30 thg 11, 2013

Hiến chương Nhà giáo

Lưu ý rằng bản hiến chương này được ký tại Liên Xô năm 1954 nên thời ấy, nước Đại Việt ta không thể không ký dù biết nhiều thứ không thể làm được. Có phải vì thế mà mấy chục năm nay ta cứ im ỉm không công bố nội dung hiến chương này?
Có nhiều điều từ bản hiến chương này nên đưa vào thành lời thề của các nhà giáo giống như lời thề Hippocrates.
Tôi phải gõ lại cả bản tiếng Anh từ bản in roneo của UNESCO để các còm sỹ đối chiếu vì một vài chỗ tôi cũng tự cảm thấy chưa thật ổn.

The Teachers’ Charter – Hiến chương các nhà giáo

Moscow, 9-11 August 1954
The Joint Committee of  International Teachers Federations, at its nineteenth meeting held in Moscow on 9, 10 August 1954, unanimously adopted the Teachers’ Charter and the following resolution:
Maxcova, ngay 9-11 tháng 8 năm 1954
Ủy ban hỗn hợp Liên đoàn quốc tế các nhà giáo, tại cuộc họp thứ XIX được tổ chức tại Maxcova vào ngày 9, 10 tháng 8 năm 1954, đã nhất trí thông qua Hiến chương Nhà giáo với nội dung như sau:
————————————————————
PREAMBLE
Teachers have an important function to perform in society since the education of children is vital, not only for development of the individual, but also for the progress of society. The teaching profession imposes upon its members responsibilities which should carry corresponding rights. Teachers are entitled to exercise freely full civic and profession rights.
Accepting as their aim the development of the child’s individual personality, teachers must respect their pupil right to freedom of thought and encourage in them the development of independent judgment.
LỜI MỞ ĐẦU
Các nhà giáo phải thực hiện một chức trách quan trọng trong xã hội vì giáo dục trẻ em là một vấn đề cốt tử,  không chỉ cần cho sự phát triển cá nhân, mà còn cho sự tiến bộ của toàn xã hội. Nghề giảng dạy đặt cho người thày những trách nhiệm, mà những trách nhiệm này đòi hỏi có những quyền tương ứng. Các giáo viên cần có quyền dân sự một cách đầy đủ và quyền tự do hành nghề.
Chấp nhận việc phát triển tính cách cá nhân của trẻ như mục tiêu của giáo dục, giáo viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng của học sinh và khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập .
————————————————————
Article 1. The essential duties of the teacher are to respect the individuality of the child,  discover and develop his abilities, to care for his education and training , to aim constantly at shaping the moral consciousness of the future  man and citizen, and to educate him in a spirit of democracy, peace, and friendship between peoples.
Điều 1. Nhiệm vụ thiết yếu của giáo viên là phải tôn trọng tính cá nhân của trẻ em,  khám phá và phát triển khả năng của trẻ em, chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, luôn luôn hướng tới việc hình thành ý thức đạo đức của con người và công dân tương lai, giáo dục trẻ trong một tinh thần dân chủ, hòa bình và hữu nghị.
———————————————————————-
Article 2. The right of the teacher are independent of sex, race and colour, and of his personal beliefs and opinion, provided always that he does not impose his beliefs and opinion upon the child.
No teacher should be penalized for educating his pupils in accordance with his duties as defined in Article 1.
Điều 2 . Quyền của giáo viên không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, màu da, không phụ thuộc vào niềm tin và ý kiến cá nhân, miễn là giáo viên không áp đặt niềm tin và ý kiến ​​của mình cho trẻ em.
Giáo viên không bị phạt nếu việc giáo dục học sinh tuân thủ các quy định ở Điều 1.
———————————————————————–
Article 3. Teachers are entitled to have agreements embodying safeguards against arbitrary decision affecting their tenure of office, and their professional life. In particular safeguards should be provided against arbitrary decisions on recruitment, probation, appointment, promotion, disciplinary measures dismissal.
Điều 3. Giáo viên có quyền có các thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ họ chống lại quyết định tùy tiện ảnh hưởng đến nhiệm kỳ làm việc và cuộc sống nghề nghiệp. Cụ thể, các biện pháp bảo vệ cần được đảm bảo để chống lại các quyết định tùy tiện về tuyển dụng, quản chế, bổ nhiệm, đề bạt, hay các biện pháp kỷ luật đuổi việc.
————————————————————————
Article 4. In matters which concern the school curriculum and educational practice, the pedagogical and professional liberty of teacher must be respected and their initiative encouraged, particularly in the choice of teaching methods and textbooks, and through the participation of their representatives in the study of pedagogical and professional problems.
Điều 4. Liên quan đến chương trình học và thực hành giáo dục, sự tự do sư phạm và tự do chuyên môn của giáo viên phải được tôn trọng, các sáng kiến ​​cần được khuyến khích, đặc biệt là lựa chọn phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa thông qua sự tham gia của đại diện giáo viên trong việc nghiên cứu các vấn đề sư phạm và chuyên môn.
—————————————————————–
Article 5. Teachers should have the right freely to join professional bodies, and such bodies should be entitles to represent them on all occasions.
Điều 5. Giáo viên phải có quyền tự do tham gia tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức như vậy nên làm đại diện cho giáo viên trong mọi hoàn cảnh.
—————————————————————–
Article 6. All Teacher should have the right to academic and professional training of the highest possible standard, the educational requirement for university entrance being included. Social and financial circumstances should not debar a student from training for teaching.
Điều 6. Tất cả các giáo viên phải có quyền được nâng cao trình độ về mặt học thuật và chuyên môn theo các  tiêu chuẩn cao nhất có thể, kể cả yêu cầu được học để có thể vào học ở bậc đại học. Hoàn cảnh xã hội và tài chính không được trở thành một rào cản để ngăn cấm một sinh viên được học để trở thành giáo viên.
