27 thg 11, 2016


CÕNG VỢ

Nguyễn Quang Vinh 


(Chợ Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tan chợ, vợ say, chồng cõng vợ về)

Đường xa lắm còn mấy con dốc đứng
Vợ ta say, nó chẳng chịu về
Thì ta cõng trên vai ta bước
Phía sau lưng vòng vọng tiếng khèn bè
Đường xa lắm, vợ ta còn say lắm
Uống rượu thì say thôi, ta cõng vợ về
Ta không cõng ta sợ thằng khác cõng
Ta cũng say ta cõng vợ ta say
Đường xa thế chân ta đang mỏi
Cái vợ trên vai nó cứ hát bên tai
Ừ thì kệ, nó say thì ta cõng
Nó đã cõng trên vai mấy mặt con rồi
Đường xa thế dốc cao mây cuốn
Nhà ta kia lưng lững giữa suối ngàn
Ta cõng vợ ngược dốc cao ngược núi
Ngược bóng đêm sấp ngửa giữa thế gian
Rồi đợi nhé, tuần trăng sau xuống núi
Tuần trăng sau phiên chợ lại có rồi
Đợi khi đó ta say thì vợ cõng
Chân của chồng thành chân vợ... thế thôi

13 thg 11, 2016



Lời từ biệt của Obama trước Liên hiệp quốc

13/11/2016

Tác giả: Lê Nguyễn Duy Hậu

" Lần này qua lần khác, nhân loại đã tin rằng thời kỳ khai sáng đã đến để rồi rốt cuộc chúng ta lại lặp đi lặp lại vùng tuần hoàn của xung đột và đau khổ. Có lẽ đó chính là số phận của loài người ….
….Gia đình của tôi được tạo dựng từ da thịt, huyết thống, truyền thống, văn hoá và đức tin từ rất nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng giống như việc nước Mỹ được xây dựng từ mọi sắc dân trên quả đất này. Suốt cuộc đời của tôi, ở đất nước này, và với tư cách Tổng thống, tôi học được rằng đâu cần phải định danh cái tôi của chúng ta bằng cách đè nén những người xung quanh, mà chúng ta có thể định danh nó bằng việc nâng đỡ đồng loại. Cái tôi của chúng ta không cần phải được định danh bằng việc chống lại người khác, mà có thể chỉ bằng niềm tin vào tự do, vào bình đẳng, vào công lý, vào công bằng (Obama).
.Obama là một TT Mỹ đáng kính trọng, nhưng thế giới  này chưa bao giờ  và chắc chắn không bao giờ có thể bước ra khỏi “cuốn Tam quốc diễn nghĩa” của thời đại.
———————
.
Lời từ biệt của Obama trước Liên hiệp quốc
Đây là toàn văn lời từ biệt (đoạn cuối) bài phát biểu của Obama với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kết thúc nhiệm kỳ 8 năm của mình. Mình thích tầm nhìn và triết lý trong đoạn cuối này nên dịch ra đây cho mọi người cùng tham khảo.

Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. Con người thường hay bị động viên bởi lòng tham và quyền lực. Trong phần lớn lịch sử loài người, các cường quốc thường hay bắt nạt những quốc gia nhỏ bé hơn. Các bộ tộc và nhóm sắc tộc thường cảm thấy thoải mái định danh bản thân bằng những gì họ căm ghét thay vì bằng những ý tưởng kết nối chúng ta lại với nhau.
Lần này qua lần khác, nhân loại đã tin rằng thời kỳ khai sáng đã đến để rồi rốt cuộc chúng ta lại lặp đi lặp lại vùng tuần hoàn của xung đột và đau khổ. Có lẽ đó chính là số phận của loài người. Chúng ta phải nhớ rằng lựa chọn của từng cá nhân cụ thể đã dẫn đến những cuộc thế chiến. Nhưng chúng ta cũng phải nhớ rằng cũng chính lựa chọn của cá nhân đã tạo nên Liên Hiệp Quốc, để đảm bảo rằng những cuộc thế chiến không bao giờ lặp lại nữa. Mỗi chúng ta như những người thủ lĩnh, mỗi quốc gia có thể chọn từ bỏ những kẻ luôn muốn lợi dụng cái tâm xấu xa của chúng ta và đồng hành với những ai luôn tin vào sự tốt đẹp của chúng ta. Vì loài người đã chứng minh rằng họ có thể chọn lựa một lịch sử tốt đẹp hơn.
Ngồi trong ngục tối lao tù, chàng thanh niên trẻ tuổi Martin Luther King, Jr đã viết rằng, “sự tiến hoá của con người chưa bao giờ lăn trên bánh xe của hiển nhiên cả; sự tiến hoá đến từ những nỗ lực không mệt mỏi của loài người với quyết tâm có thể kiến tạo như một cộng sự với Chúa trời.” Trong suốt 8 năm qua, trên mỗi hành trình đi đến đất nước của các bạn, tôi đã chứng kiến tinh thần đó từ những thanh niên, những người được giáo dục tốt hơn, khoan dung hơn, cởi mở hơn, đa dạng hơn, và sáng tạo hơn thế hệ của chúng ta. Họ là những người thấu hiểu và cảm thông với đồng loại hơn những thế hệ trước. Và, đúng, vài tố chất đó đến từ sự lý tưởng của tuổi trẻ. Nhưng nó cũng là kết quả của việc người trẻ tuổi có khả năng tiếp cận với những nguồn thông tin về con người và nơi chốn khác – một sự thấu hiểu chưa từng có trong lịch sử loài người rằng tương lai của họ gắn liền với vận mệnh của những con người khác bên bờ kia của trái đất.
Tôi nghĩ đến hàng ngàn nhân viên y tế từ khắp nơi trên trái đất này đã tình nguyện chiến đấu chống lại căn bệnh Ebola. Tôi nhớ đến những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi đang cố gắng gầy dựng cơ nghiệp ở Cuba. Tôi cũng nhớ đến những nghị sĩ mà chỉ vài năm trước thôi còn là các tù nhân chính trị tại Myanmar. Tôi nghĩ về những nữ sinh đã dám chống lại sự căm ghét và bạo lực để được đến trường ở Afghanistan; và cả những sinh viên đại học thiết kế nên những chương trình online nhằm chống lại sự cực đoan của những tổ chức như ISIL. Tôi được tiếp sức từ những người Mỹ trẻ tuổi – những nhà khởi nghiệp, nhà hoạt động, binh sĩ, công dân mới – những người đang xây dựng lại đất nước của chúng tôi một lần nữa. Họ là những người không bị trói buộc bởi khuôn mẫu và thói quen cũ, và sẵn sàng với không chỉ cái hiện tại, mà còn với những gì sẽ đến trong tương lai.
Gia đình của tôi được tạo dựng từ da thịt, huyết thống, truyền thống, văn hoá và đức tin từ rất nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng giống như việc nước Mỹ được xây dựng từ mọi sắc dân trên quả đất này. Suốt cuộc đời của tôi, ở đất nước này, và với tư cách Tổng thống, tôi học được rằng đâu cần phải định danh cái tôi của chúng ta bằng cách đè nén những người xung quanh, mà chúng ta có thể định danh nó bằng việc nâng đỡ đồng loại. Cái tôi của chúng ta không cần phải được định danh bằng việc chống lại người khác, mà có thể chỉ bằng niềm tin vào tự do, vào bình đẳng, vào công lý, vào công bằng.
Và việc tôi nâng niu những nguyên tắc phổ quát này không làm suy yếu lòng tự tôn của tôi, hay tình yêu của tôi với nước Mỹ – trái lại, nó làm cho những điều đó mạnh mẽ thêm. Niềm tin của tôi rằng những lý tưởng đó tồn tại khắp mọi nơi không làm suy yếu cam kết của tôi là phải giúp đỡ những người có chủng tộc giống tôi, hoặc đức tin giống tôi, hoặc tôn thờ lá cờ của tôi. Trái lại, đức tin vào những nguyên tắc này còn ép buộc tôi phải mở rộng giới hạn của đạo đức bản thân và giúp tôi nhận ra rằng để có thể phục vụ đồng bào tôi tốt hơn, để có thể chăm sóc cho con gái tôi, thì tôi phải đảm bảo rằng hành động của mình cũng phải là tốt nhất cho mọi người, cho mọi đứa trẻ, cho cả con cháu của các bạn.
Đây là điều tôi hằng tin tưởng: rằng tất cả chúng ta đều có thể là một cộng sự của Chúa trời. Và sự lãnh đạo của chúng ta, chính phủ của chúng ta, và Liên Hiệp Quốc cần phải phản ánh được sự thật không thể chối bỏ này.
Xin cảm ơn rất nhiều.
————–

