27 thg 7, 2012

Tính mình đã ưng cái gì thì làm cho được.Lúc sáng post 1 bài chưa đã. Sẵn đây giới thiệu thêm 1 bài nữa để các bạn đọc luôn. Không zui không lấy tiền ( TQS)

Phận đàn bà 1








Năm 1975 hòa bình lập lại, nhà mình cũng rời làng Đông về Ba Đồn, từ đó mình ra Hà Nội học đại học rồi đi bộ đội, mãi đến năm 1986 mới quay về làng Đông, thăm lại ngôi nhà xưa. Bây giờ nó đã là khu vườn hoang, cỏ dại cây dại mọc um tùm, là chỗ đi xia của dân trong xóm. Ngày cũng như đêm hễ đau bụng là người ta xách quần chạy ra đấy. Thời này người ta đi ngoài không dùng giấy vệ sinh, chỉ bẻ que chùi, que không có thì chà đít xuống cỏ, cỏ không có thì chà đít lên đất cày cũng xong. Hi hi nhớ lại mà kinh.
 Suốt buổi chiều mình đứng trong khu vườn xưa, mỏi chân lắm nhưng không dám ngồi vì biết bãi cỏ chẳng sạch sẽ gì. Mình đi về cái giếng đào nhà mình, nơi có mấy hòn đá cực to, tính ngồi nghỉ một chút. Cái giếng xưa như cái ao nhỏ sâu mét rưỡi có mạch nước trong vắt, mùa nào nước cũng đầy ắp, nay chả ai dùng cây dứa dại phủ kín bao quanh. Mình vừa tới giếng chợt thấy một bà chừng hơn năm chục tuổi đang tùm hum thò tay xuống giếng vốc nước uống. Lúc đầu mình không biết đó ai, sau bà vốc nước rửa mặt, cái mặt đen nhẻm đầy bùn đất dần biến mất, mình nhận ra ngay mụ Cà.
 Chuyện mụ Cà bỏ làng Đông ra xóm Bàu, tức xóm gái hoang, có lần mình đã kể.
 Mụ Cà lấy chồng lúc 16 tuổi nhưng mãi không có con, chồng mụ chán đời uống rượu say té xuống ao, chết. Khi đó vào năm 1953 mụ Cà mới 21 tuổi, tham gia đội du kích rất tích cực. Đội trưởng du kích khi đó là cu Miễn, rất khen ngợi mụ, họp đội du kích nói đồng chí Cà nợ nước thù nhà, chiến đấu rất hăng say. Mụ Cà dơ tay đứng lên, nói bá cáo tui chỉ nợ nước thôi, không có thù nhà. Cu Miễn lắc đầu, nói Đế quốc Pháp lừa bịp dân ta cho uống rượu say, nhiều người chết trong đó có chồng đồng Cà, thù nhà của đồng chí Cà là ở chỗ đó đo. Mụ Cà tròn mắt há miệng, nói oa rứa a, oa rứa a.
 Cuối năm 1953 Pháp từ Ba Đồn càn lên làng Đông, dân làng bỏ chạy hết, chỉ còn đội dân quân vẫn ở lại giữ làng. Mụ Cà mải bắn địch một hướng, không biết Pháp vào làng theo hướng khác, anh em du kích bỏ chạy cả mụ vẫn không biết. Mụ bị một thằng Pháp xông đến đè mụ trên cát, hiếp. Mụ Cà chống cự quyết liệt, liên tục hô đả đảo đế quốc Pháp. Thằng Pháp khoẻ hơn, đè riết không cho mụ động cựa. Mụ vẫn không sợ, miệng vẫn hô vang đả đảo đế quốc Pháp. Lúc đầu mụ còn hô to, đầy đủ cả câu đả đảo đế quốc Pháp, sau nhỏ dần hụt hơi hơi dần, đã đảo đế quốc… rồi đả đảo đế… rồi đả đảo…Cuối cùng chỉ còn mỗi đả ả ả ả…Xong om.
 Chuyện mụ Cà bị một lính Tây hiếp cả làng ai cũng biết, bàn tán xôn xao. Cu Miễn họp đội du kích phát động căm thù. Cu Miễn nói đồng chí Cà kể lại cho anh em nghe. Mụ Cà nói kể cái chi? Cu Miễn nói kể việc đồng chí bị giặc Pháp hiếp ra răng. Mụ Cà nói thì cũng giống như lẹo chắc, nhưng đây là hiếp. Rứa thôi, chi mà kể. Đồng chí Cu Miễn không biết lẹo chắc à? Cu Miễn nói đồng chí Cà nghiêm túc vào, hiếp khác với lẹo chắc. Mụ Cà nói nhưng tui không biết kể chi hết. Cu Miễn nói ví dụ giặc Pháp đè đồng chí xuống, xé áo quần đồng chí rất dã man. Mụ Cà nói đúng rồi rất dã man. Tui chống cự rất quyết liệt, vừa chống cự vừa hô đả đảo đế quốc Pháp. Cu Miễn mừng rỡ, nói rứa đo rứa đo, đồng chí kể tiếp đi. Mụ Cà nói chỉ rứa thôi, biết kể chi nữa. Cu Miễn nói lúc đầu răng, cuối cùng ra răng cứ rứa mà kể. Mụ Cà hỏi kể thiệt a? Cu Miễn nói có răng đồng chí cứ kể rứa. Mụ Cà nói bá cáo các đồng chí lúc đầu hắn đâm một phát tui chửi rất hăng, sau hắn đâm nhiều quá, sướng rồi hết chửi. Mọi người cười, vỗ tay ầm ầm, nói ua chầu chầu hay hè hay hè. Cu Miễn tức, đập bàn chỉ tay mụ Cà quát, nói phản động! Bắt mụ ni trói lại cho tui. Mọi người ngơ ngác không hiểu sao.
 Cu Miễn lên giọng chém tay, nói mụ ni hợp tác hủ hoá với giặc Pháp, rứa mà các đồng chí không hiểu còn vỗ tay hoan hô. Mất lập trường rồi các đồng chí ơi! Mụ Cà đứng bật dậy, nói đồng chí Cu Miễn nói rứa oan tui. Cu Miễn đập bàn chỉ mặt mụ Cà, nói mụ Cà kia, tui không đồng chí với mụ. Mọi người nói ua chầu chầu đồng chí cu Miễn nóng quá. Cu Miễn thổi còi cái roẹt hô to, nói cả trung đội đứng dậy, nghiêm! Tôi quyết định đuổi mụ Cà ra khỏi trung đội dân quân. Từ nay không được ai kêu mụ Cà là đồng chí, rõ chưa? Cả trung đội đập chân ưỡn ngực hô rập ràng, nói rõ!
 Đáng lẽ mụ Cà im lặng không kiện cáo gì thì mọi chuyện cũng qua. Nhưng mụ tức, mụ gặp xã đội trưởng kiện đi kiện lại, nói tui không hủ hoá, giặc Pháp hiếp tui thiệt. Xã đội trưởng nói bị giặc Pháp hiếp, đồng chí có căm thù không? Mụ Cà nói bá cáo xã đội trưởng có căm thù. Xã đội trưởng nói căm thù răng lại nói sướng? Mụ Cà nói bá cáo xã đội trưởng tui không sướng. Cu Miễn nói mụ đừng có chối, mụ nói sướng, cả trung đội nghe rõ ràng. Mụ Cà nói tui không sướng. Cu Miễn nói mụ có nói sướng không, mụ Cà nói có, tui có nói sướng. Cu Miễn nói đó, mụ công nhận rồi đó, hết kêu oan nghe. Mụ Cà nói bá cáo xã đội trưởng tui vẫn oan. Xã đội trưởng nói đồng chí Cà nói hay, vừa kêu sướng vừa kêu oan là răng? Mụ Cà nói tui căm thù giặc Pháp, nó hiếp tui, tui không sướng, tại bướm tui sướng chứ tui không sướng. Mọi người cười, vỗ tay ầm ầm, nói ua chầu chầu hay hè hay hè.
 Xã đội trưởng tức, đập bàn quát, nói bậy bạ, dung tục, phản động! Rứa mà các đồng chí còn cười được à. Mất lập trường! Mụ Cà khóc, nói bá cáo xã đội trưởng oan tui quá. Xã đội trưởng nói oan răng mà oan! Mụ Cà khóc rống lên, nói oan oan, các đồng chí toàn cu, không ai hiểu được bướm…Xã đội trưởng đập bàn quát to, nói câm mồm! Xã không có trách nhiệm hiểu cái bướm của đồng chí! Mụ Cà phủi đít quần, nói è he, ẻ vô nói với các đồng chí nữa. Rồi về. Mấy tháng sau đi đâu cũng bị làng xóm chê cười, mụ Cà nói ẻ vô ở làng ni nữa, rồi bỏ ra xóm Bàu ở.
 Từ  đó đến giờ đã hai chục năm, chẳng ngờ gặp mụ Cà ở đây. Mụ Cà cũng nhận ra mình, nói oa chà, con thầy Đạng. Mi đi mô về rứa Lập. Mình chưa kịp trả lời mụ đã nhảy bùm xuống giếng ngụm lặn tha hồ và hét, hét rất to, nói mát lắm vơ làng! Mát lắm vơ làng! Mình biết ngay mụ Cà đã đổ điên.
 Vợ chồng thằng cu Tí con anh Mẹt Vân dựng nhà sát vườn nhà mình, thấy mình về chơi chúng nó chạy ra kéo mình vào nhà, nói anh vô nhà chơi, đứng coi mụ điện làm chi. Mình hỏi sao điên. Thằng cu Tí cười hì hì, nói mụ nhịn qúa hóa điên. Nó kể, nói sau khi xóm Bàu bị bom, mụ Cà chạy lên làng Phù Lưu, năm bảy lăm mới trở về làng Đông. Khi đó mụ chỉ trên bốn mươi, còn ngon lắm, mông bụ còn nẩy lắm. Nhiều người đánh tiếng hỏi mụ làm vợ nhưng mụ chối hết, ai mụ cũng ẻ quẹt ẻ quẹt. Chê cho lắm vào chừ mới ra nông nổi đó. Vợ cu Tí lườm chồng, nói anh không biết thì thôi, tại mụ muốn chứng minh cho làng xóm biết mụ bị Tây hiếp chứ mụ không phải gái hoang như người ta đồn đại, Thằng cu Tí cười cái hậc, nói ngu, nhịn chồng để chứng minh mình là gái đàng hoàng, có ai ngu rứa không. Vợ thằng cu Tí mắt trợn mồm dẩu, nói ngu chi mà ngu. Không nhịn để cả làng nhảy vô hủ hóa à. Vừa lúc bỗng nghe tiếng mụ Cà kêu to, nói vơ làng, ngá l. quá!
 Mình cười phì, chực chạy ra xem. Vợ thằng cu Tí kéo giật lại, nói anh ra đó mần chi, mụ đi xia, chùi đít lên cỏ, cỏ đâm ngứa thì kêu thôi. Thằng cu Tí nhăn răng cười, nói không xia mụ cũng tụt quần chùi đít lên cỏ, khổ thân mấy bà nhịn chồng. Mình hiểu ra cười ha ha, nói hay hè hay hè. Vợ thằng cu Tí lườm mình, nói hay chi mà hay. Mấy người bị tây bắn được khen lên khen xuống, cứu trợ tùm lum. Mụ Cà bị tây hiếp thì khổ rứa đó. Vợ thằng cu Tí bỗng bật khóc, bỏ chạy ra ngoài. Mình hỏi thằng cu Tí, nói vợ mi răng rứa, răng khóc? Thằng cu Tí thở ra, nói nó cảm cảnh đàn bà thì khóc chơ răng. Rồi thằng cu Tí ngồi im, hình như nó chờ đợi điều gì đó.
 Ngoài vườn nhà mình bỗng tiếng mụ Cà rú lên, nói vơ làng, ngá l. quá. Tiếng vợ thằng cu Tí cũng rú lên, vừa rú vừa khóc, nói thím ơi thím đừng kêu nữa nhục lắm. Mụ Cà lại rú lên, vơ làng ngá l. quá. vợ thằng cu Tí cũng rú lên, vừa rú vừa khóc, nói thím ơi thím đừng kêu nữa nhục lắm. Lại mụ Cà rú lên, lại vợ thằng cu Tí rú lên, cứ như thế cho đến khi trời tối vẫn không dứt.
 Thảm thật.
 Nguyễn Quang Lập
Postest: TQS, 27/7/2012