—————————————————————–
Article 7. Teachers should have the opportunity to continue their professional education. They should have the right to take part in supplementary course, and have the necessary financial assistance to do so; in particular special facilities for travel and foreign exchange should be available to enable them to get first-hand knowledge of the life of their own and of other countries.
Điều 7. Giáo viên cần được tạo cơ hội để tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn. Họ có quyền tham gia các khóa học bổ trợ với sự hỗ trợ tài chính ở mức cần thiết, kể cả việc  tạo điều kiện đặc biệt để giáo viên có thể tham quan, trao đổi ở nước ngoài giúp họ có kiến ​​thức thực tế trong cuộc sống riêng (trong nước) và ở nước ngoài.
—————————————————————–
Article 8. Teachers are entitled to salaries corresponding to the importance of their social and educational function and such as to enable them to devote themselves entirely to their profession without financial anxiety.
For teacher with equal qualifications and length of service, the principle of equal pay for equal work should be recognized without discrimination.
Điều 8. Giáo viên được hưởng tiền lương phù hợp với tầm quan trọng của chức năng xã hội và giáo dục để có thể cống hiến hoàn toàn cho nghề nghiệp mà không phải lo lắng về tài chính.
Đối với giáo viên có trình độ ngang nhau và thời gian làm việc ngang nhau, nguyên tắc trả lương công bằng cho công việc như nhau cần được công nhận, không phân biệt đối xử.
—————————————————————–
Article 9. Teachers are entitled to holidays with pay for a period corresponding to the full school holidays, sick leave with pay and adequate pension scheme, which includes provision for widow, children and dependants.
Điều 9. Giáo viên được nghỉ có lương trong toàn bộ thời gian nghỉ của trường học, được nghỉ ốm có lương và hưởng chế độ trợ cấp đầy đủ, kể cả trợ cấp cho góa phụ, trẻ em và người phụ thuộc.
—————————————————————–
Article 10. Teacher are entitled to carry on their work in suitable premises, equipped with the necessary apparatus and materials, and in classes small enough for effective teaching.
Điều 10. Giáo viên có quyền được làm việc trong điều kiện thích hợp, với các trang thiết bị cần thiết và quy mô các lớp học đủ nhỏ để giảng dạy hiệu quả.
—————————————————————–
Article 11. The equipment of a school should not depend upon the social status of the pupils, nor on the type of school, but upon educational needs.
All school should be provided with suitable accommodation to enable qualified staff to carry out the special services entrusted to them, e.g. medical and dental care, school meals and physical education. They should also be provided with laboratories, workshops and libraries.
Điều 11. Việc trang bị cho trường học không nên phụ thuộc vào địa vị xã hội của học sinh, cũng không phụ thuộc vào loại trường học, mà chỉ phụ thuộc vào nhu cầu giáo dục.
Tất cả các trường học cần được cung cấp phương tiện ăn ở thích hợp để tạo điều kiện có đội ngũ nhân viên tốt, có thể đảm nhiệm được các dịch vụ chuyên biệt được giao như chăm sóc y tế và nha khoa, cung cấp bữa ăn tại trường và giáo dục thể chất. Trường học cũng cần có các phòng thí nghiệm, phòng hội thảo và thư viện.
—————————————————————–
Article 12. The school should contribute to the development of character. A humane discipline in keeping with the self-respect of both pupil and teacher, should exclude coercion and violence.
Điều 12 . Nhà trường cần đóng góp vào sự phát triển nhân cách. Một nguyên tắc nhân đạo,  phù hợp với lòng tự trọng của cả học sinh và giáo viên, là phải loại trừ áp bức và bạo lực.
—————————————————————–
Article 13. Maladjusted children should be taught in special classes with a view to fitting them as soon as possible to enter ordinary classes and normal life.
Children whose physical handicaps prevent them from participating in ordinary school life should be educated in special schools by method suited to their special needs and disabilities.
Điều 13 . Trẻ em lệch lạc về hành vi (trẻ em cá biệt) cần được giảng dạy trong các lớp học đặc biệt nhằm điều chỉnh càng sớm càng tốt để các em có thể vào lớp học bình thường và có cuộc sống bình thường.
Trẻ em khuyết tật về thể chất không thể tham gia vào hoạt động học đường bình thường cần được giáo dục trong các trường đặc biệt, bằng các phương pháp phù hợp với nhu cầu đặc biệt và tình trạng khuyết tật của họ.
—————————————————————–
Article 14. Provision should be made for educational research in classes or schools where experiments in methods may be tried under suitable conditions, so that the progress of educational practice and theory may be advanced. An information service should be available to make the results of research known.
Điều 14. Phải cung cấp các nguồn lực để tiến hành nghiên cứu giáo dục tại các cơ sở giáo dục, nơi mà việc thực nghiệm khoa học khả dĩ tiến hành được trong các điều kiện thích hợp, sao cho có thể đẩy mạnh các tiến bộ của lý thuyết và thực hành về giáo dục. Cần có dịch vụ thông tin để công bố các kết quả nghiên cứu.
—————————————————————–
Article 15. Through their chosen representatives teachers should have the opportunity of shaping policy to improve the administration of schools and the practice of their profession.
Điều 15 . Thông qua đại diện được chọn, giáo viên cần có cơ hội để xây dựng các chính sách để cải thiện hoạt động quản lý các trường học và hành nghề.
—————————————————————–
(Unanimously adopted)
Delegates of the constituent Federations of the Joint Committee of International Teachers’ Federation.
(Đã nhất trí thông qua)
Đại biểu của Liên đoàn thành viên của Ủy ban hỗn hợp Liên đoàn Quốc tế các nhà giáo
Tqs post ngày 30/11/2013 từ Blog Hiệu Minh