8 thg 9, 2016

Tác dụng chữa bệnh không ngờ từ hoa đu đủ đực
Thứ năm, 08/09/2016, 08:28 AM
Hoa đu đủ đực là vị thuốc nam đa công dụng, có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư và ngăn ngừa sự hình thành của một số chứng bệnh khác.
Hoa đu đủ đực dùng làm thuốc thường được phơi khô hoặc sấy khô. Trong dân gian hoa đủ đực thường dùng chữa ho, ho gà, ho mất tiếng. Đông y sử dụng trị giun sán, sỏi thận, chữa đái rắt, nước tiểu ít, đau niệu đạo, ung thư.
Chống lại bệnh ung thư
Thành phần trong hoa đu đủ đực rất đa dạng. Chất isothiocyanates trong hoa có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư tiền liệt tuyến.
Description: hoa-du-du-duc-chua-benh-suckhoenhin-25115-1616
Chất isothiocyanates trong hoa có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư 
Việc sử dụng chất chiết xuất từ đu đủ kháng ung thư có ưu điểm là không mang độc tính có hại cho các tế bào cơ thể và hệ tuần hoàn máu, không gây ra tác dụng phụ. Nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng không ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, đến các tế bào khỏe mạnh.
Vì vậy sẽ tránh được các trường hợp làm tổn thương đến cơ thể người bệnh như khi dùng các biện pháp uống thuốc Tây y thông thường, tiêm truyền hóa xạ trị,…
Cách dùng: Hoa đu đủ đực phơi khô, sao vàng hạ thổ, dùng trong 1 tháng với liều lượng 100gr hoa đủ đực, 2 lít nước sắc còn 3 chén, uống làm 3 lần trong ngày trước hoặc sau khi ăn.
Hạ đường huyết
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, uống nước sắc hoa đu đủ đực giúp làm tăng lượng insulin, nhờ đó làm hạ đường huyết tùy theo mức độ sử dụng.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hoa đu đủ đực giúp hỗ trợ bộ máy tiêu hóa và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Hàm lượng cao của các vitamin như A, C và E cùng với folate là những chất chống oxy hóa rất cao, bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa cholesterol và lão hóa sớm. Trong hoa đu đủ có chứa men papain giúp tiêu hóa tốt và ngăn ngừa táo bón.
Description: cay-du-du-duc
 Hoa đu đủ đực giúp hỗ trợ bộ máy tiêu hóa và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể
Giải quyết vấn đề hô hấp
Chỉ cần lấy hoa đu đủ đực trộn với vài muỗng mật ong hoặc đường phèn, đem chưng cách thủy rồi để hơi ấm, sau đó uống mỗi ngày 3-4 lần sẽ chữa được các vấn đề về hô hấp như ho và khản giọng hoặc đau rát cổ họng.
Giảm viêm loét dạ dày
Nhờ các hoạt chất chống oxy hóa cao trong hoa đu đủ đực nên giúp làm giảm viêm loét dạ dày và tác dụng kháng viêm này cũng giúp ngăn ngừa việc tích tụ mảng bám cholesterol trong lòng mạch.
Lưu ý khi dùng hoa đu đủ đực
- Không nên ăn quá nhiều, ngay cả đu đủ chín, sắc tố có thể gây vàng da, dù không nguy hiểm.
- Trong rễ của đu đủ có chứa glucoside cyangenic tạo thành cyanua, lá chứa tannin. Hai hợp chất này có thể có tác dụng phụ bất lợi khi dùng ở nồng độ cao.
- Tuyệt đối không nên dùng cho phụ nữ có thai vì chiết xuất papain trong đu đủ có khả năng gây sảy thai. Liều cao papain trong đu đủ có độc tính ảnh hưởng đến thai nhi.
Video: Phát hiện tác dụng giảm cân diệu kì của hoa cúc tím
Thúy Nga (Tổng hợp) 


7 thg 8, 2016

 'Thuốc' lạ trong ngôi đền chữa lành bệnh cho hàng loạt người tâm thần

Chủ Nhật, 7/8/2016 10:16 GMT+7
(PLO) - Đền Thó (hay còn gọi là đền Nhật Tảo, ở xã Lương Tài, Văn Lâm, Hưng Yên) từ lâu đã trở thành “đất lành” của bệnh nhân tâm thần. Lượng bệnh nhân được nhận vào luôn chỉ ở mức khoảng 40- 50 người/ngày. 
·          
·          
·          
·          
“Liệu pháp” tập thể dục và vác, khiêng đồ
Và điều đáng kinh ngạc là chỉ sau một năm, thậm chí vài tháng, nhiều bệnh nhân trước đấy vốn dĩ quậy phá dọc ngang, tâm lý bất bình thường lại trở lại làm một con người bình thường. “Phương thuốc” để trị bệnh lại chẳng có gì thần bí, ngoài lao động và tụng kinh niệm Phật. 
Muốn được tiếp nhận phải xin... “Thánh”
Theo lời các cụ cao niên trong làng truyền lại, ngôi đền này được xây dựng từ thời Bắc thuộc, cách nay hơn 1.000 năm. Câu chuyện huyền thoại về đền Thó kể lại rằng, một vị thần đã xuống hạ giới, đầu thai vào một người nhà Trần để làm việc kỳ lạ, đó là chữa bệnh cho những người tâm thần. Vị thần này về trời, con cháu được giao lại ngôi đền và tiếp tục làm công việc đó. Cũng theo lời các cụ cao niên, ban đầu những người giữ đền này mang họ Trần Ngọc nhưng đã đổi sang họ Nguyễn Ngọc từ cách đây khoảng 200 năm. 
Nối tiếp truyền thống tổ tiên để lại, đến nay, việc chữa trị bệnh cho người điên ở đền Thó đã bước sang đời thứ 17. Điều kỳ lạ là tất cả những bệnh nhân tâm thần trước khi muốn được ở lại ngôi đền trị bệnh đều phải trải qua một  cuộc “khảo nghiệm”. “Ban giám khảo” đánh giá kết quả “khảo nghiệm” là “Thánh”, thông qua những đồng tiền âm dương để cho thủ từ của đền biết bệnh nhân ấy có được tiếp nhận hay không. 
Ông Nguyễn Ngọc Tự, thủ từ đền Thó cho biết: “Tục lệ truyền đời này qua đời khác trong họ tôi là như vậy, những người đời sau chỉ biết nối tiếp”. Theo lời ông Tự, bước khảo nghiệm được thực hiện như sau: Trước khi tiếp nhận bệnh nhân, thủ từ của đền buộc phải gieo hai đồng tiền âm dương. Nếu “Thánh” đồng ý tiếp nhận bệnh nhân, gieo âm dương sẽ lên một đồng sấp, một đồng ngửa. Nếu không được như vậy thì nhất định không được tiếp nhận bệnh nhân và cũng chỉ được gieo đồng tiền âm dương một lần.
Tuy nhiên, ông Tự cũng cho biết, với những bệnh tâm thần bị do di truyền, hay nhiễm chất độc da cam, nhà đền không thể giúp được vì đây là ảnh hưởng trực tiếp đến não. Còn đối với những trường hợp phát bệnh do tác động từ bên ngoài, như bị đánh, ngã, sang chấn tâm lý, trầm cảm, hay ảo giác hoang tưởng,… thì nhà đền đều có thể chữa cho họ được. Thời gian chữa được bệnh lại tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. 
Nếu những người mới bị phát bệnh khoảng 2-3 tháng đến nhà đền chỉ 10 ngày là được về. Còn có những trường hợp nặng và lâu thì phải kiên trì, điều trị lâu dài. Bệnh nhân nặng nhất mà đền Thó từng phải điều trị lên tới 6 năm ròng. Một điều lạ là ngôi đền này gần như chữa bệnh miễn phí bởi mỗi bệnh nhân chỉ phải nộp 500.000 đồng/tháng và góp từ 5-30kg. Ngoài ra không nộp bất cứ khoản tiền nào khác. Và để phục vụ bữa ăn cho số lượng bệnh nhân thường trực khoảng vài chục người, người nhà đền cùng các bệnh nhân sẽ phải làm việc, canh tác ở 2 mẫu ruộng hương hỏa từ đời các cụ truyền lại.
Điều đặc biệt là sau khi bệnh nhân được nhà đền tiếp nhận, gia đình không được gặp nữa. Chỉ khi nào thầy gọi điện thì người nhà mới được phép lên thăm người thân. Lý giải việc này ông Tự cho biết: “Trong quá trình trị bệnh, người thân tuyệt đối không được đến thăm để người bệnh quên hết quá khứ. Khi họ nghĩ rằng không còn người thân thích, không còn chỗ bấu víu nữa, họ buộc phải ở lại, sống cùng người lạ và bắt đầu quá trình trị bệnh”. 
Bệnh nhân ngồi đọc kinh mỗi tối
Chữa bệnh bằng lao động và đọc kinh
Ông Tự không ngần ngại chia sẻ “bí quyết” chữa bệnh tâm thần chỉ gồm hai việc chính đó là lao động và tụng kinh niệm Phật. Theo ông, các rối loạn tâm thần có thể thuyên giảm hoặc khỏi hẳn bằng tổ hợp các liệu pháp lao động, nghỉ ngơi, chơi thể thao và thư giãn giải trí. Ông Tự cho rằng, tập thể dục sẽ giúp cho bệnh nhân lưu thông khí huyết, khơi dậy sự tập trung chú ý. 
Việc cho bệnh nhân tụng kinh hoặc nghe tụng kinh giúp người bệnh tĩnh tâm, cảm thấy tinh thần được giải phóng. Theo ông Tự, bệnh nhân tâm thần cần phải được cho lao động để kích thích não bộ, đẩy lui những “cơn điên”. Bệnh nhân càng nặng, càng phải làm việc nhiều và làm những việc nặng. Bệnh nhân nhẹ hơn sẽ được giao những việc đơn giản như nhặt lá, quét sân. Bệnh nhân “tỉnh” hơn chịu trách nhiệm những công việc phức tạp như nấu cơm, rửa bát, thậm chí quản lý những bệnh nhân khác.
Đưa chúng tôi ra khoảng sân rộng sau nhà, ở đó ông cho những người bệnh nặng xếp hàng đi bộ nhiều vòng liền quanh sân. Những người đi bộ, tùy mức độ bệnh nặng nhẹ sẽ vẫn bị đeo xích, đeo gọng sắt, vác tải đất hay khiêng vật nặng… cứ đi như vậy, liên tục. Đang mải mê quan sát các bệnh nhân tập thể dục, bất chợt một bệnh nhân vẫn bị chiếc cùm sắt đính vào chân đi lại gần chúng tôi rồi liến thoắng chuyện trò. 
Anh ta cho biết, anh tên Thắng, người Hà Nam. Rồi kể một mạch, rằng: “Ngày xưa, em ở trại tâm thần Trâu Qùy, em toàn trốn trại thôi. Em khỏe lắm, hai tay bẻ cong cả chấn song sắt rồi chuồn ra ngoài chơi. Ở đấy chỉ uống thuốc, rồi ngồi chơi suốt ngày nên chán lắm. Ở đây thấy thoải mái hơn. Đeo cùm chân như này nhưng em vẫn còn vác theo được cả hai tải đất buộc trên vai nữa đấy. Thầy bảo với em rồi, ở đây mấy hôm, thấy quen sẽ thích chỗ này và không trốn nữa. Lúc đó, thầy sẽ tháo cùm cho em”.
Trong khi mọi người tập thể dục, ông Tự để cho mọi người được thỏa sức nói, nhưng những ai muốn lên tiếng phải nói theo lời người hướng dẫn chứ không được nói lung tung. Rồi giống như một  nhạc trưởng, ông Tự bắt nhịp cho cả 40 con người bệnh tật ấy cùng nhau hát vang những bài hát cách mạng. Sân tập thể dục bỗng khí thế và vui nhộn một cách lạ thường. “Những câu hát từ những người bệnh có đúng, có sai, có lạc nhịp cũng được… nhưng miễn sao tôi hướng dẫn được họ hát theo yêu cầu và hát cùng mọi người”, ông Tự cho biết.
Ông Nguyễn Ngọc Tự chia sẻ với phóng viên
Không chỉ cho bệnh nhân tập thể dục, thường thì ông Tự phải bày việc cho bệnh nhân lao động. Trong làng, trong xã có gia đình nào xây cửa dựng nhà, ông đều kéo “đội quân người điên” đến làm giúp. Mỗi khi giúp dân theo hướng dẫn của ông Tự, những người bệnh tâm thần đều cần mẫn làm việc, nền nếp như nhóm thợ thực thụ. Những khi không tìm được công việc, ông Tự mua mấy khối cát đổ ở sân như quả núi con, rồi cho bệnh nhân xúc cát từ chỗ này, đổ qua chỗ kia. 
Bên cạnh việc lao động, tập thể dục, hàng ngày những người đến đây trị bệnh đều phải đọc kinh Phật. Dù bệnh nặng hay nhẹ, cứ mỗi buổi tối sau bữa cơm, bệnh nhân lại quây tụ trong tiền đường của đền, đọc kinh Dược sư và nghe ông Tự giảng về đạo Phật, về hướng thiện, về trách nhiệm của một con người đối với gia đình và xã hội. Nhiều người đeo cùm, đeo xích ở chân, nhưng vẫn ngồi đọc kinh rất nghiêm chỉnh, khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và thấy thực sự lạ lùng. 
Ông Tự giải thích: “Thực ra, kinh Phật mà chúng tôi cho bệnh nhân tụng niệm không khác gì so với kinh Phật thông thường, nghĩa là không có vấn đề bùa chú huyền bí gì ở đây cả”. Ông Tự nhấn mạnh: “Chẳng qua, sự tụng niệm ở trong đền Thó dường như mang lại hiệu quả đặc biệt, khiến cho người điên trở nên thư thái, thần trí tỉnh táo dần, thoát khỏi u mê. Bằng chứng là rất nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi bệnh điên sau một thời gian điều trị tại ngôi đền này”.

BÁO MỚI, ngày 7/8/2016

28 thg 7, 2016

Suy ngẫm của Lê Thanh Dũng

   Lê Thanh Dũng - đồng tác giả với đạo diễn Trần Văn Thủy trong cuốn “Chuyện tử tế” nổi tiếng. Nay ông lại có cuốn Suy ngẫm. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc.

Lời giới thiệu của GS. TSKH Chu Hảo:
anh Sach LTDTrên tay các bạn là cuốn sách rất mỏng, rất nhẹ; nhưng đối với những người không thờ ơ trước những trải nghiệm sâu lắng của đời mình thì giá trị tinh thần của nó có thể là dày và nặng…
Đây là tập hợp những suy ngẫm được chắt lọc trong suốt cuộc đời của tác giả về những khái niệm phổ quát của nhân loại (Đạo đức, Hạnh phúc, Tình yêu, Thời gian…) và trước những cảnh vật, thái độ, hành động… tưởng chừng rất giản đơn, thường nhật, nhưng đều đụng chạm đến cỗi rễ của cõi nhân sinh (Giọt sương, Kiêu ngạo, Phanh…)
64 đoạn tản văn ngắn mà tác giả nói là nhng mnh tư duy, nghĩ đâu viếđó, chng dám thuyết phc ai hàm chứa những thông
điệp hết sức cần thiết trong thời buổi mà niềm tin và văn hóa-đạo đức đang bị xâm thực, băng hoại này: Hãy làm người tử tế và Hãy cẩn trọng với tư duy.
Hẳn các bạn còn nhớ Lời bình trong bộ phim bất hủ Chuyn t tế của Trần Văn Thủy (người bạn tri âm chung của Lê Thanh Dũng và tôi) có đoạn thế này: T tếcó trong mi con người, mi nhà, mi dòng h, mi dân tc. Hãy bn b đánh thc nóđặt nó lên bàn th t tiên hay trên L đài ca Quc gia. Bi thiếu nó, mt cngđồng dù có nhng n lc tt bc và chí hướng cao xa đến my thì cũng ch là nhngđiu v vn. Hãy hướng con tr và c người lđầu tiên vào vic hc làm ngườngười t tế, trước khi mong mun và chăn dt h tr thành nhng người có quyn hành, gii giang hoc siêu phàm.
Các bạn hẳn cũng còn nhớ lời răn của Dalai Lama – người thầy tâm linh của những người tử tế:
Hãy cn thn vÝ Nghĩ ca bn, vì chúng s thành Li Nói. Hãy cn thn vi Li Nói ca bn, vì chúng s thành Hành Động. Hãy cn thn vi Hành Động ca bn, vìchúng s thành Thói Quen. Hãy cn thn vi Thói Quen ca bn, vì chúng s to nên Nhân Cách bn. Hãy cn thn vi Nhân Cách ca bn, vì nó s to nên S Phn bn và S Phn ca bn s là CuĐời bn. (*)
Mong lắm thay khi đọc hết cuốn sách rất mỏng này các bạn sẽ có thêm niềm xác tín vào phương châm sống minh triết của muôn đời: Cẩn trọng với tư duy để có phẩm giá làm người tử tế.

Tự bạch của tác giả Lê Thanh Dũng:

anh Le Thanh DungTrừ những người vốn có vấn đề về thần kinh hoặc vô tâm vô tư, còn thì trước mỗi sự vật xảy ra, với bản thân mình, với những người xung quanh, với cộng đồng… người ta đều có suy nghĩ, có liên tưởng. Mỗi người lại có cách suy nghĩ khác nhau về các khía cạnh của vấn đề, về sự sâu nông, sự xa gần. Tuy nhiên có người chiêm nghiệm rồi viết ra, có người không viết ra. Thế thôi.
Riêng tôi nhiều lúc có suy nghĩ về những việc mình gặp phải hoặc chứng kiến, tôi ghi lại những suy tư vừa chợt hiện ra. Nhiều khi ghi thế thôi, cũng chẳng để làm gì, hoặc ghi để khỏi quên, tựa như gặp một cảnh hay hay, ta lấy máy ảnh chụp lại vậy thôi…Phạm vi suy nghĩ thì từ những việc riêng tư nhỏ nhặt của mình cho đến đại sự cả nước, cả thế giới…
Vì cuộc sống nó thế mà, những điều ta nghĩ nó thế mà! Có “tha” cái gì đâu. Về tổng thể, những ý nghĩ đó không hề có phân loại, như ý nghĩ chợt đến, nó cứ nảy ra trong đầu, có chờ ta phân loại đâu. Về từng mảnh thì không hề có bố cục, mở đầu, diễn giải và kết luận. Vì nó là những “mảnh” rời rạc, không phải là bài tiểu luận hay thuyết minh. Và cuối cùng, nó không có ý định thuyết phục ai cho nên nó chẳng da diết thiết tha, nó cũng chẳng chờ ai phản bác để kéo gai che chắn. Đối tượng để nói để viết là chính mình. Như một người đi trên con đường vắng vẻ hoặc đông đúc…nhưng anh ta vẫn nghĩ một mình và đôi khi khẽ hát lên một vài giai điệu. Tất nhiên, chẳng để ai nghe cả, nhưng người ta vẫn có thể nghe thấy và chẳng ai lại đi bình luân một “giọng ca” như thế. Và nếu trên mạng, thỉnh thoảng có ai đó post lên những suy ngẫm của mình thì không hiểu sẽ thế nào nhưng chắc không phải là một điều dở. Và khi đọc, người ta biết ít nhiều về người viết, theo cái lý văn là người , như các cụ nói.. Thì cũng như người ta post lên cái ảnh để mọi người xem, kể cả có thể xem tướng nếu thích…LTD.
 Cuốn Suy Ngẫm đã được  Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn đã phát hành tháng 7-2015.
—————-

Blog KD/KD Xin trích vài mẩu chuyện trong Suy ngẫm:

Hp
Trên đời này việc hay dở, thành bại có rất nhiều nguyên nhân nhưng qui lại chỉ có một chữ: hợp.
Người ta hay nói thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Nghĩa là hợp thời thế, hợp hoàn cảnh, hợp lòng người là thuận, là suôn sẻ.
Một cỗ máy có nhiều bộ phận, một tổ chức có nhiều thành viên, xấu tốt thế nào chưa biết nhưng đương nhiên chúng phải hợp nhau mới hoạt động được.
Người thích ăn thịt chó mắm tôm thì thương người không biết thưởng thức, “sống trên đời ăn miếng dồi chó…”; người sợ món đó thì bảo trên đời này không còn thứ gì khủng khiếp bằng. Có gì to tát đâu, chỉ là hợp khẩu vị người này không hợp khẩu vị người kia mà thôi.
Tay đấm thép Mike Tyson có thể bị một chú bé lên mười hạ gục nếu anh ta chọn môn đấu không hợp, nghĩa là không chọn quyền Anh mà chọn… cờ vua.
Không thể bảo một công chức yếu kém khi đặt anh ta sai chỗ, không hợp sở trường hay năng lực. Một hạt giống tốt còn cần môi trường, cần hợp đất đai thung thổ, huống hồ con người.
 Quan hệ giữa hai người xấu đi, tất nhiên ai đó hoặc cả hai người đều có lỗi, nhưng cũng chỉ bắt nguồn từ sự không hợp (cá tính, thói quen, lối sống…) mà thôi. 
Đâu có phải những gì tốt đẹp đều hợp nhau?
Cách giải quyết xung khắc giữa hai sự vật đôi khi rất đơn giản: Tách chúng ra hoặc để chúng xuất hiện lệch pha.
Cuộc sống vốn phức tạp, làm điều ấy không phải bao giờ cũng dễ dàng, nhưng không phải bao giờ cũng quá khó.
Bnh
Bệnh là sự quá ngưỡng.
Bàn tay có một cái mụn nhỏ là bình thường, có vài chục cái mụn là ghẻ. Ho một tiếng là thường, nhưng ho liên tục nhiều ngày là ho… gà. Vay mượn của bạn quên không trả, một lần thì cũng chưa đến nỗi nào, nhưng nhiều lần như thế thì chắc chắn là bệnh, bệnh này là anh em con chú con bác ruột của thói ăn cắp vặt.
Suy ra, ngay cả những tính tốt như lịch sự, khiêm nhường, ân cần… nếu đúng lúc, đúng chỗ và vừa phải (tức đừng quá ngưỡng) thì đẹp không gì bằng, nhưng quá đi thì là “diễn”, là không thật và có thể còn làm người ta… ghê ghê.
Triết gia nói “hoành tráng” hơn: Lượng biến sinh chất biến (sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.) Nôm na là: Cái gì nhiều quá thì nó sẽ thành ra cái khác.
Các cụ có câu: Mù quá ra mưa.
Chân lý gin d
Nhiều sự vật phức tạp thật sự. Nhưng nhiều khi việc đơn giản nhưng người ta cứ nghĩ cho phức tạp hoặc tư duy lẽ ra bắt đầu từ sự đơn giản lại cứ thích phức tạp hóa.
Kể một đối thoại vui:
– Đố cu biết bàn chđánh răng đã qua s dng thường được dùng làm gì không?
– Không biết, cu nóđi.
– Để đánh răng.
*
– Ti qua  rp chiếu phim, khán gi đùng đùng b v.
– Thế à? Sao vy?
– Hết phim.

Một chuyện khác. Một tờ báo nước ngoài đưa tin: Có mt bđọc hi: Ti sao mt chu nướđầy, th mt hòđá vào thì tràn mà th mt cá sng cùng th tích vào thì không tràn. Tòa báo hỏi các nhà khoa học. Nhiều vị trả lời và từ đó dấy lên cuộc thảo luận rất sâu về học thuật, nhiều cuộc hội thảo khoa học được tổ chức, nhiều định lý, nguyên lý toán học vật lý được đưa ra để chứng minh. Cuộc tranh luận chỉ chấm dứt khi có một anh chàng “ít học, ít chữ” thử đi thử lại nhiều lần thấy thả cá vào, nước vẫn tràn y như khi thả hòn đá vào(!)