Nhúm lông




Mình về quê hội trường, vừa chui từ quán cà phê ra thì thấy một người đàn bà ngồi trên trên ô tô, tay vẫy miệng gọi, nói Lập ơi! Phải Lập đó không? Thì ra chị L., bạn học lớp 5 thời mình theo ba mình sơ tán lên ở thung lũng Chớp Ri. Chị L. bây giờ xinh xắn trắng trẻo còn hơn cả thời chị 19 tuổi, thật không ngờ. Chị rất ra dáng đại gia, tay đeo vòng ngọc, cổ quàng dây chuyền mỏ neo chừng hai cây vàng ròng, đi con Mẹc mới cứng, oách kinh.
 Chị vẫn ngồi trong xe bên tay lái, nói Lập lên xe đi. Thấy mình chần chừ không hiểu chị định đưa mình đi đâu, chị lườm cái cười cái, nói lên xe đi, chị không ăn thịt mày đâu mà lo. Chị nói giọng Bắc ngon xớt, cười có lúm đồng tiền tròn vo làm mình cứ chờn chợn không biết có đúng chị L. thật không hay mình đã lầm. Mình nhớ như in xưa chị không có lúm đồng tiền, nói giọng Cao Lao tiếng nào tiếng nấy méo xệch. Bản tính tò mò, mình leo đại lên xe xem chị đưa mình đi đâu, nói chuyện gì với mình.
 Chị đưa mình ra bãi biển Quảng Tùng, tới một nhà hàng khá sang, sát rặng phi lao ven bãi biển. Bà chủ nhà hàng chạy ra, ngực rung bần bật, kéo miệng cười rộng tới mang tai, nói ôi chị, lâu lắm rồi chị mới tới. Xem cung cách biết bà chủ quí hóa chị L. lắm. Nhìn vào nhà hàng thấy nhân viên táo tác hẳn lên, chạy đi chạy lại mặt mày nghiêm trọng cứ y như quan to đến nhà, tự nhiên mình thấy vui vui.
 Chị L. học lớp 5 với mình khi chị 19 tuổi, không phải chị đi học muộn, tại chị đúp nhiều quá. Bạn học cùng vào lớp 5 với chị đã tốt nghiệp cấp ba, vào đại học mà chị vẫn đang học lớp 5. Chị đọc thông viết thạo, cộng trừ nhân chia cũng tốt nhưng không sao giải được toán đố và toán nhà lầu, loại toán giản ước của lớp 5. Ngoài ra bất kì môn nào chị cũng không thuộc bài, kiểm tra toàn dưới điểm trung bình. Hồi đó không có chuyện xin điểm mua điểm, bù lại được đúp thoải mái, Chị L. đúp lớp 5 đến sáu năm vẫn được học như thường.
 Cô giáo chủ nhiệm phân mình và thằng Quí cùng tổ học tập với chị L. để hai thằng kèm cặp chị cho qua được lớp 5. Chị L. nói chị phải cố học cho xong lớp 5 mới được đi bán cửa hàng hợp tác xã. Ở thung lũng Chớp Ri không có mậu dịch quốc doanh, chỉ có cửa hàng hợp tác xã. Khắp thung lũng có sáu cửa hàng hợp tác xã, chủ yếu bán vải vóc đường sữa, nước mắm ruốc. Nhân viên bán cửa hàng phải học hết lớp 5, cậu chị làm chủ nhiệm hợp tác xã đã hứa với chị rồi, chừng nào chị học xong lớp 5 sẽ  cho chị bán cửa hàng. Làm nhân viên cửa hàng khác nào chuột sa chĩnh gạo, chị L. mê lắm, khốn thay chị học mãi không xong lớp 5.
 Học với chị L. sướng nhất trần đời, luôn luôn chị cho ăn uống no nê. Hồi đó chẳng có gì, chỉ hai món khoai xéo, sắn lùi thôi, được ăn no là sướng rồi chẳng mong gì hơn. Thực ra chẳng phải kèm cặp chị. Buổi tối mình và thằng Quí xách cặp đến nhà, chị giao cho hai đứa cái cặp sách của chị và một rá khoai xéo hoặc sắn lùi, nói học giúp chị nha, chị đi đây. Nói rồi chị tót ra khỏi nhà. Tụi mình vừa ăn vừa giải toán, làm bài tập sinh sử địa, soạn văn cho chị xong rồi về, thế thôi, tối nào cũng giống tối nào.
 Mình hỏi thằng Quí, nói chị L. đi mô mà tối mô cũng đi rứa hè. Thằng Quí cười khì, nói thằng ni ngu, đi yêu chứ đi mô. Mình hỏi yêu ai, thằng Quí trợn mắt lên, nói oa chà nhiều lắm. Thằng Quí cùng 11 tuổi như mình nhưng khôn hơn rận. Trong khi mình vẫn đinh ninh mẹ đẻ em ở rốn thì nó đã biết người ta đúc em ở đâu, làm thế nào để không có thai. Nó lẻn vào buồng chị L., lấy ra một cái lá to hơn cái quạt mo, nói chị L. đi yêu khi mô cũng mang theo lá ni. Chị lót dưới lưng, rứa là mần chắc thoải mái, không đời mô có nghén. Thằng Quí có nói tên lá nhưng lâu ngày mình quên mất. Sau này vào lính lên Sơn La gặp một ông người Thái, mình có hỏi ông cái lá ấy, ông xác nhận là có. Mình hỏi tên lá, ông giả bộ lắc đầu không biết, nói lá ấy chỉ đàn bà biết thôi, đàn ông không được biết.
 Mình rủ thằng Quí đi rình chị L. xem chị yêu ra sao, thằng Quí nhảy lên, nói đúng đúng, có rứa mà quên mất. Tối đó chị ra khỏi nhà là tụi mình bám theo liền. Chị L. đi vòng vèo men rìa thung lũng, lội quá suối Roóc, chui vào hang đá vôi. Hang này rất rộng, nhiều ngõ ngách, tụi mình mò mãi mới tìm được chỗ chị yêu. Hang tối mò chẳng thấy gì, chị nghe chị hức hức và kêu to, ôi sướng quá bọ ơi. Lát sau người đàn ông đi ra, tụi mình ba chân bốn cẳng chạy về nhà làm bài cho chị. Làm xong rồi vẫn không thấy chị về, thằng Quí rủ mình chạy vào hang đá xem sao. Tới nơi, lại nghe tiếng chị hức hức, lại ôi sướng quá bọ ơi. Nhưng kì lạ, không phải hai cái bóng mà ba cái bóng. Rõ ràng có hai người đàn ông đang yêu chị.
 Mình ghé tai thằng Quí, nói răng chị L. yêu một lúc hai người. Thằng Quí chặc lưỡi, nói biết được. Bỗng có tiếng cãi nhau. Chị L. kêu to, nói hai người sáu chục ( đồng), răng lại bốn chục. Người đàn ông nói tụi anh chỉ có chừng đó, em thông cảm. Chị L. rú lên, nói đưa ngay thêm hai chục, đưa ngay. Hai người đàn ông bỏ chạy. Chi L. tru tréo chửi, nói vơ cha tổ tụi bay nời, ăn không l. tao nha. Mình với thằng Quí nhảy ra, nói ê ê tụi em biết chị làm chi rồi nha. Chị L. sững lại, từ từ khụy xuống trước mặt hai đứa mình, nói chị phải làm rứa để nuôi cả nhà, chị lạy hai em đừng nói với ai hết. Chị chắp tay vái tụi mình như tế sao, vừa vái vừa khóc.
 Bây giờ chị L. đang ngồi trước mặt mình mặt mày tươi rói, nói nửa thế kỉ rồi Lập hè, mau thiệt. Chị bỏ giọng Bắc nói nguyên xi tiếng bọ. Mình cười, nói em sợ nhận nhầm chị vì hai cái lúm đồng tiền. Mắt chị sáng lên, nói hai tỉ bạc đó, phải sang tận Ing Liềng mới làm được. Mình cười, nói chị bây giờ còn nói được tiếng Anh, ghê quá. Chị cười to, nói thằng ni khinh chị rứa bay. Tau bây chừ tuyền quan hệ với ông to bà nậy, phải đổi giọng bọ ra giọng Bắc cho nó sang, thỉnh thoảng nhả ra mấy tiếng Ing Liềng cho người ta nể.
 Mình nói học hết lớp 5 em về quê, không biết chị làm những gì mà giàu thế. Chị nói chị bán cửa hàng hợp tác xã được 13 năm kiếm được một ít, sau người ta bỏ cửa hàng chị đi buôn trầm, rồi buôn vàng, rồi buôn bán bất động sản. Vốn liếng chừng năm bảy chục tỉ, so với người ta là con tép nhưng chị mãn nguyện lắm rồi. Khởi nghiệp bằng một nhúm lông bây giờ được gọi là bà tỉ phú còn đòi chi nữa.
 Chị bóc tôm hùm cho mình ăn, nói nhớ lại chuyện xưa chị cảm ơn em với thằng Quí quá. Hồi đó tụi bay nói ra thì đời chị tàn, không ngóc đầu lên được mô, thiệt đo. Thốt nhiên chị dừng ăn, nhìn mình chằm chằm, nói mi có quen ông Hiệu Minh không. Mình nói có, cũng có gặp anh ấy đôi ba lần. Chị nói hay là mi kể chuyện đó cho ông nớ. Vừa dứt lời chị à một tiếng, nói mà mi biết răng được. Chuyện đó xảy ra mấy năm gần đây. Mình hỏi chuyện gì. Chị cười to, nói chuyện chị tắm với con cháu 10 tuổi. Nó thấy chị có nhúm lông, nói răng dì có mà con không có. Chị nói lớn lên rồi con cũng có. Nhờ nhúm lông ni mà dì nuôi sống cả nhà đó con. Con cháu liền reo lên, nói a rứa thì con muốn lông mọc đầy cả người con luôn. Kể xong chị lại cười, nói cha tổ cái ông Hiệu Minh, cứ như là ổng núp rình sau nhà tắm chị vậy đó. Xong chị lại cười, đôi gò má đỏ ửng, cặp tuyết lê khép khép mở mở, hai lúm đồng tiền tròn vo rung rung giật giật. Tuổi sáu mươi vẫn còn duyên, tiếng cười vẫn có thể làm đàn ông điêu đứng, thật phục chị quá.
 Tối qua Trần Tiến gọi mình đến quán Ziều đỏ nhậu chơi. Mình tới nơi bỗng gặp thằng Quí, té ra nó cũng quen Trần Tiến. Mình kể với nó chuyện mình gặp chị L., nói tỉ phú đó nghe đừng có mà đùa, hai đứa mình bây giờ xách dép cho bả không đáng. Thằng Quí nói mày nghe bả nói làm gì mà giàu? Mình nói bả buôn trầm, buôn vàng mà giàu, sau này buôn bán bất động sản càng giàu to. Thằng Quí cười cái hậc, nói đom! Mày lại nghe mồm bả. Mình trợn mắt lên, nói thằng này không tin à bay, bây giờ trong tay bả có mấy dự án, bả quan hệ toàn ông to bà nậy, kinh lắm. Thằng Quí xua tay nhọn mồm, nói đom đom đom! Rồi nó kéo banh tai mình ra, nói nhúm lông nhúm lông đấy… ngu ơi!
 Nguyễn Quang Lập
Postest: TQS, 27/7/2012