26 thg 11, 2013

Lịch sử không phải để lên bàn thờ

TS Giáp Văn Dương
TS Giáp Văn Dương
 Lịch sử không phải để lên bàn thờ, cũng không để hắt hủi hoặc trốn tránh, mà để thảo luận và  dưới nhiều góc nhìn khác nhau của hậu thế. Đó cũng là cách tôn trọng nhất đối với lịch sử, với di sản của thế hệ trước để lại.

 Bài học lớn nhất từ lịch sử chắc hẳn là bài học làm người văn minh. Chỉ có như thế, những khổ đau đã xảy ra trong lịch mới không lặp lại và không trở thành vô nghĩa.


Lịch sử và diễn giải luôn là chủ đề tranh luận của học thuật và đời sống. Phân định được lịch sử và diễn giải, chúng ta sẽ tránh mắc kẹt vào những diễn giải cụ thể để làm che mờ sự thật và ý nghĩa của lịch sử, và qua đó, bao dung được với những diễn giải khác nhau, trong sự bình đẳng và tương kính.
Còn không, chúng ta mãi chìm đắm trong những vết thương và mất mát đã xảy ra. Lịch sử trong trường hợp này trở thành gánh nặng, là căn cớ của những chứng bệnh xã hội, thay vì là trường học hay nguồn cội.

Theo cách của riêng mình, mỗi người mang trên mình gánh nặng của quá khứ, cả vinh quang lẫn khổ đau.

Đây là điều không tránh khỏi, và cũng không nên tránh, vì chính việc này tạo ra sự gắn kết của cả dân tộc, khi họ chia sẻ chung một quá khứ. Vậy nên, ứng xử với quá khứ như thế nào là câu chuyện của cả dân  tộc, chứ không phải là câu chuyện của một cá nhân.

Trăm năm trên cõi đời này, mỗi cá nhân đều vô cùng bé nhỏ. Nhưng nếu có thêm sự tiếp sức từ quá khứ, thì họ trở nên giàu có và mạnh mẽ biết nhường nào. Theo cách nhìn đó, một dân tộc không có lịch sử là  một dân tộc nghèo. Một cá nhân không tiếp nhận được sức mạnh của lịch sử dân tộc mình là một sự thất  bại.

Vì thế, chúng ta cần lịch sử và hiểu lịch sử. Chúng ta cần một sự tiếp nối để có thêm sức mạnh và để bớt cô độc trên cõi đời này.

Nhưng lịch sử không ngọt ngào. Những trang vui tươi trong lịch sử rất ít. Phần còn lại chủ yếu là khổ đau, thù hận, máu và nước mắt.

Theo thống kê sơ bộ, trong khoảng 2250 năm trở lại đây nếu tính từ thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, thời gian Việt Nam ở trong tình trạng chiến tranh hoặc phụ thuộc chiếm gần gấp đôi thời gian hòa bình. Đó là những khoảng thời gian đau đớn đầy máu và nước mắt. 

