đã được nuôi cấy, vào. Số lượng cho vào bằng với số lượng trà cây sả với 1g đã được ngâm nước sôi. Nhận thấy trong khi chất dầu sả diệt tế bào cancer thì tế bào lành vẫn sống bình thường.
Sự khám phá được đăng trên báo khoa học Planta Medica, được nhấn mạnh về các sự thí nghiệm các phương thuốc chữa trị bằng dược thảo.
Ngay sau đó, sự khám phá đã được đưa lên phổ biến bằng các phương tiện truyền thông công chúng.
Tại sao dầu sả lại tác dụng như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng các khoa học gia trường BGU đã đưa ra một lý thuyết: trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một chương trình di truyền, nó đã gây ra một “chương trình tế bào chết”. Khi có điều gì sai lạc, tế bào phân chia ra mà không kiểm soát được và trở thành tế bào cancer.
Ở tế bào bình thường, khi tế bào khám phá ra hệ thống kiểm soát không điều hành đúng, thí dụ khi nó nhận thấy tế bào chứa đựng những di truyền sai lạc khi phân chia – nó sẽ kích hoạt cho tế bào chết đi, đó là sự giải thích của Weinstein. Sự nghiên cứu này đã cho thấy lợi ích của dược thảo trên về mặt y khoa.
Sự thành công của họ đã đưa tới kết luận về cây sả, có chứa chất dầu, được coi như có khả năng chống lại tế bào cancer, như là họ đã từng nghiên cứu tại trường BGU và đã được phổ biến trên truyền thông, nhiều bác sĩ tại Do Thái đã bắt đầu tin tưởng những nghiên cứu có thể mở rộng hơn nữa, trong khi vẫn khuyến cáo những bệnh nhân, tìm đủ mọi cách để chống lại căn bệnh này, bằng cách dùng cây sả để tiêu diệt tế bào cancer.
Đó là lý do tại sao.trang trại của Zabidov – nơi duy nhất trồng cây sả (lemon grass) tại Do Thái – đã trở nên một thánh địa cho những bệnh nhân này. May mắn thay họ đã tự tìm thấy đôi bàn tay thần diệu. Zabidov đón tiếp những người khách viếng thăm với những ấm trà cây sả và những đĩa bánh ngọt bằng thái độ niềm nở, ông ta nói: ‘ Cha tôi chết vì cancer, chị vợ tôi chết khi còn trẻ cũng vì cancer. Vì vậy tôi hiểu rõ những gì họ đã phải chịu, và tôi có thể không biết gì về thuốc men, nhưng tôi biết lắng nghe. Những bệnh nhân thường nói với tôi về sự điều trị đắt tiền mà họ phải trải qua. Tôi không bao giờ bảo họ ngưng chữa trị, nhưng cũng rất tốt khi họ dùng thêm trà cây sả.
Zabidov biết rõ tiếng gọi của nghề nông đã đến với ông từ thời trai trẻ. Ở tuổi 14, ông đã theo học trường trung học canh nông Kfar Hayarok.Sau khi phục vụ trong quân đội, ông làm việc cùng nhóm lý tưởng chủ nghĩa hướng về phương nam, trong vùng sa mạc Arava một moshav mới (argriculture settlement) gọi là Tsofar.
Ông ta mỉm cười và nói:’ chúng tôi rất thành công. Chúng tôi trồng trái cây và rau. Chúng tôi cũng nuôi nấng những đứa con xinh xắn. Trong một chuyến du lịch sang Âu châu vào giữa thập niên 80, ônng ta bắt đầu thích dược thảo. Do Thái, ở một thời, thường có khuynh hướng là không gì thích hơn các món ăn Đông phương và chỉ có một số thể loại được trồng có tính thương mại như cây cần tây (parsley), cây thì là (dill), cây ngò thơm (coriander).
Đi lang thang trong khu chợ Paris, tìm kiếm một vài loại dược thảo, Zabidov đã thấy được một tiềm lực có thể xuất cảng to lớn nằm trong một góc chợ. Zabidov mang mẫu về nhà, ông ta mỉm cười, nói: đây là sự bất hợp lệ có tính kỹ thuật, để xem chúng có thể lớn lên trong nhà kính vùng sa mạc không. Không bao lâu ông ta có thể trồng các loại như rau húng quế (basil), cây kinh giới (oregano), cây ngải giấm (tarragon), một loại tỏi (chives), cây đan sâm (sage), và bạc hà. Công việc của ông ta là phát triển cơ ngơi vùng sa mạc, ông ta quyết định di chuyển về phía bắc, lập trang trại moshav tại Kfar Yedidya, môt giờ rưỡi lái xe ở phía bắc Tel Avis.
Bây giờ ông ta bán hàng mấy trăm kí lô cây sả mỗi tuần và đã ký kết những hợp đồng phân phối hàng với các tiệm thực phẩm. Zabidov đã chính mình học hỏi về dầu cây sả và giúp khách hàng của ông ta hiểu biết hơn nữa, cũng như mời các chuyên gia y khoa tới trang trại của ông ta, nói chuyện về công dụng của cây sả. Ông ta cũng có trách nhiệm để nói chuyện với khách hàng của mình về cách dùng dược thảo này, Khi tôi nhận thấy có gì xảy ra, tôi cầm phone lên và gọi bác sĩ Weistein ở đại học Ben Gurion, vì những người này hỏi tôi cách tốt nhất để dùng dầu cây sả. Ông ấy nói ngâm sả trong nước sôi và uống 8 ly mỗi ngày.
Zabidov là người có công tìm ra cây sả, không phải đơn giải chỉ cho công việc trong trang trại, mà còn vì ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ông ta. Ngay cả trước khi sự lợi ích của cây sả được biết đến và xử dụng, ông ta và gia đình đã uống trà cây sả hằng năm’bởi vì hương vị thích thú của nó’.