26 thg 7, 2012

Thầy trò một thuở- 3. Dầu tràm và phân bò


Một nhúm lớp 10b đêm Hội khóa trước ngày Hội trường
Mình nhận được email của một người anh học cùng Trường cấp 3 Bắc Quảng Trạch, trước mình mấy khóa, viết: “Những chuyện Lập kể trong Thầy trò một thuở thật cảm động.  Lập nói đúng đấy, chúng ta có niềm tự hào ứa nước mắt. Bây giờ nghĩ lại không hiểu vì sao khổ như thế. Khổ vì bom đạn thì  đã đành, nhưng có những cái khổ không đáng khổ, ví dụ cái thời vừa học vừa làm của anh em mình, thời “phân bò và dầu tràm” ấy mà. Nào có ai bắt mình phải vừa học vừa làm đâu nhỉ? Anh nhớ là không ai bắt chúng ta cả, đúng không?”
Mình chẳng biết nói sao với anh ấy cả. Mỗi thời có lý lẽ riêng của nó. Thời đó học và hành được hiểu là học tập và lao động, học sinh cấp 3 mà không biết lao động, lười lao động là quân tiểu tư sản, thuộc tầng lớp ăn bám xã hội. Hơn nữa khi đó Bắc Nam chia cắt, khẩu hiệu “ Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” đốt cháy hết thảy tâm can mọi người, từ con nít đến người lớn. Có ai hô hào làm việc gì đó để “góp phần giải phóng miền Nam” là háo hức làm ngay.
Năm mình học lớp 4, thầy hiệu trưởng phát động phong trào “Hũ gạo chống Mỹ”, mỗi ngày bớt một nắm gạo gửi vào chiến trường cho bộ đội ăn no thắng Mỹ. Tất cả học sinh đều tự giác thực hiện rất nghiêm túc. Nhà mình còn có một nắm gạo bỏ vào hũ chứ nhà thằng Xuân  chỉ có một nắm gạo nấu cháo cho cả nhà, nó vẫn bỏ nắm gạo ấy vào hũ. Cả nhà nó chấp nhận ăn khoai sắn để dành gạo gửi ra chiến trường”. Cứ cuối tháng học sinh lại ôm hũ gạo ấy đến trường, khoe gạo của nhau, cãi nhau ỏm tỏi, nói gạo tao ngon hơn- Gạo mi mà ngon- Gạo mậu dịch không ngon thì gạo mô ngon- Ê ê ngu ngu, gạo mậu dịch mà ngon.
 Mặc kệ chúng nó nói, mình vẫn tin gạo mậu dịch của mình là ngon nhất. Hũ gạo của mình ghi dòng chữ bằng vôi trắng: Hũ gạo chống Mỹ của em Nguyễn Quang Lập, học sinh lớp 4c… Mình tưởng tượng các chú bộ đội ôm hũ gạo của mình đổ vào nồi, tấm tắc khen gạo của em Nguyễn Quang Lập lớp 4c rất ngon, tự nhiên mình sướng rêm, tự hào kinh khủng. He he.
 Bây giờ nhớ lại mới giật mình đặt câu hỏi: chẳng biết “Hũ gạo chống Mỹ” của  tụi mình có ra được chiến trường không, hay là ở lại trong kho ông chủ nhiệm hợp tác? Là nghĩ vậy thôi chứ tụi mình không hề ân hận gì về những việc đã làm. Dù gạo có chạy đi lối nào thì niềm tự hào ấy vẫn không thay đổi, chỉ cần mình hoàn thành nghĩa vụ của một người yêu nước là quá đủ, không cần phải nghĩ ngợi gì nhiều.
Dài dòng như vậy để nói không phải  thầy trò trường mình điên khùng, tự dưng ách giữa đàng muốn quàng vô cổ, không ai bắt sản xuất cũng lao đầu vào sản xuất. Chỉ vì khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” lúc đó quá đỗi thiêng liêng, được góp phần cho bộ đội ăn no thắng Mỹ là công việc quá lớn lao, không thể thoái thác.
 Ngày đó trường mình chia làm ba đội: đội trồng trọt, đội chăn nuôi và đội công nghiệp. Lớp mình lúc đầu thuộc đội trồng trọt, sau chuyển sang đội công nghiệp. Gọi công nghiệp cho oách, kì thực là nấu dầu tràm. Không biết ai đã sáng chế ra cái nồi nấu dầu tràm to cao như đống rơm, chắc là các thầy bên tổ tự nhiên. Nấu dầu tràm na ná như nấu rượu. Đại khái bứt lá tràm về cho vào nồi, đun thật sôi, hơi dầu bốc lên đi qua ống lọc dẫn đến bể làm lạnh, dầu hóa lỏng chảy vào chai, xong. Một nồi tràm to đùng thế kia cũng chỉ thu được đôi ba chai dầu thôi, nhưng mà háo hức lắm. Mỗi tháng được chừng 50 chục chai dầu tinh lọc, mỗi chai rót vào hai chục lọ nhỏ, vậy là có cả nghìn lọ dầu gửi ra chiến trường, sướng rêm.
  Các lớp thay nhau nấu suốt ngày đêm, mỗi ngày đêm nấu được 3 nồi, mỗi nồi mất chừng hơn ba tạ lá tràm, cả tấn lá tràm  một ngày đêm, một tháng ngốn chừng 30 tấn lá tràm. Bãi tràm  sau trường bát ngát mênh mông là thế, chỉ vài tháng bị cắt sạch. Lúc đầu qui định mỗi đứa một tuần 30 cân lá tràm thấy nhẹ hều. Ra bãi tràm cắt chừng một giờ là đầy gánh. Sau, khi bãi tràm sau trường bị cắt sạch, tụi mình phải đi xa hơn, có khi  đi ra tận Quảng Tùng, Quảng Xuân, suốt ngày kiếm không  đủ một gánh tràm. Khi đó lũ “nhất quỉ nhì ma” tha hồ trổ tài tháu cáy nhằm tăng cân gánh tràm. Đứa nhúng nước, đứa ngâm bùn, đứa lót gạch vào giữa gánh, hết thảy đều bị lật tẩy. Đứa nào đứa nấy méo mặt, đi học chẳng lo thiếu điểm, chỉ lo gánh tràm thiếu cân.
Một hôm mình phát hiện ra một bãi tràm rất tốt chừng ba bốn chục gánh, mừng như cha chết sống lại. Sợ chúng nó phát hiện được cắt hết, mình liền làm cái biển gỗ: “Khu vực có bom từ trường, cấm vào”, đóng cọc cắm lên đấy.  Từ đó cứ đến ngày thứ 5 ( phiên nộp lá tràm của lớp mình) mình túc tắc quảy gánh ra, cắt một gánh đầy, khỏe re. Chúng nó thấy mình cắt được tràm tốt, đi về rất nhanh, ngạc nhiên lắm, phục mình sát đất. Nhiều đứa năn nỉ hỏi mình cắt ở đâu. Tất nhiên mặt mình vênh lên, nói thiên cơ bất khả lộ.  Được vài tuần, một hôm mình quảy gánh đi ra thì bãi tràm đã bị cắt sạch. Cái biển của mình bị xóa đi, đứa nào đó viết đè lên: “ Tổ bọ thằng Lập! Tức chết được hi hi.
Kiếm lá tràm còn dễ hơn kiếm phân trâu bò ( gọi tắt phân bò cho nó gọn). Ở đội trồng trọt, cày cuốc cấy gặt không sợ, sợ nhất là việc nhặt phân bò. Qui định mỗi tuần một đứa phải nôp 30 cân thôi, nhưng trâu bò ba xã quanh trường chắc không đủ ngàn con mà ngày nào cũng có cả ngàn đứa quảy gánh ra đồng nhặt phân bò, kiếm đâu ra? Khắp cánh đồng ba xã ngày ấy,  ở đâu cũng thấy học sinh cấp 3 quảy gánh lượn lờ quanh các đàn trâu bò. Hễ thấy con nào cong đuôi, cả chục đứa bưng rổ chạy đến tranh nhau hứng, cãi nhau chí chóe, nói tau thấy trước tau thấy trước- Ê ê đừng có gian, tau thấy trước không phải mi. Lắm khi mất bạn mất bè vì một bãi phân bò.
Nhưng tình yêu cũng nảy nở từ phân bò, hi hi. Con trai thường tinh nhanh hơn con gái, nhiều đứa nhặt phân bò nhanh như chớp, chỉ cần hy sinh một bãi phân bò đôi khi cũng lấy được cảm tình của các “ em”. Các “em” cũng khôn lắm, thấy chú nào hăm hở xăm xăm đi tới nơi có phân là các “ em” đã kêu to, nói ê ê của em của em, em thấy trước. Chú cười cái xoẹt, vội tránh ra cho người đẹp dù biết thừa người đẹp chẳng hề thấy cái “ của em” nằm ở đâu. Có chú đã nhặt phân bỏ vào gánh rồi, nghe các “em” nũng nịu, nói của em… của em mừ, đành ngậm bồ hòn “ nôn” ra cho người đẹp.
Mất bãi phân bò nhưng được các “ em” nhoẻn miệng cười, ném cho cái liếc, thật sướng củ tỉ. Có chú còn nói: các “ em” bảo ăn hết bãi phân bò tao cũng ăn ngay, nói chi việc nhường nhau một bãi phân. Hy sinh phân bò cho các “em”, được các “em” ném cho mấy nụ cười, mấy cái liếc thế là quá hạnh phúc rồi, không dám mơ tưởng gì thêm nữa.
Thằng Cảnh mê gái đẹp nhất hạng, trong lớp chục “em” nó mê 5 em, lại còn mê tràn sang các “em” lớp khác, mê nhất là “em” Thuận lớp 8E xinh nhất trường.  Nó làm thơ tặng các em trong lớp: Ước gì anh hóa phân bò/ để em nhặt lấy nộp cho thầy Hiền. Mình chê dở, sửa lại thơ cho nó: Ước gì anh hóa phân bò/ để em nhặt lấy ủ cho thật nồng. Thằng Cảnh gật gù khen hay, nó chép lại tặng cho con Thuận. Chẳng dè con Thuận khóc như cha chết, nói anh Cảnh khinh em, coi em không bằng cục cứt. Thằng Cảnh hãi quá, cầu cứu mình. Mình bèn trổ tài đấu hót, nỉ non với con Thuận về “giá trị thiêng liêng của phân bò” suốt buổi chiều nó mới hết giận. Từ đó nảy nòi ra “thơ ca trường phái phân bò”, đứa làm thơ, đứa “ phổ nhạc” loạn cả lên. Sáng sáng chủ nhật, đàn con trai quảy gánh ra đồng, vừa đi vừa hát rống lên bài hát nhại theo bài “ Cung đàn mùa xuân”: Em ơi tới đây nhặt phân bò. Kìa bò đã cong đuôi, trâu cày đang dạng háng ơ hơ
Thằng Thái Bình lớp 8A mê con Châu lớp mình, một hôm nó đứng cửa sổ ném thơ cho con Châu, chẳng may trúng đầu mình. Mình giở ra đọc oang oang: “ Châu ơi giấc mơ học trò/ đêm nào cũng thấy phân bò và em”.
He he có lẽ đó là câu thơ hay nhất thời phân bò và dầu tràm.

Nguyễn Quang Lập

Postest: TQS, 26/7/2012

Cheo5

Phận đàn bà 1

Năm 1975 hòa bình lập lại, nhà mình cũng rời làng Đông về Ba Đồn, từ đó mình ra Hà Nội học đại học rồi đi bộ đội, mãi đến năm 1986 mới quay về làng Đông, thăm lại ngôi nhà xưa. Bây giờ nó đã là khu vườn hoang, cỏ dại cây dại mọc um tùm, là chỗ đi xia của dân trong xóm. Ngày cũng như đêm hễ đau bụng là người ta xách quần chạy ra đấy. Thời này người ta đi ngoài không dùng giấy vệ sinh, chỉ bẻ que chùi, que không có thì chà đít xuống cỏ, cỏ không có thì chà đít lên đất cày cũng xong. Hi hi nhớ lại mà kinh.
 Suốt buổi chiều mình đứng trong khu vườn xưa, mỏi chân lắm nhưng không dám ngồi vì biết bãi cỏ chẳng sạch sẽ gì. Mình đi về cái giếng đào nhà mình, nơi có mấy hòn đá cực to, tính ngồi nghỉ một chút. Cái giếng xưa như cái ao nhỏ sâu mét rưỡi có mạch nước trong vắt, mùa nào nước cũng đầy ắp, nay chả ai dùng cây dứa dại phủ kín bao quanh. Mình vừa tới giếng chợt thấy một bà chừng hơn năm chục tuổi đang tùm hum thò tay xuống giếng vốc nước uống. Lúc đầu mình không biết đó ai, sau bà vốc nước rửa mặt, cái mặt đen nhẻm đầy bùn đất dần biến mất, mình nhận ra ngay mụ Cà.
 Chuyện mụ Cà bỏ làng Đông ra xóm Bàu, tức xóm gái hoang, có lần mình đã kể.
 Mụ Cà lấy chồng lúc 16 tuổi nhưng mãi không có con, chồng mụ chán đời uống rượu say té xuống ao, chết. Khi đó vào năm 1953 mụ Cà mới 21 tuổi, tham gia đội du kích rất tích cực. Đội trưởng du kích khi đó là cu Miễn, rất khen ngợi mụ, họp đội du kích nói đồng chí Cà nợ nước thù nhà, chiến đấu rất hăng say. Mụ Cà dơ tay đứng lên, nói bá cáo tui chỉ nợ nước thôi, không có thù nhà. Cu Miễn lắc đầu, nói Đế quốc Pháp lừa bịp dân ta cho uống rượu say, nhiều người chết trong đó có chồng đồng Cà, thù nhà của đồng chí Cà là ở chỗ đó đo. Mụ Cà tròn mắt há miệng, nói oa rứa a, oa rứa a.
 Cuối năm 1953 Pháp từ Ba Đồn càn lên làng Đông, dân làng bỏ chạy hết, chỉ còn đội dân quân vẫn ở lại giữ làng. Mụ Cà mải bắn địch một hướng, không biết Pháp vào làng theo hướng khác, anh em du kích bỏ chạy cả mụ vẫn không biết. Mụ bị một thằng Pháp xông đến đè mụ trên cát, hiếp. Mụ Cà chống cự quyết liệt, liên tục hô đả đảo đế quốc Pháp. Thằng Pháp khoẻ hơn, đè riết không cho mụ động cựa. Mụ vẫn không sợ, miệng vẫn hô vang đả đảo đế quốc Pháp. Lúc đầu mụ còn hô to, đầy đủ cả câu đả đảo đế quốc Pháp, sau nhỏ dần hụt hơi hơi dần, đã đảo đế quốc… rồi đả đảo đế… rồi đả đảo…Cuối cùng chỉ còn mỗi đả ả ả ả…Xong om.
 Chuyện mụ Cà bị một lính Tây hiếp cả làng ai cũng biết, bàn tán xôn xao. Cu Miễn họp đội du kích phát động căm thù. Cu Miễn nói đồng chí Cà kể lại cho anh em nghe. Mụ Cà nói kể cái chi? Cu Miễn nói kể việc đồng chí bị giặc Pháp hiếp ra răng. Mụ Cà nói thì cũng giống như lẹo chắc, nhưng đây là hiếp. Rứa thôi, chi mà kể. Đồng chí Cu Miễn không biết lẹo chắc à? Cu Miễn nói đồng chí Cà nghiêm túc vào, hiếp khác với lẹo chắc. Mụ Cà nói nhưng tui không biết kể chi hết. Cu Miễn nói ví dụ giặc Pháp đè đồng chí xuống, xé áo quần đồng chí rất dã man. Mụ Cà nói đúng rồi rất dã man. Tui chống cự rất quyết liệt, vừa chống cự vừa hô đả đảo đế quốc Pháp. Cu Miễn mừng rỡ, nói rứa đo rứa đo, đồng chí kể tiếp đi. Mụ Cà nói chỉ rứa thôi, biết kể chi nữa. Cu Miễn nói lúc đầu răng, cuối cùng ra răng cứ rứa mà kể. Mụ Cà hỏi kể thiệt a? Cu Miễn nói có răng đồng chí cứ kể rứa. Mụ Cà nói bá cáo các đồng chí lúc đầu hắn đâm một phát tui chửi rất hăng, sau hắn đâm nhiều quá, sướng rồi hết chửi. Mọi người cười, vỗ tay ầm ầm, nói ua chầu chầu hay hè hay hè. Cu Miễn tức, đập bàn chỉ tay mụ Cà quát, nói phản động! Bắt mụ ni trói lại cho tui. Mọi người ngơ ngác không hiểu sao.
 Cu Miễn lên giọng chém tay, nói mụ ni hợp tác hủ hoá với giặc Pháp, rứa mà các đồng chí không hiểu còn vỗ tay hoan hô. Mất lập trường rồi các đồng chí ơi! Mụ Cà đứng bật dậy, nói đồng chí Cu Miễn nói rứa oan tui. Cu Miễn đập bàn chỉ mặt mụ Cà, nói mụ Cà kia, tui không đồng chí với mụ. Mọi người nói ua chầu chầu đồng chí cu Miễn nóng quá. Cu Miễn thổi còi cái roẹt hô to, nói cả trung đội đứng dậy, nghiêm! Tôi quyết định đuổi mụ Cà ra khỏi trung đội dân quân. Từ nay không được ai kêu mụ Cà là đồng chí, rõ chưa? Cả trung đội đập chân ưỡn ngực hô rập ràng, nói rõ!
 Đáng lẽ mụ Cà im lặng không kiện cáo gì thì mọi chuyện cũng qua. Nhưng mụ tức, mụ gặp xã đội trưởng kiện đi kiện lại, nói tui không hủ hoá, giặc Pháp hiếp tui thiệt. Xã đội trưởng nói bị giặc Pháp hiếp, đồng chí có căm thù không? Mụ Cà nói bá cáo xã đội trưởng có căm thù. Xã đội trưởng nói căm thù răng lại nói sướng? Mụ Cà nói bá cáo xã đội trưởng tui không sướng. Cu Miễn nói mụ đừng có chối, mụ nói sướng, cả trung đội nghe rõ ràng. Mụ Cà nói tui không sướng. Cu Miễn nói mụ có nói sướng không, mụ Cà nói có, tui có nói sướng. Cu Miễn nói đó, mụ công nhận rồi đó, hết kêu oan nghe. Mụ Cà nói bá cáo xã đội trưởng tui vẫn oan. Xã đội trưởng nói đồng chí Cà nói hay, vừa kêu sướng vừa kêu oan là răng? Mụ Cà nói tui căm thù giặc Pháp, nó hiếp tui, tui không sướng, tại bướm tui sướng chứ tui không sướng. Mọi người cười, vỗ tay ầm ầm, nói ua chầu chầu hay hè hay hè.
 Xã đội trưởng tức, đập bàn quát, nói bậy bạ, dung tục, phản động! Rứa mà các đồng chí còn cười được à. Mất lập trường! Mụ Cà khóc, nói bá cáo xã đội trưởng oan tui quá. Xã đội trưởng nói oan răng mà oan! Mụ Cà khóc rống lên, nói oan oan, các đồng chí toàn cu, không ai hiểu được bướm…Xã đội trưởng đập bàn quát to, nói câm mồm! Xã không có trách nhiệm hiểu cái bướm của đồng chí! Mụ Cà phủi đít quần, nói è he, ẻ vô nói với các đồng chí nữa. Rồi về. Mấy tháng sau đi đâu cũng bị làng xóm chê cười, mụ Cà nói ẻ vô ở làng ni nữa, rồi bỏ ra xóm Bàu ở.
 Từ  đó đến giờ đã hai chục năm, chẳng ngờ gặp mụ Cà ở đây. Mụ Cà cũng nhận ra mình, nói oa chà, con thầy Đạng. Mi đi mô về rứa Lập. Mình chưa kịp trả lời mụ đã nhảy bùm xuống giếng ngụm lặn tha hồ và hét, hét rất to, nói mát lắm vơ làng! Mát lắm vơ làng! Mình biết ngay mụ Cà đã đổ điên.
 Vợ chồng thằng cu Tí con anh Mẹt Vân dựng nhà sát vườn nhà mình, thấy mình về chơi chúng nó chạy ra kéo mình vào nhà, nói anh vô nhà chơi, đứng coi mụ điện làm chi. Mình hỏi sao điên. Thằng cu Tí cười hì hì, nói mụ nhịn qúa hóa điên. Nó kể, nói sau khi xóm Bàu bị bom, mụ Cà chạy lên làng Phù Lưu, năm bảy lăm mới trở về làng Đông. Khi đó mụ chỉ trên bốn mươi, còn ngon lắm, mông bụ còn nẩy lắm. Nhiều người đánh tiếng hỏi mụ làm vợ nhưng mụ chối hết, ai mụ cũng ẻ quẹt ẻ quẹt. Chê cho lắm vào chừ mới ra nông nổi đó. Vợ cu Tí lườm chồng, nói anh không biết thì thôi, tại mụ muốn chứng minh cho làng xóm biết mụ bị Tây hiếp chứ mụ không phải gái hoang như người ta đồn đại, Thằng cu Tí cười cái hậc, nói ngu, nhịn chồng để chứng minh mình là gái đàng hoàng, có ai ngu rứa không. Vợ thằng cu Tí mắt trợn mồm dẩu, nói ngu chi mà ngu. Không nhịn để cả làng nhảy vô hủ hóa à. Vừa lúc bỗng nghe tiếng mụ Cà kêu to, nói vơ làng, ngá l. quá!
 Mình cười phì, chực chạy ra xem. Vợ thằng cu Tí kéo giật lại, nói anh ra đó mần chi, mụ đi xia, chùi đít lên cỏ, cỏ đâm ngứa thì kêu thôi. Thằng cu Tí nhăn răng cười, nói không xia mụ cũng tụt quần chùi đít lên cỏ, khổ thân mấy bà nhịn chồng. Mình hiểu ra cười ha ha, nói hay hè hay hè. Vợ thằng cu Tí lườm mình, nói hay chi mà hay. Mấy người bị tây bắn được khen lên khen xuống, cứu trợ tùm lum. Mụ Cà bị tây hiếp thì khổ rứa đó. Vợ thằng cu Tí bỗng bật khóc, bỏ chạy ra ngoài. Mình hỏi thằng cu Tí, nói vợ mi răng rứa, răng khóc? Thằng cu Tí thở ra, nói nó cảm cảnh đàn bà thì khóc chơ răng. Rồi thằng cu Tí ngồi im, hình như nó chờ đợi điều gì đó.
 Ngoài vườn nhà mình bỗng tiếng mụ Cà rú lên, nói vơ làng, ngá l. quá. Tiếng vợ thằng cu Tí cũng rú lên, vừa rú vừa khóc, nói thím ơi thím đừng kêu nữa nhục lắm. Mụ Cà lại rú lên, vơ làng ngá l. quá. vợ thằng cu Tí cũng rú lên, vừa rú vừa khóc, nói thím ơi thím đừng kêu nữa nhục lắm. Lại mụ Cà rú lên, lại vợ thằng cu Tí rú lên, cứ như thế cho đến khi trời tối vẫn không dứt.
 Thảm thật.
 Nguyễn Quang Lập
Postest: TQS, 26/7/2012