Vậy làm sao phải tiếp nhận một di sản đầy máu và nước mắt đó?

Việc này không dễ dàng chút nào. Tùy thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể mà mỗi người có một lựa chọn. 

Nhưng tựu chung có mấy cách phổ biến như sau:

• Quên nó đi, coi như không có, và nếu cần thì rũ bỏ
• Tự hào về nó, coi đó là vinh quang, cần tuyên truyền rộng rãi
• Thù ghét nó, coi đó là nguồn gốc của khổ đau, cần phê phán kịch liệt

Dù lựa chọn thế nào đi chăng nữa thì những khổ đau và thương tổn đã xảy ra là có thật, còn lựa chọn và diễn giải chỉ là chủ quan và thiên kiến của cá nhân hay một nhóm người. 

Trên thực tế, lịch sử thường gắn liền với chiến tranh. Mà đã là chiến tranh thì bao giờ cũng gắn liền với  thắng và bại. Phe thắng thì thường coi đó là niềm tự hào và chính nghĩa. Còn phe bại thì coi đó là sự cay  đắng hoặc bất công của lịch sử. Người dân thường thì mất mát quá nhiều, hoặc không muốn nói đến, hoặc  ngả nghiêng theo tuyên truyền dòng chính, hoặc chẳng quan tâm vì họ phải lo toan chuyện cơm áo gạo tiền.

Khi cuộc chiến kết thúc, di sản lớn nhất mà nó để lại không hẳn là những tổn thất vật chất, mà là các diễn  giải, hoặc khổ đau hoặc tự mãn, được lồng ghép với nhiều ý đồ khác nhau của người diễn giải, tạo ra những vòng xoáy vô tận.

Kết quả của các diễn giải thiên kiến, dù mang trên mình những chiếc áo mỹ miều của lòng yêu nước hay bản sắc quốc gia, cũng làm những đổ vỡ trong lịch sử, máu và nước mắt, sẽ theo những vòng xoáy này tàn phá lòng người, tàn phá thế hệ hiện tại. Qua cách đó, cuộc chiến sẽ không bao giờ kết thúc. Cuộc  chiến chỉ chuyển sang một dạng khác, duy trì dưới một mầm mống khác có thể bùng phát bất cứ lúc nào. 

Những cái giá quá đắt mà thế hệ đi trước phải trả đã không mang lại điều gì cho các thế hệ sau. Cũng  không có bài học nào của lịch sử được rút ra.

Muốn thoát ra khỏi vòng xoáy thì chỉ có hai cách: đứng ngoài vòng xoáy hoặc đứng cao hơn vòng xoáy.

Đứng ngoài vòng xoáy có ưu điểm của nó là sự đơn giản. Đó là cách dễ nhất, nhưng không giải quyết  được gốc rễ của vấn đề. Vì khi chọn cách đứng ngoài, anh tuy tránh được những khổ đau, nhưng cũng đánh mất cơ hội tiếp nhận sức mạnh mà lịch sử mang lại.

Vậy chỉ còn cách đứng trên vòng xoáy, để vượt thoát và phá vỡ nó để tập hợp và hướng sức mạnh của  lịch sử vào những việc có ích cho cuộc sống hiện tại, hoặc chí ít cũng là để hạn chế sự tàn phá của nó đối  với hiện tại. Chỉ có như thế mới có thể có được một hiện tại yên bình. Chỉ có như thế một cuộc chiến mới có thể kết thúc.

Lịch sử dĩ nhiên không phải để làm cảnh hoặc để trang hoàng cho oách. Lịch sử là trường học. Lịch sử cũng là bãi chiến trường. Ngay cả khi các cuộc chiến đã qua đi, thì lịch sử vẫn là nơi các diễn giải tranh đấu với nhau để tìm ra sự thật.

Như vậy, lịch sử không phải để lên bàn thờ, cũng không để hắt hủi hoặc trốn tránh, mà để thảo luận và  dưới nhiều góc nhìn khác nhau của hậu thế. Đó cũng là cách tôn trọng nhất đối với lịch sử, với di sản của thế hệ trước để lại.

Chiếc cốc nhìn từ hai góc nhìn khác nhau

Cùng là một vật thể: chiếc cốc, nhìn từ bên cạnh là hình nón cụt, nhìn thẳng vào lòng cốc là hình tròn. Từ  hai góc nhìn khác nhau đã có hai hình dạng khác hẳn nhau. Ai đúng, ai sai?
dạy Sử, yêu nước, chính sử, dã sử

Câu trả lời tất nhiên là không có ai đúng, mà cũng chẳng ai sai. Cả hai đều đúng, và cả hai đều sai. Đúng,  theo góc nhìn của mình, nhưng sai do diễn giải của mình về cái cốc là phiến diện.

Với trường hợp cái cốc, chúng ta chấp nhận việc thấy cái cốc là hình nón hay hình tròn tùy theo góc nhìn là điều hiển nhiên. Nhưng với các sự kiện lịch sử, chúng ta lại thường không chấp nhận điều đó, và có xu  hướng cho rằng chỉ có một diễn giải đúng. Diễn giải đó thường được coi là chính thống, được sự hỗ trợ  của hệ thống, đặc biệt là truyền thông và giáo dục, nên được cho là chân lý, lấn át mọi diễn giải khác. 

Các sự thật này đều bình đẳng với nhau theo cách riêng của chúng. Nhưng sự thật đúng nhất là sự tổ hợp  của các sự thật cá nhân này. Không có cách nào tránh khỏi điều này, vì nếu không, sẽ rơi vào phiến diện  và tranh cãi triền miên, như câu chuyện về cái cốc hình nón hay hình tròn đã nói.

Bởi thế, cần phải chấp nhận một sự thật rằng, mọi diễn giải đều bình đẳng như nhau, miễn sao chúng được hỗ trợ bởi các bằng chứng lịch sử. Chính các bằng chứng này là yếu tố quyết định diễn giải nào có  nghĩa, và diễn giải nào là ngụy biện.

Đối lập là bổ trợ

Sự phát triển của khoa học, đặc biệt là vật lý học, đã cho thấy sự vật có thể mang những đặc tính hoàn  toàn trái ngược nhau, như lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng chẳng hạn. Chính vì thế, Niels Bohr, một  trong những nhà vật lý học vĩ đại của thế kỷ 20, đã phải thốt lên rằng: Đối lập là bổ trợ. Điều này có  nghĩa, những diễn giải đối lập nhau không phải là để triệt tiêu nhau, mà bổ trợ nhau trong việc hình thành  một nhận thức đúng của chúng ta về sự vật, tức càng giúp chúng ta tiến gần sự thật. Các góc nhìn càng  phong phú thì cơ hội tiếp cận sự thật càng nhiều. 

Quan niệm “đối lập là bổ trợ” này chính là nội dung của một nguyên lý quan trọng: nguyên lý bổ sung trong nhận thức luận, và ngày càng được thừa nhận rộng rãi, trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nhờ nó mà  sự phán xét với các quan niệm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trở nên bớt khắt khe hơn. 

Với các hiện tượng khoa học khách quan, có thể đo đạc và lặp lại được, việc thừa nhận những diễn giải  trái ngược nhau đã được coi là thiết yếu để hiểu rõ sự thật, thì với cá hiện tượng lịch sử luôn gắn liền  với con người, nặng tính chủ quan và không lặp lại, thì việc chấp nhận các diễn giải khác nhau, hoặc trái  ngược nhau, cần phải được coi là bình thường và cần thiết để tiến gần sự thật.

Khi đó, sự tiếp nhận các quan điểm khác nhau, những diễn giải trái ngược nhau trở nên bình thường. Con  người trở nên bao dung hơn. Sự bao dung đó có mục đích trước hết là để làm sáng tỏ sự thật, sau đó mới  là giúp cho cuộc sống được đa dạng, an toàn.

Không lẽ những sai lầm của lịch sử cứ lặp đi lặp lại, mà một trong những nguyên nhân của việc này là  những bài học lịch sử đã không được rút ra. Vì sự thật lịch sử đã bị che đậy bởi những diễn giải một  chiều

Bao dung hơn nữa

Với Việt Nam, một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến liên miên, và nhiều vết thương vẫn còn gỉ máu, thì  sự bao dung trong việc diễn giải lịch sử còn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vì chỉ có cách đó, chúng ta  mới có thể chấp nhận được các diễn giải khác nhau về cùng một sự kiện. Và cũng chỉ có cách đó, sự thật  của lịch sử mới được làm sáng tỏ phần nào.

Sự bao dung này cần phải được coi là một tất yếu của nhận thức, vì nhận thức, chứ không phải sự ban  phát hoặc thỏa hiệp giữa bất cứ phe phái nào. Mục đích cao nhất của nó là tiếp cận sự thật lịch sử thông  qua các diễn giải khác nhau, dưới những góc nhìn và quan niệm khác nhau. Còn các hệ quả khác, như bồi  đắp sự chín chắn trong nhận thức, loại bỏ thù hận, hòa hợp hòa giải… sẽ tự đến một cách tự nhiên. 

Chỉ khi nào tiếp cận được gần sự thật, thì con người ta mới rút ra được những bài học có ích cho mình.   Nếu không, những sai lầm của lịch sử sẽ có nguy cơ lặp lại bất cứ khi nào. Dư chấn của những đổ vỡ và  chia cắt trong quá khứ sẽ không được giải tỏa mà tiếp tục phá hoại cuộc sống hiện tại qua những vòng  xoáy của định kiến và diễn giải phiến diện. 

Khi đó, những cái giá quá đắt mà thế hệ trước đã trả trong quá khứ: máu và nước mắt, hàng chục năm tụt  hậu, chia cắt và đổ vỡ, hàng triệu gia đình mất mát chia ly… sẽ chỉ mang lại những vòng xoáy cãi vã và  cuồng nộ trong lòng người, những điều vô nghĩa đối với cuộc sống hiện tại này. 

Bởi lẽ đó, khi đánh giá bất cứ sự kiện nào, chúng ta cần tự nhắc nhở phải bao dung. Với các sự kiện lịch  sử, lại càng phải bao dung hơn. Với người Việt Nam, lại càng phải bao dung hơn nữa.

Không phải các lý thuyết về xã hội, cũng không phải các chiến dịch tuyên truyền, mà chính sự bao dung  mới là câu thần chú của mọi sự hòa hợp, là nước cam lồ rửa sạch vết đâu, là chìa khóa để mở ra sự phát  triển.

Mầm thiện sẽ mở ra với người bao dung, còn mầm ác sẽ nảy nở trong lòng kẻ định kiến. Bao dung hay  định kiến, đó là lựa chọn là của chúng ta, không ai thay thế được.

20 thg 11, 2013


Học để làm gì?
Tác giả: T/S Giáp Văn Dương (Tuổi Trẻ 12/11/2013)

Nếu muốn cải cách giáo dục thật sự, trước hết cần làm rõ mục đích của việc học bằng cách trả lời câu hỏi: Học để làm gì?

Con người là một động vật kỳ lạ khi phải dành đến hàng chục năm để đi học mới có thể lo cho cuộc sống của mình ở mức trung bình. Điều này hoàn toàn khác với các động vật khác khi hầu hết đều có thể tự lo cho cuộc sống của mình gần như ngay khi mới ra đời.
Suốt đời đi thi

Việc học không chỉ ngày nay mới có mà có truyền thống lâu đời từ rất xa xưa. Với VN, việc học trở thành một hoạt động chính quy của xã hội xuất hiện ít nhất đã gần 1.000 năm, nếu lấy mốc là khi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng.
Vậy với người xưa: Học để làm gì?
Nhìn vào cách thức tổ chức học tập và thi cử có thể thấy rằng ngày xưa học là để làm quan. Mục đích chính của việc học là để ra ứng thí, nếu đỗ đạt thành ông nghè ông cử sẽ được bổ nhiệm làm quan. Nếu thi rớt chờ khóa sau thi lại. Chính vì thế mới có người suốt đời đi thi, hoặc cả bố cả con đều thi cùng một khóa.
Vì sao vậy? Vì đó là cách thức tiến thân và khẳng định mình nhanh nhất và duy nhất trong xã hội phong kiến với thứ bậc “sĩ, nông, công, thương” được phân định rõ ràng. Đó là một đầu tư lớn, một khát vọng đổi đời cháy bỏng, nhiều khi vượt qua cả các nhu cầu sinh lý thông thường. Vì thế mới có chuyện “chàng chưa thi đỗ thì chưa động phòng”, “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, “võng anh đi trước võng nàng theo sau”…
Chính mục đích học để làm quan này đã chi phối toàn bộ nội dung học tập, thi cử và phương pháp học tập đi kèm. Đơn cử có thể thấy do học để làm quan nên nội dung học chỉ để đi thi. Ngay cả với những người “sôi kinh nấu sử” trong suốt hàng chục năm thì nội dung cũng không vượt quá khỏi bộ Tứ thư, Ngũ kinh và một số kỹ năng thơ phú điển hình. Lý do thật đơn giản: đề thi chỉ xoay quanh các tài liệu và kỹ năng này.
Nếu để ý kỹ hơn sẽ thấy trọng tâm xuyên suốt của việc học thời đó là học ứng xử, tất nhiên là giữa người với người, sao cho phù hợp với trật tự xã hội phong kiến. Chính vì thế mới có khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ ở đây hiển nhiên là về phép tắc ứng xử, nhưng còn văn? Văn ở đây, tức phần nội dung, cũng phần nhiều là nội dung của ứng xử trong các tình huống cụ thể.
Khẩu hiệu này hiện vẫn còn phổ biến trong các trường học. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội, đặc biệt trong ứng xử giữa người và người, lại càng làm cho khẩu hiệu này có thêm lý do tồn tại.
Không biết học để làm gì

Tháng 6 đến 8-2013, tôi có dịp khảo sát bằng cách hỏi trực tiếp các em học sinh từ cấp trung học cơ sở (khoảng 80 em) đến sinh viên đại học (khoảng 100 em), và một số phụ huynh nhân dịp con em họ thi đại học (100 phụ huynh), với câu hỏi “Học để làm gì?”, thì câu trả lời rơi vào các nhóm như sau:
* Không biết học để làm gì. Học vì bố mẹ bảo học. Học vì tất cả mọi người đều như vậy. Học vì không biết làm gì khác. Đây là trường hợp phổ biến với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, chiếm trên 80%, và một phần lớn trong sinh viên, khoảng 50%.
* Học để có công ăn việc làm. Học để kiếm tiền. Đây là câu trả lời phổ biến của sinh viên đại học, chiếm 40-50%, và một phần nhỏ của học sinh phổ thông trung học, khoảng 20-25%.
* Học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc phù hợp, sau này đỡ khổ và giúp đỡ gia đình. Đây là câu trả lời của phần lớn phụ huynh trong kỳ thi đại học vừa rồi, chiếm 80-90%.
* Học để mở mang hiểu biết. Đây là câu trả lời chung trong các nhóm khác nhau, chiếm 5-10%, tùy theo nhóm.
* Học để tự hoàn thiện mình. Đây là câu trả lời của một vài trường hợp cá biệt, tỉ lệ 2-4%, tùy theo nhóm.
Như vậy có thể thấy phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, có địa vị trong xã hội.
Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là không có bất cứ mục tiêu nào.
Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến hơn 95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình.
Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý: vì một đầu tư lớn như vậy về thời gian và tiền bạc mà mục đích lại không rõ ràng. Đấy là với phạm vi của cá nhân và gia đình. Với hệ thống giáo dục liên hệ đến hàng chục triệu người, thì tính hướng đích của hệ thống cũng rất mờ nhạt. Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: để làm gì?
Làm chủ cuộc đời
Học để làm gì thật sự là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, khi chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới, Ủy ban Giáo dục của UNESCO đã công bố một báo cáo có tên “Học tập: kho báu bên trong mỗi người”, trong đó có phần trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?”. Theo UNESCO: học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống với người khác (Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together).
Như vậy, UNESCO đã xây dựng bốn trụ cột cho việc học, và lấy đó làm định hướng cho giáo dục của thiên niên kỷ mới. Cái học để ứng xử của người xưa nay chỉ còn là một phần trong quan niệm của UNESCO: học để chung sống với người khác. Còn quan niệm học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong phụ huynh và sinh viên đại học hiện nay thì cũng chỉ nằm ở một góc khác: học để làm.
Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục. Thậm chí, cái học để biết đã biến dạng thành học để thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cáo lên cấp trên. Điều này dẫn đến một thực tế rất bi hài, nhưng lại là gam màu chủ đạo trong giáo dục hiện thời: học không biết để làm gì, hoặc học để thi nhưng thi rồi cũng không biết để làm gì. Tất cả quay cuồng trong một cơn học và dạy không mục đích, không khai sáng.
Trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?” của UNESCO là một câu trả lời hay, nhưng không phải duy nhất. Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục và trực tiếp trải nghiệm nhiều nền giáo dục khác nhau (VN, Hàn Quốc, Áo, Anh, Singapore), tôi rút ra một điều rằng: học để phát triển được hết năng lực của mỗi cá nhân, và thông qua đó giúp họ làm chủ cuộc đời mình, tìm được ý nghĩa của đời sống mình mới là mục đích của việc học. Khi đã phát triển tốt nhất năng lực của bản thân mình, tìm thấy được ý nghĩa của đời sống mình thì tự động họ sẽ đóng góp cho xã hội như một hệ quả.
GIÁP VĂN DƯƠNG.
TQS post ngày 20/11/2013

Cõi âm thực sự tồn tại

Cõi âm” thực sự tồn tại
TPO – Vật lý lượng tử cho rằng ý thức và nhận thức của con người quyết định mọi sự vật, sự việc trong vũ trụ và cái chết chỉ là một ảo ảnh mặc định của nhận thức.
Hầu hết các nhà khoa học đều phủ nhận sự tồn tại của thế giới bên kia, hoặc coi đó là điều không tưởng, hoặc là điều vô lý không thể chứng minh.
Tuy nhiên, một chuyên gia nói rằng ông có thể chứng minh sự tồn tại của thế giới bên kia nhờ thuyết vật lý lượng tử.
Giáo sư Robert Lanza khẳng định nếu căn cứ trên lý thuyết biocentrism (lấy con người làm trung tâm) thì cái chết chỉ là một ảo ảnh tạo ra bởi ý thức của con người. Ông cho rằng khi ý thức của con người tạo ra vũ trụ, thời gian và không gian chỉ là công cụ của tư duy, cái chết không thể tồn tại.
Các nhà khoa học này cho rằng cuộc sống chỉ là hoạt động của carbon và hỗn hợp các phân tử - con người sống trên mặt đất một thời gian rồi chuyển xuống dưới lòng đất.
Lanza – nghiên cứu sinh tai trường Đại học Y Wake Forest phía bắc Caroline cho rằng con người tin vào cái chết bởi vì chúng ta được dạy rằng: Con người chết đi khi mất ý thức liên kết giữa não bộ với các bộ phận của cơ thể mất đi.
Nhưng giờ đây với thuyết lượng tử mọi thứ hoàn toàn khác. Với tư duy lấy con người làm trung tâm và tin rằng ý thức của con người quyết định kích thước và hình dạng của mọi đối tượng trong vũ trụ.
Lanza đã lấy ví dụ chứng minh cho quan điểm của mình. Một người nhìn thấy bầu trời màu xanh và nói với người khác rằng những màu sắc họ đang nhìn thấy là màu xanh, nhưng những tế bào trong não bộ có thể thay đổi để khiến bầu trời thành màu xanh lá cây hay màu đỏ. Như vậy nhận thức của con người về thế giới xung quanh quyết định tất cả mọi thứ. Ý thức giúp con người nhận biết thế giới và nhận thức có thể thay đổi theo ý muốn của con người.
Khi mặc định thời gian và không gian chỉ là công cụ của tư duy làm hệ quy chiếu cho tất cả mọi thứ, cái chết và sự bất tử song song tồn tại mà không có ranh giới nào. Vật lý lý thuyết cho rằng trong vũ trụ với vô số biến thể, các tình huống trái ngược nhau, phủ định cho nhau vẫn song song tồn tại.
Lanza cũng nói thêm rằng, khi chúng ta chết đi, cuộc sống của chúng ta sẽ chuyển thể sang một dạng vật chất khác và vẫn tồn tại trong vũ trụ.
Ông cho rằng: “Cuộc sống là một cuộc phiêu lưu vượt qua các tuyến tính thông thường mà chúng ta suy nghĩ. Khi chúng ta chết, chúng ta không hoàn toàn biến mất khỏi cuộc sống hiện tại mà vẫn có những mối liên hệ nhất định.
Lanza đã trích dẫn thí nghiệm khe đôi nổi tiếng để chứng minh cho quan điểm của mình. Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học quan sát hạt đi qua hai khe hở trên hàng rào: một hạt di chuyển nhanh như viên đạn lần lượt qua từng khe hở.
Nếu một người nào đó không nhìn vào hạt, nó di chuyển theo hình sóng. Điều này có nghĩa là hạt có thể đi qua cả hai khe cùng một lúc.
Thí nghiệm này chỉ ra chất và năng lượng hiển thị cả sóng và hạt đều thay đổi phụ thuộc vào ý thức và nhận thức của con người.
Quan điểm của Lanza, lý lẽ và những ví dụ chứng minh của ông thực sự thuyết phục. Thế giới bên kia thực sự tồn tại và một ngày nào đó, khoa học sẽ trả lời được mọi điều bí ẩn.
Ở Việt Nam, khi những tranh cãi về các nhà ngoại cảm có đáng tin hay không đang trở thành tâm điểm của xã hội, quan điểm này của Lanza sẽ củng cố thêm niềm tin của những người tin rằng thế giới bên kia thực sự tồn tại và các nhà ngoại cảm thực sự có khả năng liên kết người cõi dương và cõi âm.
Phương Thảo
Theo Dailymail.
TQS post ngày 20/11/2013

19 thg 11, 2013

nguyen trong tao


Giao lưu Thơ Nhạc tại Nhà văn hóa Thăng Long (Ba Lan)
Giao lưu Thơ Nhạc tại Nhà văn hóa Thăng Long (Ba Lan)
NTT: Tháng Tư năm 2006 Nhà Văn Hóa Thăng Long – Warszawa, Ba Lan mời tôi sang thăm, làm việc và giao lưu với cộng đồng người Việt ở đây. Tôi khá bất ngờ về tình yêu văn học nghệ thuật của người Việt xa quê. Hội trường đêm giao lưu đông chật, nhiều hoa và các máy ảnh, máy ghi âm ghi hình. Một cuộc giao lưu văn nghệ thoải mái và hào hứng, có sự tham gia trình diễn của các bạn trong CLB của Nhà Văn Hoá. Kết thúc đêm giao lưu, nhiều bạn bè nán lại uống rượu qua đêm, có người say nằm ngủ trên cả sô-pa. Và sau đó trên trang Website của NVHTL đã tường thuật lại cuộc giao lưu (chắc là bóc băng ghi âm). Tôi đưa lại đây để lưu giữ một kỷ niệm đẹp của mình với công chúng hải ngoại… 

NGUYỄN TRỌNG TẠO: DÀNH TÌNH YÊU CHO THƠ 

(Giao lưu tại Nhà Văn Hóa Thăng Long – Warszawa, 22.4.2006)
Trưởng ban tổ chức: BÙI ANH THÁI
Khách mời: Nhà thơ – Nhạc sĩ NGUYