24 thg 10, 2014

Thứ sáu, 24/10/2014 | 10:07 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Cách tính tháng nhuận âm lịch

Muốn tính năm âm lịch có tháng nhuận hay không, ta lấy năm dương lịch chia cho 19,  nếu chia hết hoặc cho các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận. 
...
Ông Phường cho biết, hiện có hai cách tính lịch theo dương lịch và âm lịch, trong đó dương lịch là cách tính theo chu kỳ Trái đấy quay quanh Mặt trời. Đây là loại lịch đang được thế giới chính thức sử dụng. Còn âm lịch tính theo chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái đất, chủ yếu được các nước phương Đông sử dụng.
"Mỗi lịch có ngày và tháng nhuận khác nhau", ông Phường nói. Với dương lịch, chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời là 365+ 1/4 ngày. Nhưng theo quy ước thì mỗi năm chỉ có 365 ngày, nên năm dương lịch sẽ chênh với thời gian thực là 1/4 ngày. Điều này cũng có nghĩa sau 4 năm thì dương lịch sẽ dư một ngày và sẽ có một năm nhuận một ngày. Năm nhuận này theo quy ước rơi vào tháng hai (tức là tháng có 29 ngày). 
Trong khi đó, một năm âm lịch có 354 ngày, và nếu so sánh với dương lịch (365 ngày) thì âm lịch ngắn hơn 11 ngày. "Như vậy cứ ba năm, âm lịch lại ngắn hơn dương lịch 33 ngày, tức là ba năm âm lịch sẽ nhuận một tháng chứ không nhuận một ngày như dương lịch", ông Phường cho biết.
Theo ông Phường, muốn tính năm âm lịch đó có tháng nhuận hay không  chỉ cần làm phép toán đơn giản là, lấy năm dương lịch chia cho 19 nếu chia hết hoặc ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì chắc chắn đúng. "Các nhà nghiên cứu thế giới đã có cách tính lịch rất chính xác từ cách đây hàng triệu năm về trước vì vậy không bao giờ có sự nhầm lẫn", ông Phường nhận định và khuyến cáo mọi người nên sử dụng dương lịch để theo dõi mùa màng và thời tiết. .
lich.jpg
Năm nhuận tương ứng với tháng nhuận đã được các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới tính toán từ trước.

@
YÊU
Anh đã đi cùng một cô gái khác
Xinh hơn tôi và trẻ hơn tôi
Cũng đưa đón, chiều thương, săn sóc
Y như ngày hai đứa chung đôi.
Tôi nghĩ mãi mà không sao hiểu được
Sự thủy chung vô lý của mình
Sao tôi chẳng thể nào yêu nổi
Một chàng trai nào khác ngoài anh!
Anh đã nhổ bọt vào quá khứ
Đã quên rồi muối mặn, gừng cay
Sao tôi vẫn thương về ngày cũ
Vẫn nghĩ rằng anh chẳng thể đổi thay.
Tôi vẫn đợi một ngày anh trở lại
Thở than rằng anh chẳng thể nào quên
Dẫu cô ấy trẻ, xinh và giỏi lắm
"Em thả rồi, vết trói vẫn còn nguyên"...
PHAN THỊ THANH NHÀN

23 thg 10, 2014

Bệnh thoái vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến và rất khó chữa trị. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hơn 40 năm theo nghề y, lương y Nguyễn Vinh Quang (SN 1963, ngụ xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng có thể chữa khỏi căn bệnh trên bằng cây thuốc nam.
Lương y Nguyễn Vinh Quang cho biết bài thuốc chữa bệnh thoái vị đĩa đệm gồm sáu loại thảo dược, trong đó cây chìa vôi giữ vai trò chủ đạo. Theo lời thầy thuốc Quang mô tả, đây là một giống cây thân leo thường mọc gần bờ suối hoặc những nơi ẩm ướt, rất dễ kiếm.
Theo ông, tác dụng chữa bệnh của cây chìa vôi từ xa xưa các tài liệu y học cổ từng nhắc đến, là cây thuốc nam chữa được nhiều bệnh phổ biến như phong thấp, đau xương, thoái hoá cột sống.
Cách thức sử dụng cây chìa vôi làm thuốc như lời ông Quang hướng dẫn khá đơn giản: “Hái cây về rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sao vàng bằng lửa rồi đun lấy nước uống hằng ngày”. Ngoài vị thảo dược “chủ đạo” trên, bài thuốc chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm còn có thêm 5 loại thảo dược phụ khác là cây cỏ xước, dền gai, tầm gửi, cỏ ngươi và lá lốt.
Lương y Quang cho hay mỗi vị thảo dược đều có tác dụng đặc trưng. Tuy nhiên tác dụng chung của chúng là thu phong, giảm đau, điều trị xương khớp từ đó bổ trợ điều trị đĩa đệm bị thoái vị.
Theo ông Quang, cây chìa vôi có tác dụng chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm
“Sau khi phơi khô, mỗi vị dùng khoảng 20 – 30gr trộn đều với nhau đun lấy nước uống trong ngày. Nước thuốc có vị đắng nhẹ và thơm, hễ khát lúc nào cứ uống lúc đó chứ không cần phải băn khoăn liều lượng, bởi thuốc không hề gây ra tác dụng phụ nào. Người bệnh cũng không cần kiêng cữ bất cứ điều gì. Nếu kiên trì uống thuốc đều đặn, sau vài tháng sẽ cho kết quả rõ rệt. Khác với tây y, thuốc nam cho kết quả chậm mà chắc, thậm chí người không bị bệnh uống thuốc hàng ngày sẽ rất có lợi cho sức khoẻ”, lương y Quang chia sẻ kinh nghiệm.
Ngoài cách dùng phơi khô đun lấy nước uống, ông Quang cho biết thêm có thể kết hợp sử dụng lá cây chìa vôi trị bệnh thoái vị đĩa đệm ở dạng tươi như sau: Đem lá cây giã mịn, trộn thêm ít muối sống rồi cho hỗn hợp này vào túi vải, đắp lên vị trí bị đau nhức.
Ông không quên căn dặn tỉ mỉ: “Chú ý sử dụng lá tươi phải rửa thật kĩ, bởi trên bề mặt lá chìa vôi có lớp bột phấn gây ngứa. Muối sống sẽ có tác dụng khử chất ngứa này. Nếu trong quá trình đắp thuốc mà bị ngứa quá, người bệnh chỉ cần giảm lượng hỗn hợp lại là xong. So với sắc nước uống, sử dụng lá tươi cho kết quả nhanh hơn, thường đắp thuốc chỉ vài hôm sẽ giảm đau ngay”.
Bài thuốc từ sáu loại thảo dược phơi khô của ông Quang
Ngoài tác dụng chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm, ông Quang tiết lộ thêm bài thuốc gồm sáu vị thảo dược trên còn có tác dụng trị chứng thấp khớp, đau nhức xương và giúp “ăn ngon ngủ ngon”.
23/10/2014

20 thg 10, 2014

Ngh thut Nhân sinh: Quên

 Tác giả: Giang Nhất Yến


. Gọi là quên, nhưng thực ra là bỏ qua.
Không cần biết/không biết không bằng biết mà bỏ qua.
Hãy biết bỏ qua.
Nat.
—————
Một buổi tối, tôi đi thăm người bạn từng bị vu cáo hãm hại. Lúc ăn cơm, anh nhận được một cú điện thoại, người đó muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh.
Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe. Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói: “Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”.
Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích. Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.
.
Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó một nghệ thuật nhân sinh. Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua, đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường. Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.
Sẵn sàng Quên đi là một cách cân bằng Tâm Lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống. Có một câu nói rất hay rằng: tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình. Bởi lẽ đó, để có được niềm vui và một cuộc sống thanh thản, ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.

Có rất nhiều người thích câu thơ:
Xuân có hoa bách hợp, Thu có trăng.
Hạ có gió mát, đông có tuyết”.
Trong lòng không có việc gì phải phiền lo, ấy mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống một cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp. 
 

 



17 thg 10, 2014

Tuổi già là thời sung sướng nhất

Bieu Nguyen*Paul Van
Chia sẻ bài viết này
Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.
Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc, làm việc dễ dàng.
Khi già tình yêu cũng không còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi.
Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng, khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện giấu giếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui.
Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của ly dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập, không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng. Khỏe trí.
Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước ly dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa.
Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại, để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, ly dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia sẻ như người phối ngẫu cũ.
Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên, đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt. Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào.
Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ. Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần giấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không giấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cọng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.
Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ chồng cũng có khi bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he ly dị, hăm he bỏ nhau. Tuổi nầy các bà cũng thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được.
Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai, khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông.
Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác.
Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn.
Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau, cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau, không gây gổ sao được?
Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.
Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường. Biết đâu là hạnh phúc chân chính. Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác.
Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê, khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.
Lúc nầy, không còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn, không phải chi tiêu nhiều thứ, thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi, cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai, tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.
Mối lo âu về tài chánh cũng nghẹ gánh. Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có. Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi, chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.
Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.
Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người. Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn. Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng nghĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn.
Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc giục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng?
Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ. Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vả lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả.
Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như đi chơi, chứ không phải “đi cày” như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp, chán thì về nhà nghỉ ngơi.
Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng này? Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.
Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống trần gian, có chỉ mặt mà phán : “Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm”. Đó là câu nguyền rũa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó, đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉ là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó…
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời?
Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi…
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi.Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai.
Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về. Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc, khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an.
Này, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là “Ki-Vô-kiên” (Kevokian — THD) phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ, trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao?
Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có phải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi…
Khách gửi hôm Thứ Sáu, 17/10/2014

16 thg 10, 2014

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO" Xin nhớ ba chữ: C.N.G.
Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người.
Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…
NHẬN DIỆN - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.
Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.
XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G.
C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên
Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc.
Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não.
... (Trích Vietjoy.com)
---------------------
Ngày nay, thay vì đối phó và nhận diện thụ động với căn bệnh nguy hiểm này chúng ta hoàn toàn có thể học cách ngăn ngừa và phòng giảm tối đa nó bằng những cách hoàn toàn đơn giản, không những giúp ích cho bản thân mình mà còn cho cả những người thân xung quanh.
+ Thực hiện lối sống tốt lành mạnh :
Người bệnh cần thực hiện liệu pháp thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, yếu tố tạo điều kiện hình thành cục máu đông; đồng thời giúp giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường huyết. Theo đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin và khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo, các thực phẩm giàu calo. Kết hợp với vận động, luyện tập thể dục vừa sức, đều đặn mỗi ngày.
+ Dùng sản phẩm làm từ lá sen
Các nhà khoa học nghiên cứu rằng lá sen từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền với đặc tinh đắng, mùi thơn nhẹ, tính mát, trong lá sen có chứa Alkaloid và Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa lipid màng tế bào, chống xơ vữa động mạch, giúp giảm lượng lipid trong máu, giảm huyết áp cao, bình ổn đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường và chống mất ngủ hiệu quả
★★★★★ SẢN PHẨM TINH LÁ SEN TƯƠI FIRI ★★★★★
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm tinh lá sen được bán rất nhiều . Nhưng quy trình thu mua lá sen, chế biến đều sử dụng công nghệ rất thô sơ, không hợp vệ sinh, đơn vị sản xuất không uy tín do vậy chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, người tiêu dùng phải mua những sản phẩm kém chất lượng và ảnh hưởng đến sức khỏe.Nắm bắt được nhu cầu đó, Trải qua 3 năm nghiên cứu Viện Công Nghiệp Thực Phẩm tạo ra sản phẩm Tinh Lá Sen Tươi an toàn và chất lượng được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao.
1. THÀNH PHẦN
- Nguyên liệu: 100% từ lá sen bánh tẻ tươi ( 20 kg lá sen tươi chiết suất được 10 gram tinh lá sen tươi )
2. CÔNG DỤNG :
- Chống tai biến mạch máu não hiệu quả, giảm xơ vữa động mạch, , chống lão hóa tế bào, giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
- Bình ổn đường huyết, tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, tốt cho người bị bệnh tim mạch và cao huyết áp.
- Giảm béo phì và hỗ trợ giảm cân, chống mất ngủ, tốt cho hệ thống tim mạch.
3. GÍA BÁN :
Tại Hà Nội
+ Tinh Lá Sen Tươi
- Hộp 15 ngày : 245.000 / 1 hộp.
- Hộp 30 ngày : 445,000 / 1 hộp
+ Trà Lá Sen Tươi: 32, 000 / 1 Hộp
Các Tỉnh Khác
+ Tinh Lá Sen Tươi
- Hộp 15 ngày : 245.000 / 1 hộp.
- Hộp 30 ngày : 465,000 / 1 hộp
+ Trà Lá Sen Tươi: 35, 000 / 1 Hộp
[LIÊN HỆ]  0904.516.282 /  0989.136.301
Đã từ lâu trong y học cổ truyền và y học hiện đại đã chứng minh được tác dụng hiệu quả của lá sen trong việc giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ, chống mất ngủ, giảm cân, và làm đẹp da. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm làm từ lá sen...
TRALASEN.INFO
(An Ninh Quốc Phòng) - Tôn Tử là nhà quân sự nổi tiếng thế kỷ VI (TCN). Sách “Tôn Tử binh pháp” do ông viết được xem là một tác phẩm lý luận quân sự vĩ đại nhất trong thời cổ đại Trung Quốc.
Tôn Tử rèn luyện đội nữ quân
Tôn Tử (hay Tôn Vũ), tên chữ là Trưởng Khanh, sinh năm 535 (hoặc năm 551) trước Công nguyên tại huyện Lạc An nước Tề, thời Xuân Chiến Quốc (nay huyện Bác Hưng Bắc, tỉnh Sơn Đồng), mất năm nào không rõ. Ông nguyên là hậu duệ của dòng họ Điền, nước Tề, nhưng bị vua quan nước Tề truy nã, nên đổi thành họ Tôn để chạy trốn. Năm 19 tuổi ông cùng gia đình lưu lạc sang nước Ngô, ở vùng Ngô Đô tức thành phố Tô Châu, kinh đô của nước Ngô.
Tôn Tử và bộ binh pháp được ví như 'Thánh kinh' về quân sự
Tôn Tử và bộ binh pháp được ví như 'Thánh kinh' về quân sự
Sinh ra đúng vào thời kỳ các nước chư hầu tranh giành đất đai của nhau, Tôn Tử vừa cày cấy sinh sống vừa  miệt mài viết binh thư. Thời gian này Tôn Tử kết giao với Ngũ Tử Tư, là một trọng thần của nước Ngô. Được Ngũ Tử tiến cử với Ngô vương là Hạp Lư, Tôn Tử dâng 13 thiên (chương) binh pháp lên để vua xem. Xem xong vua Ngô rât tán thưởng, nhưng không biết Tôn Tử liệu có thể biến những lý luận này thành thực chiến hay không nên đã yêu cầu ông dùng cung nữ để tập luyện.
Sách “Sử Ký tư Mã Thiên” tại thiên “Tôn tử, Ngô Khởi liệt truyện” chép sang “Tôn Tử tên là Vũ, người nước Tề, đem sách binh pháp yết kiến vua Ngô là Hạp Lư. Hạp Lư nói: “Ta đã đọc cả 13 thiên của ông rồi, nay ông thử áp dụng binh pháp điều khiển quân đội một cách tiểu qui mô có được không?” Tôn Tử đáp: “Được ạ”. Hạp Lư nói: “Đem đàn bà ra thí nghiệm có được không?”, Tôn Tử đáp: “Được ạ”.
Vua bèn bằng lòng cho gái đẹp trong cung ra, tất cả 180 người. Tôn Tử chia ra làm hai đội lấy hai người quý phi vua nuông chiều làm đội trưởng, sai tất cả đều cầm giáo. Tôn Tử ra lệnh nói: “Các ngươi có biết quả tim, tay phải, tay trái và lưng không?” Bọn con gái nói: “Có”. Tôn Tử nói: “Khi ta nói “đằng trước” thì các ngươi nhìn vào quả tim, nói ”bên phải” thì nhìn tay phải, nói” bên trái” thì nhìn tay trái, “đằng sau” thì nhìn đằng sau lưng”. Bọn đàn bà đáp: “Dạ”.
Sau khi đã đưa ra kỷ luật, Tôn Tử bèn đặt phụ việt (những đồ nghi trượng ở trong quân đội), ban lệnh ba lần, nhắc nhở năm lượt. Sau đó đánh trống ra lệnh nhìn về bên phải. Bọn con gái cười rộ. Tôn Tử nói: “Kỷ luật không rõ ràng, nhắc nhở hiệu lệnh không kỹ càng, đó là tội của tướng”. Lại ra lệnh và nhắc lại ba lần năm lượt, rồi đánh trống ra lệnh nhìn về bên trái. Bọn con gái lại cười rộ. Tôn Tử nói: “Kỷ luật không rõ ràng, nhắc nhở hiệu lệnh không kỹ lưỡng là tội của tướng, nay đã hiểu rõ kỷ luật rồi mà lại không theo kỷ luật là tội của đội trưởng”.
Tôn Tử muốn chém hai người đội trưởng. Ngô Vương đứng trên đài xem, thấy ông ra lệnh sắp chém hai người ái cơ, hoảng sợ, vội vàng sai sứ giả truyền lệnh nói: “Quả nhân đã biết cách dùng binh của tướng quân rồi! Không có hai ái cơ thì quả nhân ăn không ngon, xin đừng chém!”. Tôn Tử nói: “Thần đã vâng mệnh lệnh bệ hạ làm tướng, tướng đã ở trong quân thì có chi không theo lệnh vua”.
Bèn sai chém hai người đội trưởng để thị uy, đem người kế tiếp theo làm đội trưởng. Sau đó lại đánh trống chỉ huy. Bọn con gái nhìn bên trái, bên phải, trước sau, đứng dậy đều nghiêm chỉnh đúng đắn, không ai dám ho he. Tôn Tử sai sứ giả báo với nhà vua: “binh đã chỉnh tề, bệ hạ có thể xuống xem. Bệ hạ có thể dùng nó thế nào cũng được, dù có sai nó nhảy vào lửa, nước cũng được”. Ngô Vương nói: “Tướng quân ra quán trọ mà nghỉ, quả nhân không muốn xuống xem”. Tôn Tử nói: “Đại Vương thích nói suông, mà không thể dùng trong việc thực”. Do đó, Hạp Lư biết Tôn Tử có tài dùng binh và cho Tôn Tử làm tướng. Phía Tây quân Ngô phá nước Sở mạnh đi, đi vào đất Sinh, phía Bắc uy hiếp nước Tề, nước Tấn nổi tiếng ở chư hầu, Tôn Tử có công ở đấy.
Trong sự nghiệp quân dịch của mình, Tôn Vũ trực tiếp chỉ huy 5 trận đánh “để đời”, uy danh và tài thao lược quân sự của Tôn Vũ lừng lẫy khắp thiên hạ. Năm 482 trước Công Nguyên, vua Ngô làm bá chủ trong các nước chư hầu. Cùng với nước Ngô ngày càng lớn mạng, vua Ngô dần dần tự cho mình là trên hết, không nghe lời khuyên mà còn nghe những lời gièm pha của kẻ xấu. Tôn Tử thấy vậy liền bỏ về vùng núi Khung Long thuộc tỉnh Giang Tô làm dân thường, mai danh ẩn tích. Cuốn sách “Việt tuyệt thư” nói rằng: “Ở mười dặm ngoài thành Cô Tô có một Tôn Vũ, thực giả ra sao cũng khó xác định”
 Tôn Tử và bộ binh pháp được ví như 'Thánh kinh' về quân sự
Tôn Tử và bộ binh pháp được ví như 'Thánh kinh' về quân sự
36 kế (Tam thục lập kế)
Cuốn “Tôn Tử binh pháp” với 13 thiên, 6 ngàn từ, đã tổng kết những kinh nghiệm chiến tranh thời kỳ cuối Xuân Thu – Chiến Quốc. Đây là bộ kinh điển quân sự lâu đời nhất, hoàn chỉnh nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Một số người tôn sùng tới mức gọi cuốn “Tôn Tử binh pháp” là “Thánh kinh” về quân sự. Cuốn sách này đã được dịch ra hơn 100 thứ tiếng và lưu truyền khắp thế giới, được vận dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quân sự. Tên 36 “kế” được tóm lược như sau:
Dương Đông kích Tây (đánh lạc hướng đối phương),  2. Điệu hổ ly sơn (dụ hổ ra khỏi rừng), 3. Nhất tiễn hại song điêu (một mũi tên hạ hai con chim), 4. Minh trí cố muội (biết rõ mà làm như không biết), 5. Dụ long, chuyển phượng (biến rồng thành phượng), 6. Mỹ nhân kế (kế dùng gái đẹp), 7. Sấn hỏa kiếp (theo lửa mà hành động), 8. Vô trung sinh hữu (không có mà àm thành có), 9. Tiên phát chế nhân (ra tay trước để chế phục đối phương), 10. Đả thảo kinh xà (đập cỏ làm cho rắn sợ), 11. Tá đao sát nhân (mượn đao giết người), 12. Di thể giá họa (dùng vật gì để vu khống người ta) 13. Khích tướng kế (kế chọc giận tướng giặc), 14. Man thiên quá hải (lợi dụng sương mù để lẩn trốn), 15. Ám độ trần sương (đi con đường mà không ai nghĩ đến), 16. Phản khách vi chủ (đổi vị khách thành vị chủ), 17. Kim thuyền thoát các (ve sầu vàng lột xác) 18. Không thành kế (kế bỏ trống cửa thành), 19. Cầm tặc, cầm vương (dẹp giặc phải bắt tướng giặc), 20. Ban ngư ngật hổ (giả làm con heo để ăn thịt con hổ), 21. Quá kiều trừu bản (qua cầu rồi phá cầu), 22. Liên hoàn kề (kế móc nối nhau), 23. Dĩ dật đãi lao (lấy khỏe để đối phó với mệt mỏi), 24. Chỉ tang mạ hòe (chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe), 25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng), 26. Hư trương thanh thế (thổi phồng thanh thế), 27. Phủ để trừu tân ( bớt lửa dưới nồi), 28. Sát kế hách hầu (giết gà cho khỉ sơi), 29. Phản giản kế (dùng kế của đối phương để quật lại), 30. Lý địa đào cương (đưa cây mận chết thay cây đào), 31. Thuận thủ khiên dương (thuận tay dắt con dê về), 32. Dục cầm cố tụng (muốn bắt mà lại thả ra), 33. Khổ nhục kế (hành hạ thân xác mình để người ta tin), 34. Phao bác dẫn ngọc (ném hòn ngói để thu về viên ngọc), 35. Tá thi hoàn hồn (mượn xác để hồn về), 36. Tẩu kế (chạy, lùi, thoát thân).

14 thg 10, 2014

Thiền và Thở
BS Đỗ Hồng Ngọc – 13 Oct 2014 Theo Blog Huu Nguyen
thien tho
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
Thiền có thể góp phần giải quyết căn cơ. Nhưng thiền là gì? Cách nào? Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, một nhà minh triết – Đức Phật- bảo đừng vội tin, cứ đến nếm thử đi rồi biết. Đến và nếm thử. Đến là thực hành. Làm đi, đừng nói nữa. Đừng “hí luận” nữa. Nếm thử là cảm nhận. Phải tự mình cảm nhận, tự mình thể nghiệm để cảm nhận, không thể nhờ ai khác.
Hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất mà cốt lõi nhất: Đó là Thở. Và là Thở bụng. Ô hay, thở phải bằng ngực chứ, phổi nằm ở ngực kia mà? Phổi nằm ở ngực, nhưng thở nằm ở… bụng. Cứ nhìn một em bé đang ngủ say mà xem! Cứ nhìn một người bình thường đang ngủ yên mà xem! Chỉ có cái bụng là phình lên xẹp xuống, còn cái ngực thì… im re. Thật vậy, khi cái ngực mà khò khè, cò cử thì đã bị bệnh rồi. Nói khác đi, cách thở sinh lý, thở thiên nhiên, thở bình thường nhất chính là thở bụng. Người khỏe thì luôn thở bụng nên thở bụng làm cho ta khỏe. “Bí quyết” nằm ở chỗ đơn giản nhất đó. Các phương pháp khí công, dưỡng sinh, yoga, thiền… đều bắt đầu bằng tập thở bụng. Tại sao phải tập? Bởi không biết tự lúc nào con người lại xa rời cái nguồn gốc tự nhiên của mình, bày ra thở ngực, cũng như thay vì ăn những thức ăn lành mạnh sẵn có trong thiên nhiên thì bày đặt chế biến đủ kiểu cho nó hư đi! Do vậy, thở phải được rèn tập trở lại. Về sinh lý, cơ hô hấp chính của ta là cơ hoành, cơ vắt ngang giữa bụng và ngực chớ không phải cơ gian sườn hay cơ cổ. Khi các cơ gian sườn, cơ cổ mà ráng sức phì phò thì đã bệnh rồi!
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là THỞ. Kinh viết “Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn…”. Tóm lại, là luôn quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở. Chỉ có vậy. Nhưng khi đọc câu “Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra…” có thể gây nhầm lẫn, bởi ai mà chả biết thở cơ chứ! Thế nhưng ở đây không phải là biết thở, mà là nhận thức được (recognize), ý thức rõ (realize), cảm nhận được (perceive) cái sự thở, cái hơi thở đang đi vào và đang đi ra kia kìa. Đó mới là điều cốt lõi! Nhận thức, ý thức, cảm nhận, ấy chính là niệm (nhớ), là quán ( quan sát, suy tưởng) về sự thở, về hơi thở. Nhờ đó mà một mặt, ta giải thoát tâm ta khỏi những vướng mắc lăng xăng, một mặt ta nhận ra ý nghĩa cuộc sống và từ đó, buông bỏ bao nỗi lo toan, sợ hãi của kiếp nhân sinh để có cuộc sống có sức khỏe và hạnh phúc.
Câu hỏi đặt ra là tại sao quán sát hơi thở? Quán sát hơi thở thì có gì hay? Sao lại không chọn các đối tượng khác để quán sát? Thật ra thì quán sát cái gì cũng được cả, bởi tất cả đều là pháp- nhứt thiết pháp giai thị Phật pháp- nhưng quán sát hơi thở thì có điều kiện để thấy “ngũ uẩn giai không” hơn, tức thấy vô ngã hơn. Vô ngã ở đây không còn là một ý niệm, một khái niệm mà là một trạng thái. Để thấy “vô ngã” thì tốt nhất là quán sát từ “ngã”, từ hơi thở là tốt nhất, một đối tượng sẵn có ngay trong bản thân mình. Tim đập cũng lúc nhanh lúc chậm, nhưng khó theo dõi, hoàn toàn ngoài ý muốn, khó can thiệp. Dạ dày thì làm vịệc âm thầm, khó quan sát. Các bộ phận khác cũng vậy. Trừ hơi thở! Hơi thở dễ quan sát nhất vì nó nằm ngay trước mũi mình, ngay dưới mắt mình! Lúc nào cũng phải thở. Ở đâu cũng phải thở.
Cái hay nữa là quán sát nó thì không ai nhìn thấy, chỉ riêng ta biết với ta thôi! Mỗi phút lại phải thở cả chục lần. Lúc mau lúc chậm, lúc ngắn lúc dài, lúc phì phò lúc êm dịu. Hơi thở lại rất nhạy với cảm xúc. Trước một cảnh đẹp, ta “nín thở”. Lúc lo âu, ta hổn hển. Lúc sảng khoái ta lâng lâng. Lúc sợ hãi, hồi hộp ta thở nhiều kiểu khác nhau, muôn hình vạn trạng. Và nhờ đó mà thấy vô thường. Nhờ đó mà ta quán sát được cái tâm ta. Thở cũng gắn với các hoạt động cơ bắp. Khi mệt, ta mệt “bỡ hơi tai”, mệt đứt hơi, mệt hết hơi; khi khỏe, ta thở nhẹ nhàng sảng khoái! Nhờ đó mà ta quán sát được cái thân ta. Rõ ràng chỉ có hơi thở mới là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Không chỉ thế, thở còn vừa là ý thức, vừa là vô thức. Như không cần ta. Như ở ngoài ta. Như không có ta. Quan sát thở, ta còn có dịp đào sâu xuống…vô thức. Ta thấy thở gắn với sự sống chết của kiếp người. Còn sống là còn thở, chết là hết thở, là tắt thở, là ngừng thở.
Để ý một chút ta sẽ thấy đời người thực ra chỉ là… một hơi thở! Khi chào đời em bé khóc thét lên một tiếng thật to để hít mạnh không khí vào phổi để rồi khi lìa đời, cụ già lại thở hắt ra một cái, trả lại cho đời tất cả những gì mình đã vay mượn! Giữa hai lần thở vào thở ra đó là những đợt thở… lăn tăn như những làn sóng nhỏ, mà nối kết các làn sóng nhỏ lăn tăn đó lại với nhau ta có cuộc rong chơi trong cõi “Ta bà”! Mỗi hơi thở vào ra trung bình khoảng 5-10 giây. Mỗi giây, trong cơ thể con người đã có hằng trăm triệu tế bào hồng cầu bị hủy diệt và hằng trăm triệu hồng cầu khác được sản sinh. Quán sát hơi thở do đó ta thấy đựơc sự sinh diệt.
Thở có thể làm chuyển biến tâm trạng ta, chuyển hóa cảm xúc ta, cả hành vi ta nữa. Đang sôi giận mà kịp nhớ lại, quán sát sự thở của mình thấy nó phập phều kỳ cục, tức cười, bèn quên giận mà hơi thở được điều hoà trở lại lúc nào không hay: điểm hưng phấn trên vỏ não đã bị dịch chuyển! Nói khác đi, ta có thể dùng cách quán sát hơi thở để tự kiểm sóat cảm xúc và hành vi của mình. Quán sát hơi thở cũng lôi kéo ta trở về hiện tại tức khắc- không còn đắm mình trong dĩ vãng hay tương lai. Bởi vì thở là thở trong hiện tại. Ở đây và bây giờ.
Giận dữ , lo âu, sợ hãi tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Cho nên những lúc đó ta dễ cảm thấy kiệt sức! Ngủ là một cách giảm tiêu hao năng lượng, nhưng vẫn còn co cơ, vẫn còn chiêm bao. Một đêm ác mộng sẽ thấy bải hoải toàn thân khi thức giấc!Thiền giúp tiết giảm tiêu thụ năng lượng một cách đáng kể, còn hơn cả giấc ngủ. Một khi cơ thể giảm tiêu thụ năng lượng thì các tế bào được nghỉ ngơi, nên toàn thân cảm thấy thấy nhẹ nhàng sảng khoái. Trạng thái nhẹ nhàng sảng khóai đó xảy ra trên từng tế bào của cơ thể. Một cảm giác lâng lâng dễ chịu toàn thân của hành giả, phải chăng đó chính là trạng thái hỷ lạc (thiền duyệt?).
Phổi ta như một cái máy bơm, “phình xẹp” để đưa khí vào ra là nhờ có áp suất thay đổi. Khi áp suất âm trong phổi và các phế nang thì khí bên ngoài tự động lùa vào, tuôn vào, lấp đầy phổi và các phế nang, cho đến một lúc lượng khí bên trong đầy dần lên thì chuyển sang áp suất dương, phổi sẽ đẩy khí ra. Có một thời điểm áp suất cân bằng nhau, hay nói cách khác, áp suất bằng không (0=zéro), thì khí bên trong cơ thể và bên ngoài vũ trụ chan hòa thành một, không phân biệt. Đó chính là quãng lặng.
Quãng lặng đó ở cuối thì thở ra – trước khi thở vào trở lại – thường kéo dài, thong dong, nhẹ nhàng, yên tịnh, vì không hề tốn năng lượng. Như chim lượn bay, không phải vỗ cánh, như xe ngon trớn chạy ở số không, không tốn nhiên liệu! Đó chính là giai đoạn “Prana”. Pra có nghĩa là trước và Ana là thở vào ( trước thì thở vào cũng có nghĩa là sau thì thở ra). Prana đã được biết đến từ xa xưa. Yoga, khí công, cũng như y học Đông phương nói chung đã nói đến Prana từ thời cổ đại. Trong yoga có “pranayama” là kiểm soát hơi thở. Trong thiền định, không còn phải là vấn đề kiểm soát hơi thở nữa mà hơi thở sẽ tự kiểm soát! Đến một lúc nào đó, khi vào sâu trong thiền định, hành giả sẽ không cảm nhận mình thở nữa. Hơi thở nhẹ gần như ngưng bặt. An tịnh. Hòa tan. Tan biến.
Có thể nói đến một phương pháp thiền tập- tạm gọi là “Pranasati” chăng?- tức đặt “niệm” vào quãng lặng, và thực chất cũng không còn cả niệm, một sự “vô niệm” hoàn toàn chăng? Những hành giả giàu kinh nghiệm (thiện xảo) cho biết có thể vào định ngay hơi thở đầu tiên có lẽ nhờ rèn tập mà khoảng lặng ngày càng dài ra, mênh mông ra như không còn biên giới, như hòa tan vào hư không, lắng đọng, thanh thoát. Lúc đó không còn ý niệm về không gian, thời gian, về ta, về người… Tiến trình hô hấp vẫn diễn ra, sâu trong các tế bào, nhưng ở mức thấp nhất, nhẹ nhàng nhất, tiêu thụ năng lượng tối thiểu và do vậy nhu cầu sản xuất năng lượng không còn đòi hỏi nữa, các tế bào ở trong trạng thái hoàn toàn tĩnh lặng, “nghỉ ngơi”!
Khi nói đến thiền, ta thường nghĩ ngay đến ngồi: ngồi thiền. Rồi nào kiết già, bán già, hết sức phức tạp và bí hiểm như chỉ dành riêng cho một giới nào đó. Thiền thực ra không nhất thiết phải ngồi, không nhất thiết phải kiết già, bán già. Đi đứng nằm ngồi gì cũng thiền được. Người Nhật, người Tây Tạng có cách “ngồi” thiền riêng của họ, người Tây phương có cách khác hơn, miễn sao có một tư thế thoải mái, dễ chịu là được. Thế nhưng cách ngồi tréo chân (kiết già, bán già) lại có lợi ích hơn cả. Tại sao? Tại vì khi ta đứng, ta đi, các bắp cơ phía trước của hai chân phải co lại để nâng đỡ cả thân mình, trong khi các bắp cơ phía sau thì duỗi ra. Lúc ngồi tréo chân ta đã làm cho hoạt động các bắp cơ đổi chiều. Đây là phương pháp “đối chứng trị liệu”. Khi đi bộ lâu, mỏi chân, ta ngồi xuống, xếp bằng và hít thở một lúc sẽ thấy hai chân bớt mỏi rất nhanh. Cơ nào đã duỗi lâu thì được co lại, cơ nào đã co lâu thì được duỗi ra! Thiền hay yoga do vậy khai thác kỹ thuật này để trị liệu rất có hiệu quả sự mỏi mệt, không kể ngồi theo cách này cũng giúp làm giảm sự tiêu thụ oxy đáng kể!
Giữ lưng thẳng đứng cũng là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong thiền. Ta dễ có khuynh hướng chiều theo độ cong tự nhiên của cột sống dưới sức nặng của thân thể do trọng lực- và nhất là do tuổi tác- dễ dẫn đến cong vẹo cột sống hoặc đau cột sống cổ, đau thắt lưng. Ở tuổi trung niên nhiều người đã bị những cơn đau dữ dội đến phát khóc. Đó là những cơn đau cấp tính, nếu nghỉ ngơi hoàn toàn và uống thuốc theo toa bác sĩ chừng mươi ngày sẽ khỏi, nhưng không khỏi hẳn, dễ tái phát do tư thế chưa được điều chỉnh. Bởi nguồn gốc sâu xa hơn của đau cột sống, đau thắt lưng lại là do stress, nếp sống căng thẳng phải chịu đựng, dồn nén lâu ngày. Cơn đau là tiếng chuông báo động để ta “tỉnh ngộ”!
Một người cúi gầm suốt ngày trước máy vi tính hay tivi thì sớm muộn cũng bị những hội chứng về cột sống. Một người đi chùa lạy Phật mà tư thế không đúng thì lâu ngày cũng bị đau cột sống như vậy! Nhất là khi đã có tuổi, cột sống có khuynh hướng cứng lại, mất đàn hồi, các lớp sụn độn giữa hai đốt sống dễ bị bẹp, có khi “xì” ra một bên, chèn ép gây đau. Do vậy, giữ lưng thẳng đứng trong lúc ngồi thiền là điều cần thiết. Kết hợp với tập thể dụng bụng, có nghĩa là tập cho thắt lưng được dẻo dai, cũng sẽ làm chậm tiến trình lão hóa.
Trong thiền, một yếu tố rất quyết định nữa là sự thả lỏng toàn thân,“buông xả” toàn thân, mà có người ví như thả trôi theo dòng nước. Thả lỏng toàn thân là cách làm cho toàn thân như rủ xuống, xẹp xuống, bình bồng, không còn căng cứng nữa! Có thể nói cơ thể ta như chỉ gồm có hai thành phần: “thân xác” và “thân hơi”. Thả lỏng là “xì” cho xẹp cái thân hơi đó- mà tiếng Việt ta có một từ rất hay là “xả hơi”! Khi quá mệt, quá căng thẳng thì ta cần “xả hơi”! Khi đó, không một bộ phận nào của cơ thể còn phải căng nữa, phải gồng nữa, kể cả vỏ não. Tiêu hao năng lượng cho trương lực cơ ( tonus musculaire) và hoạt động của vỏ não sẽ giảm thấp nhất có thể được. Y học chứng minh tiêu hao năng lượng trong thiền rất thấp, dưới mức chuyển hóa cơ bản, thấp hơn cả khi ngủ, nhờ vậy mà năng lượng được tích lũy tốt hơn, giúp chữa nhiều thứ bệnh hoạn một cách hiệu quả.
Cơ thể ta có khoảng trăm ngàn tỷ tế bào. Mỗi tế bào thực chất là một “sinh vật” háo ăn, háo làm, háo tiêu thụ oxy ( để kết hợp với thức ăn qua những phản ứng gọi là oxyt-hóa) nhằm tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng oxyt-hóa càng mạnh thì càng tạo thêm các gốc tự do và các chất… bã, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, mau già nua! Giống như một thanh sắt để ngoài nắng gió một thời gian sẽ bị oxyt-hóa thành rỉ sét ngay. Khi cơ thể có cách nào làm giảm tiêu thụ năng lượng không cần thiết thì các tế bào cũng sẽ được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
Khi cơ thể đã chùng xuống, đã giãn cơ, tức giảm tiêu hao năng lượng một cách đáng kể rồi thì cũng sẽ thấy bớt cần thiết phải cung cấp các dưỡng chất qua thức ăn (bột, đạm, dầu mỡ)… vốn là nguồn tạo năng lượng! Ăn ít mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thì cơ thể đỡ vất vả, các tế bào đỡ hùng hục làm việc, tinh thần sẽ sảng khoái. Các nghiên cứu trên sinh vật bị cho nhịn đói vừa phải thấy sống lâu hơn và trẻ lâu hơn!
Các nghiên cứu y sinh học cho thấy các nhà sư có thể làm giảm nhu cầu oxygen đến 40% trong lúc thiền. Lúc đầu các nhà khoa học nghĩ thiền chắc cũng giống như ngủ hay nghỉ ngơi tích cực, nhưng thật ra khác hẳn! Thiền khoảng 30-40 phút thì mức lactate trong động mạch giảm, phenylalanine tăng 20%, giảm các họat động hệ giao cảm trên bề mặt da, giảm nhịp tim và hô hấp đáng kể.
Cortisol và ACTH cũng giảm, do đó, không bị stress; trong khi Arginine và Vasopressin, được coi là có vai trò trong học tập và trí nhớ gia tăng đáng kể. Nhiều nghiên cứu ngày càng sâu hơn về beta-endorphin, corticotropin, melatonin, DHEA… hứa hẹn giải thích cơ chế tác dụng của thiền trên nhiều mặt… trong tương lai.
Những năm gần đây, nhờ có các phương tiện như PET (positron emission tomography) hay SPECT (single photon emission tomography) và fMRI (functional magnetic resonance imaging) để đo hoạt động tưới máu não, cho thấy một số vùng được tưới nhiều hơn vùng khác, chứng minh thiền khác với giấc ngủ, mà đó là một trạng thái tỉnh giác an tịnh (state of restful alertness). Kỹ thuật fMRI cho thấy hoạt động tưới máu não gia tăng ở vùng liên quan đến sự chú ý (vùng lateral prefrontal và parietal), cũng như gia tăng ở vùng kiểm soát tự động, tỉnh thức (pregenual anterior angulate, amygdala, midbrain và hypothalamus). Nhưng nói chung, tưới máu não trong thời gian thiền rõ ràng là giảm một cách đáng kể, chỉ tập trung vào một số vùng nhất định như đã nêu trên. Điều này cho thấy thiền giả không tiêu hao nhiều năng lựơng cho các hoạt động vỏ não.
Các nghiên cứu về sinh lý học trong thiền vẫn còn đang tiếp tục nhưng rõ ràng thiền có khả năng làm giảm stress, giảm huyết áp và tạo sự sảng khoái, là yếu tố của sức khỏe, của chất lượng cuộc sống. Thiền ngày càng trở nên một kỹ thuật trị liệu hiệu quả trong y sinh học, nhất là lĩnh vực tâm lý trị liệu, nên đã có nhiều ứng dụng thực tiễn trong y khoa.
Nghiên cứu về lâm sàng cho thấy thiền giúp giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân, giảm lo âu, trầm cảm, giảm 50% các triệu chứng tâm thần nói chung. Người hành thiền hơn 5 năm có tuổi già sinh lý trẻ hơn 12 năm so với người cùng tuổi, dựa trên 3 yếu tố là huyết áp, khả năng điều tiết nhìn gần của thị giác và khả năng phân biệt của thính giác. Học sinh cấp 2 có thực tập thiền trên 2 tháng, có kết quả học tập tốt hơn, có khả năng tập trung, thói quen làm việc, cải thiện hành vi (giảm xung đột, hung hăng), tự tin hơn, có khả năng hợp tác và quan hệ tốt hơn với người khác. Thiền giúp làm giảm cân, giảm béo phì, giảm nghiện thuốc lá, rượu, các chất ma túy nói chung.
Bầu khí quyển chúng ta thở hôm nay so với cách đây 700 triệu năm – tức là khi có những sinh vật đơn bào đầu tiên trên trái đất- thì cũng chẳng khác biệt! Với người anh em đơn bào đó thì ta cũng đang cùng hút chung một bầu khí, cùng bú chung một “núm vú” vũ trụ, cùng với muôn loài khác nữa! Các sinh vật cùng chia sẻ một cách…bình đẳng, không phân biệt và theo nhu cầu như vậy. Ta hút lấy oxy của không khí, lại tạo ra carbonic; trong khi cây cỏ hút carbonic lại tạo ra oxy. Con thằn lằn, con tắc kè, con ễnh ương… cũng phình ra xẹp vào như ta vậy. Bầu khí quyển vẫn không thay đổi, không thêm bớt. Nhưng chính con người có thể làm hại môi trường sống của mình mà không hay nếu cứ theo đà hủy diệt sự sống của thiên nhiên và muôn loài trên hành tinh xanh này!
Hãy nương tựa chính mình. Bởi nói cho cùng, ai có thể “thở” giùm ai? Ai có thể “thiền” giùm ai?
Đỗ Hồng Ngọc(Tủ sách Phật học TỪ QUANG, Chùa Xá Lợi, Tập 1-2012)