Ông bán vé về tuổi thơ



Tối qua nhậu về, mở mobile thấy tin nhắn của Ánh (Nguyễn Nhật Ánh) tới từ lúc nào: “Đang đọc lại bài Bạn bè một thuở giờ đâu tá của Lập, thấy chính xác đến mức rờn rợn”, tự nhiên sực nhớ đã lâu lắm rồi mình chưa gặp Ánh.
Mình biết Ánh, đọc thơ nó từ năm 1980, nhưng mãi đến năm 1998, khi nó viết cho Kim Đồng bộ Kính vạn hoa thì mình mới gặp, từ đó chơi với nhau cho đến bây giờ. Ánh giống mình, làm thơ từ năm 13 tuổi, đến năm 1984 mới chuyển sang viết văn xuôi. Thoạt kỳ thủy nó lấy bút danh: Hoài Mộng Diễm Thư, he he sến chảy nước, ý là mơ có những trang văn đẹp, ặc ặc. May có Nguyễn Văn Bổn, tức anh Tần Hoài Dạ Vũ, nó mới rũ sến đứng dậy sáng lòa, hi hi… Anh Bổn nói tao tên xấu mới bịa ra cái bút danh dài loằng ngoằng vậy chớ, cái tên Nguyễn Nhật Ánh hay bỏ bà, Hoài Mộng hoài meo, Diễm Thư diễm theo làm cái dzầy!  Từ đó nó mới chịu lấy bút danh tên thật.
Ánh viết văn khỏe lắm, hồi làm bộ Kính vạn hoa, nó viết một tuần một tập sách, chưa thấy ai viết một tuần một tập sách được như nó. Mà có phải viết văn không đâu, nó còn phải viết báo. Tuần nào cũng có bài bình luận bóng đá với cái tên Chu Đình Ngạn trên báo Sài Gòn Giải  Phóng và mục Vườn hồng với cái tên Anh Bồ Câu trên báo Thanh Niên. Ngoài ra người ta đặt bài tứ tung, nó cũng viết tứ tung, ký đủ các tên Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông… Kinh hoàng!
Đến nay Ánh viết trên trăm cuốn sách, nó cũng không nhớ là bao nhiêu cuốn. Mình hỏi Ánh, nói ông nói chính xác là bao nhiêu cuốn, nó nhăn răng cười, nói đại khái hơn trăm cuốn. Sách Ánh bán chạy khủng khiếp, tái bản liên tù tì, hiếm có cuốn nào in dưới vạn bản, làm nhà văn được như vậy thật sướng. Trẻ con bây giờ đứa nào không biết Nguyễn Nhật Ánh chắc chắn đó là đứa cực dốt văn. Xưa có Tô Hoài,  Xuân Sách, Trần Đăng Khoa giờ có Nguyễn Nhật Ánh, chỉ mỗi Nguyễn Nhật Ánh không còn ai. Bảo Ninh có lần vỗ vai mình, buột miệng nói này, nói ra dại mồm chứ thằng Ánh mà chết thì nước Nam này chẳng còn ai viết sách cho bọn trẻ không nhỉ. Mình cũng chẳng biết nói thế nào, nghĩ mãi không ra ai có thể thay thế được Nguyễn Nhật Ánh.
Mình có ông bạn rất ngạo, sách trong nước không thèm đọc, sách viết cho thiếu nhi lại càng không. Một hôm nó xin mình mấy cuốn thiếu nhi cho đứa cháu. Mình đưa mấy cuốn của Nguyễn Nhật Ánh – Bàn có năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Thằng quỉ nhỏ. Tuần sau ông này gọi điện cho mình, nói tao đưa cho thằng cháu, nó bảo mấy cuốn này cháu đọc từ lâu, bác chưa đọc à. Tao bảo chưa. Nó xì một cái, nói xời, thế thì bác không biết đọc sách rồi. Tức chí tao nằm đọc một lèo cả bốn cuốn sách… Được, khá, hay! Thằng cha này đúng là ông bán vé về tuổi thơ mày ạ, người lớn không đọc thật phí.
Mình nghiệm ra sách viết cho thiếu nhi mà người lớn đọc thấy thích thì trẻ con nhất định mê li. Phải nói trẻ con mê Ánh như điếu đổ. Hễ nó đến giao lưu chỗ nào là trẻ con xúm đen xúm đỏ xin chữ ký. Phạm Ngọc Tiến khoe, một hôm thấy quá đông trẻ con vây quanh Ánh, nó đứng ra giữ trật tự, chỉ định từng đứa vào xin chữ ký. Lũ trẻ nhìn Tiến ngưỡng mộ lắm, thì thầm với nhau, nói bác này quen Nguyễn Nhật Ánh đấy. Tiến trừng mắt lên, nói không phải quen, tao là bạn, bạn thân, rõ chưa. Lũ trẻ lại càng ngưỡng mộ, Tiến sướng, cười tít mắt.
 Nguyễn Trọng Tín còn vui hơn. Tín đưa cuốn sách Ánh tặng cho thằng cu con, nói Nguyễn Nhật Ánh tặng mày đó. Thằng cu soi đi soi lại chữ ký của Ánh, nói thiệt giỡn ba. Tín cười, nói ủa, mày không tin tao quen Nguyễn Nhật Ánh à. Thằng cu trố mắt nhìn Tín, nói ba mà quen được Nguyễn Nhật Ánh à. Mình còn thảm hơn. Có lần mình và Ánh gặp lũ nhỏ, chúng nó ùa ra vây quanh Ánh, chẳng thèm để ý đến mình, đứa nào đứa nấy nhìn mình như nhìn cục đất. Ánh giới thiệu đây là nhà văn Nguyễn Quang Lập, bạn anh. Chúng nó trợn mắt há mồm, nói ủa vậy ta, bác này mà cũng bạn anh à , hi hi. Mình thua Ánh một tuổi, thế mà mỗi lần cùng với nó gặp mấy em u – chíp – hôi, mấy em gọi Ánh bằng anh, còn gọi mình bằng bác. Ưu tiên lắm chúng nó mới gọi bằng bác, nếu không chúng gọi bằng ông, hi hi, khổ thân ông bọ.
Ánh có gương mặt búng ra sữa, gần sáu chục tuổi rồi vẫn trẻ trung như thanh niên mới lớn. Ánh trẻ cũng vì cái tính, chả biết ở nhà viết lách thì thế nào, ra đường lúc nào cũng phơi phới niềm tin, bạn bè với trẻ nhỏ, chơi bời nghịch ngợm buồn buồn giận giận, cười cười nói nói rất vô tư. Lắm khi rượu say nó nhảy nhảy múa múa y chang thằng con nít. Chỉ duy nhất một lần mình thấy nó khác hẳn những ngày thường, là khi nghe tin anh Nguyễn Thắng Vu bị bạo bệnh. Khi đó đang hò hét tưng bừng ở Đo Đo, chợt nó đứng sững, rơi xuống ghế ngẩn ngơ, nói thiệt vậy ta.
 Anh Vu vốn là giám đốc NXB Kim Đồng, gắn bó với Ánh hơn hai chục năm, hiếm ai chăm sóc Nguyễn Nhật Ánh được như anh, nhờ thế 54 tập Kính vạn hoa, 28 tập Chuyện xứ Langbian và nhiều cuốn khác của nó mới có mặt giữa đời, có thể nói chắc như vậy.
 Nó ra Hà Nội thăm anh Vu, quay vào Sài Gòn gọi mình ra quán rượu, nói anh Vu chắc không qua khỏi đâu. Nói vậy rồi ngồi im cả giờ, uống hết chén này sang chén khác. Đến khi say, nó nhìn xuống đáy chén rượu thì thầm, nói ở đời hiếm ai được như anh Vu, văn học thiếu nhi hiếm ai được như anh Vu… Nó rưng rưng nhìn ra cửa sổ, nói Lập nói những người tốt thường hay chết, đúng không. Thôi từ này đừng nói thế nữa, sợ lắm… Khi đó mắt nó thẳm sâu một nỗi đau đời, chỉ những người chịu nhiều tủi nhục đắng cay mới có đôi mắt ấy.
Nguyễn Quang Lập
Postest: TQS, 26/7/2012

Nhớ Kim Lân

Không nhớ gặp cụ khi nào, hình như ba bốn chục năm về trước. Có lẽ không lâu  đến thế. Việc thấy cụ trên phim và gặp cụ ngoài đời làm mình lẫn lộn chẳng còn nhớ đích xác gặp cụ năm nào, ở đâu.  Chỉ nhớ năm 1988 mình dự trại viết Suối Hoa ở Hà Bắc thì cụ đã mày tao với mình, thân thiết gần gũi lắm rồi. Mình ít khi gặp cụ, một năm đôi ba lần chứ không hơn. Riêng hai tháng ở trại viết Suối Hoa hầu như tuần nào cũng gặp cụ.
 Cụ từ Hà Nội về quê lần nào cũng ghé qua nhà anh Đỗ Chu, anh Đỗ Chu lần nào cũng rước cụ về trại viết Suối Hoa nơi anh làm trưởng trại, lần nào vào trại viết Suối Hoa cụ cũng vào phòng mình và Nguyễn Trọng Tín. Thằng Tín và anh Đỉnh ( Trung Trung Đỉnh) là đệ tử của cụ, mình mặc nhiên là đệ tử của cụ luôn. Cụ đến chơi chủ yếu ngồi nghe tụi mình tán gẫu chứ chẳng nói gì. Ai hỏi
gì thì cụ nói không thì thôi.  Ngồi một lúc hút đôi ba điếu thuốc lào, một hai chén chè, phải chè ngon cụ mới uống, chừng như nghe vậy đủ rồi cụ phủi đít đứng dậy, nói thôi, tao về đây. Lần nào cũng vậy.
Giống như ông anh ở quê tới thăm mấy thằng em, cụ chỉ quan tâm đến em út ăn ở thế nào, còn “văn chương là việc của chúng nó” cụ không quan tâm. Chưa bao giờ cụ hào hứng với chuyện văn chương, cũng chẳng thấy cụ khen chê ai bao giờ. Văn của cụ lại càng không. Cụ nghe người ta tán văn cụ như nghe chuyện thời sự nước ngoài, không mặn cũng chả nhạt. Cụ có một nhúm truyện ngắn, truyện nào cũng đặc sắc cả nhưng chỉ có một nhúm thôi, khen đi khen lại cũng từng đó ý, nghe lắm cũng ớn. Hễ thấy người ta nói nhiều về văn Kim Lân thể nào cụ cũng đánh trống lãng sang chuyện khác rồi tính bài chuồn. Riêng mấy thằng em thân thiết, nếu đứa nào nhỡ miệng khen văn Kim Lân  thể nào cụ cũng trừng mắt lên, nói chúng mày hết chuyện rồi à?
Chỉ khi nói chuyện phim ảnh cụ mới tươi tỉnh góp chuyện. Cụ hào hứng kể mấy giai thoại người ta phóng tác chuyện cụ đóng phim, nói đến khổ chuyện tao đóng  Lão Hạc được trả 2000 đồng, con chó đóng Cậu Vàng được trả 3000 đồng, người nào gặp cũng hỏi tao chuyện này có hay không. Nói có cũng chẳng xong nói không cũng chẳng được. Mình gật gù chia sẻ, nói Việt Nam bỏ tiền ra thuê chó đóng phim trời sập cái đoàng. Nhưng em phục nhất cái xen cuối khi người ta ròng cổ Cậu Vàng, xen đó anh diễn cực tài. Người khác sẽ diễn theo thói quen, sẽ nhìn theo Cậu Vàng mắt rưng rưng, hoặc chạy đuổi theo Cậu Vàng mặt ngẩn ngơ cay đắng, đằng này anh đứng phắt dậy quay lưng đi ngay. Diễn thế mới thực, mới ra một nỗi đau. Tài quá! Cụ cười ha hả, nói đâu có đâu có. Khi đó tao sợ con chó quay lại đớp tao một phát nên vội đứng lên bỏ đi đó mày ơi. Ối giời là tài, ha ha ha.
Nhiều năm rồi Kim Lân chỉ chơi hoa, chơi cây cảnh cá cảnh, chơi đồ gốm đồ cổ, chơi quan họ chứ không chơi văn.  Chuyện cụ bỏ chơi văn  thiên hạ bàn tán cũng đã nhiều. Anh Đỗ Chu kể, nói ông chán thì bỏ có gì đâu, cũng giống mình đã chán vợ thì dù nó có cởi truồng dí vào mũi mình cũng xin kiếu. Một hôm ông báo cáo lãnh đạo, nói từ nay các ông phân công việc gì cũng được, đừng bắt tôi viết văn nữa, tôi bí lắm rồi. Là ông nói vậy, bí đâu mà bí, thạo chữ như Kim Lân bí cái gì. Ông chán chữ, không muốn chơi chữ nữa, có thế thôi.
Mình cũng thấy hơi lạ, viết lâu viết nhiều đến lúc chán chữ là chuyện thường chứ cụ viết được bao nhiêu đâu mà chán. Nếu cụ viết dở, văn veo chẳng ai quan tâm tất nhiên là phải chán, bỏ là phải. Đằng này cụ viết cái nào thiên hạ vồ lấy đọc cái đó, bàn tán xôn xao, nhà văn được vậy ai không hạnh phúc, sao cụ chán nhỉ? Mình hỏi cụ. Lần đầu cụ cười nhạt không nói. Lần sau cụ thở ra, nói đã viết là phải hay, biết mình không thể viết hay thì đừng có viết. Mày nhìn ra làng văn mà xem, mười thằng viết thì chín thằng rưỡi chỉ tổ tốn giấy mực, mất thời gian lại bị thiên hạ chê cười. Ngu gì theo chúng nó. Mình cười, nói thế thì tại sao anh lại xui tụi em viết văn? Cụ trừng mắt lên, nói tao xui bao giờ, chúng mày ngu cho chúng mày chết! Hi hi.
 Một hôm cụ gọi điện đến cơ quan, nói mày có trốn việc được không. Mình nói chuyện gì anh. Cụ bảo tao muốn uống rượu với mày. Mình vọt đến nhà, cụ lôi chai rượu dưới gầm bàn lên, nói rượu Vân thứ thiệt đây. Vân này mới gọi là Vân chứ Vân Văn Cao, Vân Nguyễn Tuân đếch phải. Mình nhấp một ngụm, nói em cũng thạo rượu nhưng rượu Vân thì em chịu, chẳng phân biệt được Vân Kim Lân với Vân Văn Cao là thế nào. Cụ cười không nói gì cứ uống tì tì. Cụ rót rượu cho mình, nói cái gì không biết thì đừng có chơi, nguy hiểm lắm. Tao ngày xưa còn trẻ ngu dại, cứ tưởng văn là món dễ, chẳng phải học hành gì cũng chơi được. Chơi một hai cái được khen lại càng tưởng bở. Nhưng càng viết càng thấy mình ngu, chẳng biết văn là cái con mẹ gì. Thế là tao rút, rút ngay lập tức. Đã chơi thì chơi thật, chơi tới số, không thì thôi, bỏ ngay. Chớ có giả đò chơi, giả đò thạo chơi, đéo vào.
Mình nhìn cụ cười cười, nói anh cho em hỏi một câu nhé. Anh phải nói thật nhé, đừng có giả đò như như anh vừa nói với em nhé. Nghe thế cụ trợn mắt lên nhìn mình rồi phì cười, nói a thằng này nom thế mà láu. Tao hiểu ý mày rồi. Cụ nâng ly rượu chạm ly cái cạch, ngửa cổ uống sạch ly rồi cười hì hì, nói mày đểu lắm, đi guốc trong bụng tao. Nói thật thì thế này : xưa tao viết văn hăng máu, hăng máu lắm. Vì  khi đó điếc không sợ súng, coi mình như ông trời con thích gì viết nấy chả biết sợ ai, chả coi ai ra gì. Bây giờ chưa viết đã coi mình như con sâu cái kiến thì viết cái mẹ gì nữa. Thứ văn của con sâu cái kiến có ai trọng đâu, người ta khinh tạt. Thà không viết thì thôi, viết ra để thiên hạ gọi mình bằng thằng thì tao không thèm, ỉa vào! Cụ cười cái hậc, rót rượu đầy ly uống cạn, nhìn trừng trừng ra sân cả tiếng đồng hồ, không nói thêm một tiếng nào nữa.
Năm 1998 thì phải, mình có biên tập cuốn Truyện ngắn Kim Lân, in vào Tủ sách vàng của NXB Kim Đồng. Mình ôm sách tới nhà, nói biết anh chán chơi văn nhưng các cháu vẫn thích văn Kim Lân nên em mạn phép anh in cuốn này cho các cháu. Cụ cảm động lắm, cho mình một bữa rượu say. Cuối buổi rượu cụ lấy cái bình cổ cho mình, nói mày cầm về  chơi cho vui. Biết của đắt tiền mình từ chối, nói em có biết chơi đồ cổ đâu anh. Cụ cứ đặt vào tay mình, nói có quí anh mới tặng mày, cầm lấy đi không anh giận. Mình cầm về, bày ở phòng khách, ai đến chơi cũng xuýt xoa khen cái bình cổ. Thằng Vân ( đạo diễn Nguyễn Thanh Vân) thằng Cẩm ( họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm) mê tít thò lò, lần nào đến chơi cũng đứng trước cái bình thật lâu, xuýt xoa tấm tắc khen hoài.
Chẳng may mình bị tai nạn nằm liệt giường. Vợ mình nghe ai nói  cái bình cổ đó có vong, mình bị tai nạn cũng vì thế, liền giấu mình ôm cái bình gửi nhà chùa. Chẳng hiểu thế nào chuyện đến tai cụ, lập tức cụ đến nhà mình. Cụ ngồi xuống cạnh nhìn mình xót xa, nói anh nghe chuyện hãi quá, suốt đêm không ngủ được, chỉ mong đến sáng tìm đến nhà mày. Mình cười, nói chuyện mê tín tào lao của đàn bà, anh để bụng làm gì. Cụ lắc đầu xua tay, nói không không, cái bình đâu rồi đưa anh. Mình nói để làm gì, vợ em gửi nhà chùa rồi. Cụ nói lấy về cho anh để anh đập tan cái bình, sau này không có ai dùng đến nó nữa. Nguy hiểm quá.
  Cụ sụm xuống, ngồi dúm dó bên mình, nói đã bảo cái gì không biết thì đừng có chơi mà anh cứ chơi liều, lại còn xui mày chơi nữa. Thôi, từ nay anh không chơi đồ cổ nữa. Cụ cầm tay mình mắt rưng rưng, nói anh sai rồi, sai lắm rồi, xin lỗi em. Mình im lặng nhìn cụ hồi lâu và bật khóc.
Nguyễn Quang Lập
Postest: TQS, 26/7/2012

Phận đàn bà 2

Mình ra Huế dự liên hoan sân khấu. Cũng còn chẳng háo hức gì liên hoan liên heo, chỉ vì vở Mùa hạ cay đắng của mình từ  1987 hai lăm năm sau mới xuất hiện trở lại, mình muốn ra xem thế nào. Taxi vừa đến khách sạn vừa lúc một con Mẹc cũng trờ tới. Một người nhỏ thó đen thui ăn mặc sang trọng đeo kính trắng mở cửa xe bước ra. Ba bốn người đứng chực ở cửa khách sạn vội vã bước tới vồn vã rối rít bắt tay ông rồi lăng xăng lấy đồ của ông rật rật chạy theo ông. Lại có hai em chân dài, hình như người của khách sạn mang hoa đến tặng ông. Biết ngay đó không đại gia cũng quan lớn, nhìn mặt thấy quen không nhớ là ai.
Chú xe đưa ông chủ vào cầu tháng máy xong, quay ra hồ hởi bắt tay mình, nói cháu tên Thành con ông cu Diện. A anh Diện làng Đông, bạn học với anh Thắng mình. Chú lái xe cười hề hề, nói công nhận chú nhớ tài thiệt. Mình cười lắc đầu, nói cậu còn khen, mình nhớ mãi không ra sếp cậu là ai. Thấy quen mặt lắm nhưng chịu không thể nhớ. Cu Thành nói to giọng đầy hãnh diện, nói dạ đó là tiến sĩ nhạc sĩ nhà thơ Tương Như.  Mặt mình vẫn đực như ngỗng ỉa. Cu Thành ngó trước ngước sau, hạ giọng thì thầm, nói dạ tức là Cu Mèo. Ôi thôi bỏ mẹ rồi, hóa ra là Cu Mèo hi hi.
Không nhớ Cu Mèo hơn mình mấy tuổi. Đại khái khi mình học lớp năm thì anh đã học xong lớp 7 nhưng mình không gọi bằng anh, khi gọi Cu Mèo khi gọi bằng thằng. Con nít trong làng chẳng đứa nào ưa, Cu Mèo cũng chẳng ưa đứa nào. Một mình một chợ, Cu Mèo lang thang từ đầu làng đến cuối làng đi ghẹo gái. Chuyện chị Mai với anh Cu Mèo cả làng Đồng đều nhớ, mình cũng đã viết trong Xóm gái hoang.
Chị  Mai hơi thấp, múp máp, da trắng ngần, đặc biệt chị hát, ngâm thơ đều hay cả. Người thì gọi chị là Châu Loan xóm, người thì gọi Tường Vi xóm. Họp đội, họp xóm, họp đoàn, đám cưới đám hỏi  nhất nhất phải có chị hát mới xong. Mọi người nói Châu Loan mô rồi hè? Chị Mai đứng lên liền, nói đây đây. Người nóí ngâm bài rứa là hết đi Mai ơi. Người nói không không ẻ vô bài nớ, ngâm bài chào sáu mốt đỉnh cao muôn trượng tề.
 Chị Mai thuộc toàn thơ Tố Hữu thôi, mấy bài trong sách giáo khoa chị thuộc sạch. Hỏi nước mình có ai là nhà thơ, chị nói Trần Đăng Khoa với Tố Hữu, hỏi còn ai nữa không, chị nói từng nớ ngâm đã rã họng ra rồi, nhiều chi lắm. Đầu buổi ngâm thơ cuối buổi hát, hoặc ngược lại, khi nào cũng vậy ở đâu cũng vậy. Mọi người nói Tường vi mô rồi hè, chị Mai đứng lên liền, nói đây đây. Người nói hát bài Noọng ơi trăm ngàn nở hoa đi Mai ơi , người nói dở dở  quẹt quẹt, hát nắng toả chiều nay tề. Chị  hát say sưa, miệng hát ngực rung hấp dẫn vô cùng.
Có hai người mê chị, một là anh Toả bí thư chi đoàn, hai là Cu Mèo con trai cu Miễn. Mỗi lần chị Mai hát, anh Toả nhìn miệng chị không chớp, miệng mấp máy, người đu đưa, nói hay hè hay hè; cu Mèo nhóng cổ nhìn ngực chị rung rung, thè lưỡi liếm một vòng, nói đù mạ hát rứa mới hát chơ.Lại thè lưỡi liếm một vòng, miệng thít thít.  Nhưng chị Mai ghét Cu Mèo, chỉ yêu anh Tỏa thôi. Cu Mèo tức lắm, đứng dạng háng chặn đường chị Mai, nói tui thua cu Toả cái chi? Chị nói không, bỏ đi. Cu Mèo lại vượt lên chặn đường, nói tui tên Mèo, xấu phải không? Chị nói không, lại bỏ đi.
Tối cu Mèo trèo lên cây xoan sau hồi nhà chị Mai, dóng mồm xuống cửa sổ nhà chị kêu vơ Mai nời… tui ưng Mai rồi vơ Mai! Vơ Mai nời… cu Toả không bằng bãi cứt trâu, ưng hắn mần chi. Chị Mai đóng sập cửa sổ.Cu Mèo vừa rung cây vừa hát hờn căm bao lũ tham tàn… cu Toả!  Hát chán Cu Mè bắc loa tay hét to, Mờ eo meo huyền Mai! Mờ ai mai huyền Mèo. Tôi nào cũng ầm ĩ, không cho ai ngủ ngáy gì cả.
Buổi trưa nắng nóng chị Mai gánh lúa về, cu Mèo chặn đường, dạng háng nói ưng tôi đi, mai mốt tui làm lái xe tải tha hồ sướng. Chị Mai đang gánh lúa, mệt, nói ẻ vô, bỏ đi. Cu Mèo lại vượt lên trước, đứng dạng háng, nói ưng tui đi, mai mốt bọ tui lên xã, tui làm chủ nhiệm. Chị Mai đánh môi cái bịp, bỏ đi. Cu Mèo vẫn không chịu, lại vượt lên, đứng dạng háng, tụt quần nói, cu tui ri nì, Mai ưng không? Chị Mai vứt gánh lúa, chồm tới túm chim cu Mèo nghiến răng vặn, nói khoe cái cố tổ mi, khoe cái cố tổ mi. Cu Mèo kêu như cha chết.Nhưng từ đó Cu Mèo đi đâu cũng khoe, ní em Mai cầm cu tau rồi, khen cu tau đại chang,  bằng mười cu Tỏa.
Tết năm 1967, làng làm hội diễn văn nghệ ở đình làng. anh Toả chị Mai hát song ca bài Trước ngày hội bắn. Chị Mai mặc váy, cầm cái ô xoay xoay e thẹn, bắp chân trần trắng muốt, cười cái liếc cái, hát ai tin anh nóiAnh Toả mặc áo quần bộ đội, đội  mũ tai bèo, cười cái liếc cái, hát vì sao em nói nghe nào…Bà con nói ua chầu hầu hay hè hay hè. Cu Mèo đứng dậy quát  to, nói hay cái l. mạ bay! Bà con nói ua chầu chầu cu Mèo nói bậy quá hè. Cu Mèo mắt trợn tay chỉ, nói đồ xã viên biết chi! Rồi hát rống lên hờn căm bao lũ tham tàn… Mai Toả!
Mọi người nói ua châù chầu cu Mèo ỷ thế con chủ nhiệm mất trật tự quá hè. Cu Mèo nói đồ xã viên biết chi! Rồi lại hát cu cu Toả ơi, cu cu Toả ơi.. chim mi mô rồi, chim mi mô rồi… đọ tau cái coi. Bà con đòi đưa cu Mèo ra kiểm điểm, cu Miễn nói đồng chí cu Mèo nóng tính, có nói bậy nhưng xuất phát từ tấm lòng yêu thương xã viên nghèo như đồng chí Mai.  Rứa là tốt. Quan trọng là tấm lòng, không quan trọng cái lỗ mồm. Người nói tốt rứa a tốt rứa a, người không nói gì, người nói tốt rứa đo tốt rứa đo.
Ra tết anh Toả đi bộ đội. Cu Miễn đề nghị chị Mai làm bí thư chi đoàn, gánh vác cho người đi xa. Chị Mai nghe nói vậy thì nhận.Cu Miễn gặp riêng chị Mai, nói đồng chí cu Mèo chậm tiến, đồng chí nên gặp riêng nhắc nhở. Cu Mèo tức, nói răng bọ chê  tui chậm tiến? Cu Miễn cười cái hậc, nói tao tưởng mi muốn lấy con Mai. Rồi kéo tai Cu Mèo nói nhỏ như vầy như vầy… Tận dụng thế mạnh đi con.
Tối, chị Mai họp chi đoàn ở kho hợp tác, họp xong chị bảo cu Mèo ở lại nhắc nhở. Cu Mèo đè chị ra hiếp liền. Chị Mai xấu hổ không dám nói ai, chị quyết định quyên sinh. Chị đi một mạch xuống Quảng Thanh, ngồi đúng nơi “ tọa độ lửa” đợi máy bay tới thả bom. Chị không chết, bị một mảnh bom đâm đúng cuống họng, không nói được, nói gì cũng cứ dá da dá da.
Chị Mai ôm áo quần rời làng Đông về Xóm gái hoang ở với mụ Cà và chị Đóc Xấu thế nào, bắt được phi công Mỹ ra sao mình đã kể, có dịp sẽ nhắc lại. Hơn bốn chục năm rồi chẳng ai còn nhớ đến chị. Mình cũng quên. May gặp Cu Mèo bỗng nhiên nhớ lại hết.
Mình hỏi cu Thành, nói cháu có nhớ chị Mai không. Nó cười, nói thím Mai dá da da phải không? Chú muốn gặp mai đi theo cháu. Tiến sĩ nhạc sĩ nhà thơ Tương Như về Quảng Bình cắt băng khánh thành ngôi nhà  tình nghĩa cho thím Mai đó. A, lạ quá, Cu Mèo xây nhà tình nghĩa. Té ra chuyện Cu Mèo- chị Mai kết thúc rất có hậu, hi hi hay thật
Sáng Mai mình nhờ thằng bạn học cấp 1 ở làng Đông đánh xe bám theo xe Cu Mèo về nhà chị Mai. Nghe mình nói về dự khánh thành ngôi nhà tình nghĩa, thằng bạn nhìn  mình như nhìn con bò đực, nói mi điên à. Mình hỏi sao. Nó cười cái hậc, nói mày còn lạ chi Cu Mèo. Xây nhà tình nghĩa hết trăm triệu thì lão bắt tỉnh, huyện hầu rượu cuộc này đến cuộc này đến cuộc khác, nhậu sao cho đủ trăm triệu mới thôi. Mình cười, nói kệ, miễn sao chị Mai có ngôi nhà trăm triệu là tốt rồi.
Nhà chị Mai ở huyện Tuyên, một xóm nghèo ở đầu nguồn sông Gianh. Chả hiểu sao chị Mai mò lên tận đây sống một mình ở nơi heo hút này. Khi mình đến đã thấy quan khách đứng ngồi chật cứng. Chị Mai ngồi hàng ghế đầu, chẳng thấy chị vui vẻ gì, mặt cứng đơ mắt trừng trừng nhìn mọi người. Đến đoạn chủ tịch xã đọc diễn văn cảm ơn Cu Mèo, nói chị Mai có được ngôi nhà hôm nay là nhờ công sức của tiến sĩ nhạc sĩ nhà thơ Tương Như. Chị Mai chồm lên, nói dá da da da. Người ta vội vàng ấn chị ngồi xuống. Mình hơi lạ, được ngôi nhà mới sao chị Mai có vẻ giận dữ đến thế.
 Thằng bạn mình cười hì hì, nói bi kịch bi kịch. Mình hỏi sao. Nó nói mày không biết chuyện chị Mai mất 5 sào đất à. Mình nói không. Nó lại cười hi hì, nói bi kịch bi kịch. Chuyện này làng Đông ai cũng biết, chỉ có mày là không biết. Cũng tại năm bảy lăm nhà mày về Ba Đồn rồi, không biết chuyện này cũng phải. Năm đó chị Mai về làng thì ngôi khu vườn 5 sào của chị bị cha con cu Miễn chiếm dụng. Chị Mai kiện cáo khắp nơi. Chị không có chữ chẳng viết đơn được, nói gì cũng dá da da chẳng ai hiểu gì. Con kiến kiện củ khoai, nói gì cũng dá da da thì kiện cái gì nhưng chị không nản, ba chục năm này chị kiên trì bám theo  Cu Mèo, hễ gặp Cu Mè đâu chị cũng túm áo lão kêu  dá da da. Phiền quá Cu Mè mới thí cho chị cái nhà này đấy. Dứt lời thằng bạn mình cười he he, nói đó, tình nghĩa Cu Mèo là rứa đó.
Vừa lúc Cu Mèo phát biểu. Anh đứng lên nhìn mọi người rưng rưng lại nhìn chị Mai rưng rưng, nói ngôi nhà nay là món quà mọn tôi dành cho chị Mai, người đàn bà đã chịu nhiều đau khổ. Đau khổ lắm các đồng chí ạ. Cu Mèo nghẹn lại như sắp khóc. Mọi người lặng thinh cảm động. Bỗng chị Mai nhảy lên túm áo Cu Mèo, nói dá da da da!… Dá da da! Chị khóc òa day áo Cu Mèo liên tục, nói dá da da da. Mình tưởng Cu Mèo thẹn đỏ mặt, chẳng dè Cu Mèo ôm chầm lấy chị, vỗ vỗ lưng chị nghẹn ngào, nói chị đừng nói lời cảm ơn, đừng nói lời cảm ơn nữa chị Mai ơi.
Mọi người cảm động vỗ tay rần rần.
Nguyễn Quang Lập
Postest: TQS, 26/7/2012

HOÀNG SA TRÊN NHỮNG TẤM BẢN ĐỒ CỔ CỦA PHƯƠNG TÂY

TS. Trần Đức Anh Sơn
Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, ngoài việc tập hợp, sưu tầm các bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa có trong các nguồn thư tịch cổ đã được các học giả trong và ngoài nước sưu tầm và công bố trong những năm gần đây, nhờ mối liên hệ với các đồng nghiệp ở nước ngoài và nhờ sự hỗ trợ tích cực của Internet, chúng tôi đã sưu tầm được nhiều bản đồ do người phương Tây vẽ và xuất bản trong các thế kỷ XVI – XIX, có liên quan đến chủ đề này, để đưa vào “font tư liệu Hoàng Sa”.
Phát hiện 56 bản đồ cổ phương Tây vẽ Hoàng Sa của Việt Nam
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613
Đây là những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải do người phương Tây vẽ trong quá trình phát kiến hàng hải, giao thương, truyền giáo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có ghi nhận về lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam trong lịch sử.
Trên những tấm bản đồ này, quần đảo Hoàng Sa luôn được thể hiện bằng hình vẽ ở trong vùng biển Đông của nước ta, với kinh tuyến và vĩ tuyến khá chính xác, và được ghi danh là: Paracel Islands, Paracel, Paracels, Pracel, Parcels, Paracelso… tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây. Còn vùng bờ biển Quảng Nam – Quảng Ngãi, song song với quần đảo Hoàng Sa thì được ghi nhận là Costa da Paracel (bờ biển Hoàng Sa). “Đó là cách mặc nhiên thế giới nhận Hoàng Sa đích thực thuộc chủ quyền của Việt Nam ít nhất từ 5 thế kỷ nay” (nhận xét của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu).
Phát hiện 56 bản đồ cổ phương Tây vẽ Hoàng Sa của Việt Nam
Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645
Theo nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, một chuyên gia hàng đầu về bản đồ cổ Việt Nam, thì ông đã sưu tập được 30 bản đồ cổ của phương Tây, có niên đại từ năm 1489 đến năm 1697, có thể hiện hình vẽ và địa danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo đó, “từ tấm bản đồ thứ 4 từ năm 1507 đều có ghi vẽ đất nước ta với biển Đông và quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Tùy theo cách phát âm của mỗi tác giả vẽ bản đồ mà ghi tên nước ta. Có bản đồ ghi Cauchi tức Giao Chỉ, hoặc các dạng tự khác như Cochi, Cachi, Cachu, Cochin đều biểu hiện nguyên âm Giao Chỉ. Sau thấy bên Ấn Độ có thành phố tên là Cochin, nên người ta gọi nước ta là Giao Chỉ gần Chi Na và ghi thành Cauchichina, Cauchinchina, Cachuchina, Conchinchina, Cochinchina, Cochinchine… Lần đầu tiên trên bản đồ Frères Van Langren 1595, chúng ta thấy Đại Việt chia ra 2 miền: Đàng Ngoài được Tây phương ghi là Tungkin (Đông Kinh, tên thành Thăng Long từ 1430) và Đàng Trong được ghi là Cochinchina (Giao Chỉ gần Chi Na, 1 địa danh cũ chỉ toàn quốc Đại Việt) (Nguyễn Đình Đầu, Giới thiệu một số bản đồ cổ thềm lục địa và hải đảo Việt Nam, http://www.viet-studies.info).
Phát hiện 56 bản đồ cổ phương Tây vẽ Hoàng Sa của Việt Nam
Bản đồ do Homann Heirs vẽ năm 1744
Điều này cho thấy là từ thế kỷ XVI, người phương Tây đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam khi vẽ và ghi chú các địa danh các quần đảo này trên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ.
Với 56 tấm bản đồ cổ phương Tây mà chúng tôi sưu tầm được, sự thật hiển nhiên này càng được thể hiện rất rõ. Ngoài việc thể hiện tọa độ địa lý của quần đảo Hoàng Sa (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới các tên gọi như Cauchi, Cochi, Cochinchina, Cochinchine…, trên một số bản đồ, địa danh Hoàng Sa còn được còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn:
Phát hiện 56 bản đồ cổ phương Tây vẽ Hoàng Sa của Việt Nam
An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Taberd vẽ năm 1838
- Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613, thể hiện quần đảo Pracel (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng;
- Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645 thì quần đảo Pracel (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong);
Phát hiện 56 bản đồ cổ phương Tây vẽ Hoàng Sa của Việt Nam
Bản đồ do Visscher vẽ năm 1680
- Bản đồ do Homann Heirs vẽ năm 1744 thì hình vẽ quần đảo Hoàng Sa được ghi chú là “I. Ciampa”, viết tắt của chữ “Islands Ciampa”, nghĩa là “quần đảo (thuộc vương quốc) Ciampa”. Ciempa hay Campa là tên các nước phương Tây lúc bấy giờ gọi xứ Đàng Trong, do họ cho rằng đây là đất cũ của vương quốc Champa;
- Bản đồ do Van de Kusten vẽ năm 1754, có tên là Kaart van Cochinchine, van Tunquin (Bản đồ Đàng Trong, Đàng Ngoài), đã thể hiện toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những phần lãnh thổ thuộc vương quốc Cochinchine;
Phát hiện 56 bản đồ cổ phương Tây vẽ Hoàng Sa của Việt Nam
Bản đồ do Mariette vẽ năm 1790
- Đặc biệt, tấm bản đồ mang tên An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latin, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ: “Paracel seu Cát Vàng”, nghĩa là “Paracel hoặc là Cát Vàng”. Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng đã khẳng định: “Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa – Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina”. (James Prinsep, F.R.S. [Ed.], The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI, Calcuta, 1837, p. 745).
Theo nhiều sử liệu cổ của Việt Nam, từ trước thế kỷ XVI, người Việt đã đặt chân đến vùng đảo, đá ngầm, bãi ngầm ở giữa biển Đông, mà họ đặt tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Còn trong các nguồn sử liệu của Việt Nam viết bằng chữ Hán thì địa danh Bãi Cát Vàng được ghi bởi nhiều chữ khác nhau như: Hoàng Sa Châu (黃 沙 洲), Hoàng Sa Chử (黃 沙 渚), Hoàng Sa (黃 沙). Đó chính là quần đảo Hoàng Sa ngày nay.
Những bản đồ cổ phương Tây do chúng tôi sưu tầm và tập hợp trong “font tư liệu Hoàng Sa” có niên đại trải dài hơn 3 thế kỷ, từ những bản đồ được vẽ rất sớm, như bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560, bản đồ do Gerard Mercator vẽ vào nửa sau thế kỷ XVI, bản đồ do Giovanni Botero vẽ vào đầu thế kỷ XVII…, cho đến những bản đồ được vẽ vào cuối thế kỷ XIX như: bản đồ Indochina vẽ năm 1886, bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891… đều có thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng chữ viết vị trí của quần đảo Hoàng Sa với nhiều tên gọi khác nhau, ở trong vùng biển của nước ta. Điều này chứng tỏ từ thế kỷ XVI, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và đã ghi nhận quần đảo này là một phần lãnh thổ của Việt Nam (mà bấy giờ họ gọi là Cochinchine, Cochinchina, Annam…)
Như vậy, ngoài những sự kiện lịch sử đã được chứng thực, cùng với các nguồn tư liệu thành văn với nhiều ngôn ngữ khác nhau, thì những tấm bản đồ cổ của phương Tây nói trên đã góp phần chứng minh rằng từ hơn 5 thế kỷ trước, Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa). Chủ quyền này đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, nhà phát kiến địa lý… phương Tây thừa nhận và ghi dấu lên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ.
Vì thế, những tấm bản đồ này là những tư liệu quý, góp phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa), mà hiện nay đang có một số quốc gia trong khu vực tranh chấp chủ quyền.
56 bản đồ cổ phương Tây trong ”Font tư liệu Hoàng Sa” Bản đồ do Gerard Mercator (1512 – 1594) vẽ; Bản đồ Giovanni Botero (1540 – 1617) vẽ; Bản đồ do Giovanni Antonio (1555 – 1617) vẽ; Bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560; Bản đồ do Petrus Bertius (1565 – 1629) vẽ; Bản đồ do Abraham Ortelius vẽ năm 1580; Bản đồ do Fernao Var Dourado vẽ năm 1590; Bản đồ do Gerard de Jode vẽ năm 1593; Bản đồ do Petrus or Pieter vẽ năm 1594; Bản đồ do Van der AA vẽ năm 1594; Bản đồ do Van Lanngren vẽ năm 1595; Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613; Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613; Bản đồ do Willem Janszoon Blaeu vẽ năm 1617; Bản đồ do John Speed vẽ năm 1626; Bản đồ do Orientalis Oceanus Mercator vẽ năm 1630; Bản đồ do Insulae Indiae vẽ năm 1632; Bản đồ do Janssouius vẽ năm 1632; Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1633; Bản đồ do Van Lochem vẽ năm 1640; Bản đồ do Janssouius vẽ năm 1645; Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645; Bản đồ do Vincenzo Maria Coronelli vẽ năm 1650; Bản đồ Oost Indien vẽ năm 1660; Bản đồ do F. De Wit vẽ năm 1662; Bản đồ do Guillaume Delisle (1675 – 1726) vẽ; Bản đồ do Visscher vẽ năm 1680; Bản đồ do Van Keulen (1680 – 1735) vẽ; Bản đồ do Emanuel Bowen (1693 – 1767); Bản đồ do Alexis Hubert Jaillot vẽ năm 1696; Bản đồ do VOC Octrooigebied vẽ năm 1700; Bản đồ do Jacques Nicolas Bellin (1703 – 1772) vẽ; Bản đồ do Jacques Nicolas Bellin (1703 – 1772) vẽ; Bản đồ do Ottens vẽ năm 1710; Bản đồ do Alexis Hubert Jaillot vẽ năm 1720; Bản đồ do Seutter vẽ năm 1720; Bản đồ do Homann Heirs vẽ năm 1744; Bản đồ do S. Van Esveldt vẽ năm 1745; Bản đồ do Jean Baptiste d’Anville vẽ năm 1752 ; Bản đồ do Van Keulen vẽ năm 1753; Bản đồ Cochinchine Tunquin do Van de Kusten vẽ năm 1754; Bản đồ l’islle de Buache vẽ năm 1779; Bản đồ do Clouet Mondahare vẽ năm 1785; Bản đồ do Mariette vẽ năm 1790; Bản đồ do Bowen & Gibson vẽ năm 1792; Bản đồ do Abbé vẽ năm 1806; Bản đồ do J. Carry vẽ năm 1811; Bản đồ do John Thomson vẽ năm 1814; Bản đồ do John Thomson vẽ năm 1817; An Nam đại quốc họa đồ do giám mục Taberd vẽ năm 1838; Bản đồ Greenleaf East India vẽ năm 1843; Bản đồ vẽ năm 1876; Bản đồ Indochina vẽ năm 1886; Bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891; Bản đồ do Bartholomen Velho vẽ (không rõ năm vẽ) và Bản đồ India Orient (không rõ tác giả và không rõ năm vẽ).
Theo REDS.VN

Postest: TQS, 26/7/2012

20 thg 7, 2012

Ù ù trời trở nơi con  

 (Lê Ðoàn Gia Cát ) 18.07.2012

Sắp một mùa Vu Lan. Là sắp thêm lại một mùa chim di. Còn những ân hận. Còn những nuối tiếc. Còn những tủi thân. Còn nhiều lần muốn trao hết. Nhưng vì chẳng còn Mẹ, nên đành xin gửi vào hư không. Lắt lay… Mẹ... Chiều nay, trong im lặng tổ tiên phía xa xôi đó, Mẹ đã bình yên chưa hở, Mẹ...? Đã hơn bảy năm nay, con vẫn luôn dành câu hỏi đó khi hướng về di ảnh trên góc tủ ấy. Hơn bảy năm nay, bảy mùa chim thiên di ấy, bảy lần con tự mua một bông hồng trắng cho mình, tự gắn lên trên ngực áo bên trái cho mình, vào những ngày tháng bảy tủi thân. Và con xót vì ấm ức, những cơn xót làm con phải ngồi thụp xuống, nức lên trong hai bàn tay úp ngược trên đầu gối. Con thấy, những hàng cây thắp nến trong chiều... Mẹ... Từ góc tủ ấy, Mẹ vẫn dõi theo con. Mẹ có xót với những cơn xót đó không? Nói Có, đi Mẹ, như ngày xưa, như khi Mẹ con mình vẫn như hai người bạn. Mẹ xót khi thấy con sống khác người một chút, suy nghĩ khác người một chút, đa cảm khác người một chút. Mẹ xót khi thấy con yêu cuộc đời này quá đỗi, con sống như một con thiêu thân lao vào những ánh sáng phù du. Mà cuộc đời, chắc chắn rồi - không đẹp như vòng tay của Mẹ mà. Con thấy, một ánh mắt van khấn nhất với trời cao, mong cho con bình yên... Mẹ... Ở cõi ấy, những cơn đau buốt tận xương tủy đã hành hạ những ngày tháng cuối đời của Mẹ, đã chịu buông tha nằm yên chưa hở, Mẹ...? Con đã muốn ngạt thở trong một cõi xa hơn cả cõi mà Mẹ đang bồng bềnh ấy, khi con chứng kiến mà không san sẻ được một chút nào những cơn đau đó cho Mẹ. Mà rồi, những lời trối trăn của Mẹ, đã buộc con phải đứng lên sau cú đòn tăm tối ngạt thở ấy. Mẹ đã sinh con ra trong thời cuộc sau chiến tranh không hề êm ấm đầy đủ thời đó, đã đặt vào tay con một cuộc sống giá trị bằng những dạy dỗ của Mẹ. Con phải đứng, con phải dấn. Đôi khi có vô tình hay cố ý dấn vào những cuộc phiêu lưu đáo thành đi nữa, thì vẫn phải. Như Mẹ ngày xưa, những năm bảy mươi mấy tám mươi mấy, hoàn cảnh thinh rối của cả một đất nước. Không trốn loanh quanh với trò chơi số phận. Mẹ từ bỏ chiếc áo dài lụa trắng, từ bỏ những trang giáo án. Mẹ đã dấn mình vào cuộc đời. Mẹ đã băng băng đi ngược những chiều lộng gió, cho những đứa con lớn lên ngay thẳng - những đứa con mang căng phồng niềm tin cứu rỗi của Mẹ. Con thấy, những hạt giống lấp lánh bình minh vươn mình... Mẹ... Người đàn bà viết tên mình trên sương trên khói, trên mê trận cô đơn của cuộc sống. Con đã hiểu rồi, đời cơm áo, là đồng hành với những trống trải cô đơn. Con cảm nhận ngay tức thì những lúc chạy ra mở cửa khi Mẹ về, lúc trời đã tối đen, và những cơn mưa còn đọng nước lấp lóa trong ánh mắt ấy. Con cám ơn Ba Mẹ, đã cho con cảm thấy quá đủ đầy trong những năm con đang tuổi lớn. Cho dù có lớn lên trong những gập ghênh cuộc sống, thì con cám ơn Ba Mẹ đã dìu nhau, dìu cả gia đình mình trọn vẹn đến những tháng ngày cuối cùng của hai cuộc đời. Ngày cưới của con, ánh mắt ấy, ánh mắt vẫn lo lắng cho đứa con này sẽ bước vào một cuộc đời như hàng triệu cuộc đời đàn bà khác, mà lo toan, mà nâng niu gìn giữ, mà mạnh mẽ tiếp nối kiếp luân hồi vào những đứa con của con. Con thèm nghe lại một tiếng gọi cái tên thân mật trong nhà của con biết bao nhiêu, như một trừu tượng quy chiếu níu giữ con. Mẹ khen con đi, Mẹ, ít nhất, con đã ráng sống hết sức mình, tạm tự cho mình là sống khá tốt ấy chứ, như ý nghĩa của cái tên này mà Ba Mẹ đã đặt cho con - thêm một điều tốt, thêm một điều lành. Cho đến tuổi này, con xin tự cho mình rằng đã làm khá tốt đó mà, phải không Mẹ... Con thấy, cặp mắt bao dung linh từ vùi trong bờ vai hao kiệt... Mẹ... Từ sau ngày định mệnh ấy, ngày con đứng ở cuối chân giường bên nhà mình, tiễn biệt Mẹ ra đi, con chọn đứng ở chân giường, phía chân Mẹ, để được hưởng nuốt đến giọt cuối cùng ánh mắt của Mẹ. Ánh mắt mang màu chạp giỗ, Mẹ ơi... Mẹ đã không muốn con phải khóc lúc ấy. Nên con câm nín ánh nhìn của con. Nên từ ngày đó, giữa dòng chuyển của đoạn đời mà con đang được phép tham gia góp tiếng này, lắm khi, con thảng thốt nhận ra con đang ngồi thu lu một mình trong một góc âm nào đó, mờ mờ giữa một buổi nửa trưa nửa chiều, sao con lại cứ cảm giác đang ngồi trong một ngôi mộ bia. Con ẩm ướt, ẩm ướt dù trời không mưa và rất nhiều gió. Rồi những tiếng thở dài, chúng cứ trôi đi như dòng nước, và cũng như dòng nước, chúng cứ trượt dài khỏi bàn tay con. Khiến qua những kẻ tay úp trên đầu gối con chỉ nhìn thấy được cái bóng của xa xôi quá đỗi, của dịu vợi ngút ngàn đang bay lơ lửng trong những dòng bụi li ti xuyên trong vệt nắng dài ngoài kia. Con thấy, từ - tâm - Mẹ đang điều trị những cơn quay quắt đó cho con... Mẹ... Có kiếp luân hồi mà, phải không Mẹ? Cho dù cuộc đời Mẹ đã đi qua, đã in dấu trong con vĩnh viễn, con đang bước tiếp lúc này, trơ trọi gập ghềnh không có Mẹ bên cạnh, thì con sẽ ráng, ráng mỉm cười bước tới, bước cho trọn cuộc đời mà Mẹ đã đặt vào tay con. Con thấy, rất nhiều lần, những lần hoặc là bơi chung hoặc là chìm chung trong cõi này và cõi kia, cõi của Mẹ và cõi của con. Để hy vọng, duy nhất một hy vọng, rằng, kiếp sau, con vẫn xin được là con của Mẹ. Nhất định là như thế, phải nên là như thế, bắt buộc là như thế. Bởi vì, đó là niềm tin duy nhất của đứa con này. Đứa con đã quá dư thừa ngốc dại thiếu sót, và đã quá hiếm hoi cơ hội để làm được gì nhiều cho Mẹ ở cõi sống lần này. Thì ở cõi sống sau, xin cho con thêm một lần, thêm một cơ hội từ bi, thêm một lần nữa, con được làm con của Mẹ. Mẹ... Con vẫn luôn cầu xin như thế... [LĐGC] Postest: TQS, 20/7/2012

13 thg 7, 2012

Sáng hôm qua ( thứ năm ngày 12/7/2012 ) mình scan một số  hình của ngày xưa để tải lên Blog. Giờ phải viết ghi chú từng tấm hình để biết ngày tháng năm và nơi chụp để nhớ...
Trong USP có lưu 16 hình được sắp xếp như sau:
1) Thẻ sinh viên của S
2) TQS- Võ Đức Thọ- Nguyễn Đức Ba , ảnh chụp năm 1982.
3) Nguyễn Văn Nam, ảnh chụp tháng 10/1982
4) Chị Lương - chị Hảo, ảnh chụp ngày 27/12/1972
5) Lớp Sử Khóa 6, ảnh chụp năm 1984
6) Đám cưới Thắng - Thúy ( ngày 8/7/1989 )
7) TQS chụp chung với các bạn  Sử k3 và k4 ngày 14/3/1983
8) TQS, tháng 6/1986
9) S- Thắng- Linh, ngày 14/2/1984
10) S- Thắng, không đề ngày
11) TQS chụp chung với Sử k4 ngày 20/10/2001
12) TQS chụp lúc học hết lớp 5, năm 1972
13) 8 người trong lớp Sử K6 thăm thầy cô ngày 20/11/1983
14)Kỉ niệm 20 năm thành lập trường ĐHTH Huế , 26/10/1996
15) TQS- Võ Đức Thọ, hình chụp năm 1982 hoặc 1983
16) TQS- Nguyễn Đức Ba-Tạ Ngọc Hải- Đỗ Xuân Hùng- Nguyễn Thái Linh, ảnh chụp ngày 25/2/1982
   TQS, 13/7/2012
Hình của lớp đi thăm thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-1983





Thêm một số hình ngày xưa nữa





Một số hình ngày xưa





7 thg 7, 2012



Nói nhiều, như một căn bệnh…
  ( Vương Trí Nhàn viết ngày 4/6/2012)

  Hay là bây giờ mình lên tiếng xin tăng giá các loại cước điện thoại cố định cũng như di động…
      Thú thật là chỉ mới nghĩ thế thôi chứ chưa dám mở miệng, tôi đã tự ách lại ngay được. Thậm chí đắn đo mãi mới dám viết rằng mình từng nghĩ vậy trên mặt giấy. Bởi không cần nhạy cảm lắm, cũng thừa biết là trong con mắt mọi người, riêng việc cái thằng tôi có ý nghĩ như thế đã là một dấu hiệu điên rồ, nếu không nói là một trọng tội. Chắc rằng sẽ có ai đó sẵn sàng mách hộ nên đi khám tâm thần ở chỗ này chỗ nọ.

      Mặc dầu vậy, tôi vẫn cứ viết ra đây với tất cả sự tỉnh táo của một người đang kiểm soát được ý nghĩ của mình. Lý do là như thế này: Thời buổi bây giờ chỉ có đồng tiền chế ngự được con người. Ví phỏng, trong muôn một, cái đề nghị điên rồ trên đây được chấp nhận, túi tiền những người đồng bệnh với tôi có bị vẹt đi thật – thì bù lại dần dần cũng có một cái lợi là đỡ đi cái tật nói nhiều đang trở thành một cách ứng xử phổ biến, và nên nói ngay là đã đến mức nặng nề, hoặc như thiên hạ thích nói, một căn bệnh trầm kha, đang hạ thấp cuộc sống chúng ta mà ta không biết.
     Còn nhớ hồi chiến tranh, Hà Nội cái gì cũng thiếu, chẳng hạn hồi đó, ruột bút chì bi dùng xong, phải giữ để mang bơm lại, hoặc mang đến nộp cơ quan, để đổi cái mới.
      Vậy mà ngay từ những năm ấy, đã nghe nói rằng ở một số nước trên thế giới xuất hiện tình trạng khủng hoảng thừa, và nói chung một trong những tai vạ chủ yếu của con người hiện đại là họ có quá nhiều thứ để mà lựa chọn.
     Chỉ mươi năm nay, cái cảm giác ngột ngạt của sự dư thừa kiểu đó,  nước mình mới thật lĩnh đủ.
    Ra đường nghĩa là len trong rừng xe.
    Đến các cơ quan hành chính, lúc nào cũng thấy đã có người xếp hàng.
     Vào cửa hàng ăn, bàn nào cũng ê hề những thức ăn gọi ra không dùng.
      Về nhà mở TV ra, hết chương trình đố vui mọi người đua nhau cười hô hố lại đến các loại phim hàng chợ của Tàu… Người sẵn… Của thừa… Và sự nói nhiều là nằm trong cái mạch tự nhiên ấy.
      Nhân vật chính trong thiên truyện Tỏa nhị kiều của Xuân Diệu là hai cô gái “lặng lẽ và ngơ ngác; ấy là hai hột cơm”, còn mấy người đàn ông khác cũng đều là những người “biết chung sống với sự buồn tẻ”. Không chỉ riêng Tỏa nhị kiều, mà như mọi người  đọc vào sẽ thấy, trong nhiều thiên truyện của Thạch Lam cũng như của Nam Cao hồi tiền chiến, con người ta nói ít lắm, chắc chắn là ít hơn thời bây giờ.
       Khi hình dung lại những năm còn nhỏ, tôi nhớ trong các gia đình mọi người thường lặng lẽ, ông bố chìm đắm trong lo toan về cuộc mưu sinh, bà mẹ thương chồng thương con cắn răng lam làm và trẻ con chỉ nghĩ đến việc nói chuyện với người lớn đã sung sướng. Chẳng phải gia đình tôi độc đáo khác đời, mà ở nhiều gia đình khác cũng vậy.
       Còn ngày nay bạn thử nghĩ lại xem, có phải khó khăn lắm chúng ta mới tìm thấy một người ít nói. Không những thanh niên huyên thiên bốc phét, trẻ con khóc rất dai, mà những người già cũng nói như cái cách duy nhất để tự khẳng định rằng họ còn sống. Người ta nói nhiều ở đủ các nơi: Trong các buổi họp. Trong các đám cãi nhau. Trong những dịp vui. Lại cả trong những dịp buồn (ví như các điếu văn hoặc các bài phát biểu khi có ai đó chết chẳng hạn).
     Đôi lúc thử tách ra nhìn lại mình: tôi cũng đã nhập vào đội quân đa ngôn đa quá từ lúc nào không biết. Có việc phải nói với ai điều gì chưa nghĩ cho chín đã xổ ra ào ào. Cùng một ý, đáng nói một câu thì nói đến hai ba câu. Toàn những sự lắm ngoài ý muốn, nên mới bảo là bệnh.
      Đã bao giờ bạn đang làm việc thì bị một người cùng phòng với mình làm khổ bằng cách tán róc với ai đó trên điện thoại chưa? Tôi, tôi cũng thường xuyên có cái khó chịu ấy. Cho đến một lần tôi chợt nảy ra ý nghĩ tự kiểm tra xem mình nói như thế nào. Chao ôi, tôi cũng nói dài không kém một ai. Tôi cũng thường có những chuyến buôn dưa lê vô tội vạ! Chắc chắn nhiều lần tôi đã làm phiền những người chung quanh mà không hay biết.
   Cái bệnh nói dai nói dài nói dại đã ngấm vào mỗi người bình thường ở xã hội mình  và chắc chắn cuộc chạy chữa này phải là việc chung của cộng đồng. Chứ mọi nỗ lực cá nhân nhằm tìm cách chữa riêng cho mình và người thân của mình chỉ đạt hiệu quả tương đối  nếu không nói là không bao giờ làm nổi .
 Đã in trong Nhân nào quả ấy 2003.
   Viết thêm 3-6- 2012     
  -- Khi ta chê một người nói dài tức là chê người đó nói không có nội dung, nói không chịu nghĩ, vừa nói vừa nghĩ, lặp đi lặp lại, đáng nói dăm ba câu thì nói thành hàng loạt câu liên hồi kỳ trận.
     Suy cho cùng đó là một người thiếu tôn trọng đối tượng đang đối thoại và luôn thể cũng là thiếu tự trọng.
      Tình trạng nói dài đã dẫn tới sự hạn chế và lãng phí trong giao tiếp. Nhiều lần nghe một người nói mãi tôi không hiểu. Phải cố lắng nghe một lúc rồi tóm tắt lại cho gọn và trình bày lại cho đối tượng vừa giảng giải cho mình nghe rằng họ vừa nói gì, có phải như thế này không -- người kia mới gật đầu. Cả hai mất thêm bao nhiêu thời giờ.   
   
    -- Sự nói nhiều càng biểu lộ rõ khi con người hiện đại tập hợp thành những đám đông, không chỉ ở loại đám đông tự phát như các bữa nhậu các chốn ăn chơi mà cả đám đông được tổ chức hẳn hoi như phần lớn các cuộc họp. Ở đó hoặc chúng ta quan sát thấy sự thống nhất giả tạo và giáo điều, hoặc một sự đua đả hỗn loạn, kết quả của tình trạng “ con gà tức nhau tiếng gáy” -- muốn thách thức nhau, hơn là có nhu cầu giao tiếp chân thành và cùng truy tìm chân lý .
   -- Thử giải thích tại sao chỉ  con người hiện nay mới nói nhiều như vậy? Chiến tranh. Cách mạng.Thời hiện đại đồng nghĩa với việc nông thôn và đô thị, cá nhân và gia đình cùng bị xới lên nháo nhào. Vị thế con người thay đổi, mỗi người vừa chống chọi để thích ứng, vừa như thêm có dịp khẳng định mình. Nhưng năng lực của họ nói chung, năng lực tự biểu hiện nói riêng không theo kịp,-- họ thường xuyên ở trong tình trạng như là chạy gằn, như là kiẽng chân lên mà sống.


   -- Nói cách khác, chỉ trong xã hội hiện đại, tiềm năng nói nhiều nói vô tội vạ … của con người mới được giải phóng triệt để.
      Loại người tiến thân bằng ba tấc lưỡi chưa bao giờ đông đảo như lúc này.
    
  -- Thoạt đầu người ta chỉ trở thành người nói dai nói dài nói dại  trong các hoạt động xã hội. Sau đó căn bệnh này lan vào các lĩnh vực quan hệ cá nhân. Con người chính trị bị phát triển theo hướng lệch lạc âm thầm làm hại con người nhân bản. Ở đâu nó cũng đều chứng tỏ là con người hiện thời không theo kịp sự phát triển mà hoàn cảnh mở ra cho họ. 

-- Nghĩ ra chuyện gọi là tăng cước điện thoại, ấy là lúc tôi có ảo tưởng rằng không chừng có thể dùng một số cái gọi là “biện pháp hành chính“ để người mình khỏi bệnh ( các bạn khác sẽ có những cách khác, tôi chỉ nói cho vui, nói làm ví dụ.)
     Nhưng rồi nghĩ lại, thấy chẳng đáng tin, cũng như trước các tệ nạn xã hội hiên nay --vi phạm luật giao thông, hút thuốc lá nơi công cộng, hát nhép, ăn mặc hở hang… -- mọi đề nghi tăng mức án xử phạt tôi đều không tin là có thể giải quyết triệt để. 
      Vì theo thiển nghĩ,  chúng -- các căn bệnh tưởng là “nhẹ nhàng” ấy -- thực ra chỉ là những biểu hiện của một đời sống tinh thần nông nổi, dông dài, trống rỗng; sống thiếu chiều sâu thiếu ý tưởng; một cuộc sống trì trệ bế tắc… nhưng lại hiện ra bên ngoài với cái vẻ sặc sỡ và năng động -- toàn những bệnh có giời chữa!


 --   Khi trong xã hội còn có quá nhiều người thành đạt bằng con đường nói dai nói nói dại … thì mọi người khác, nhất là lớp trẻ,  sẽ không bao giờ hướng cố gắng lập nghiệp vào việc tìm ra con người chân chính, tiếng nói chân chính của mình. Mà sẽ tiến thân bằng mọi thủ đoạn khác, kể cả thủ đoạn gian dối, buôn nước bọt, leo trèo bằng đầu lưỡi.
  
 -- Người nói nhiều mà không tự bộc lộ bản thân, không tác động tới chung quanh bằng tiếng nói riêng tức chưa tìm thấy mình: sự có mặt của người đó trên thế gian này vẫn là vật vờ thấp thoáng.  
     Những gì đúng cho một cá nhân thì cũng đúng cho cả xã hội.
     Một xã hội ồn ào vì những kẻ nói nhiều nói nhảm thực chất vẫn là một xã hội nằm trong sự phong bế của bóng tối và im lặng.
Postest: TQS, 7/7/2012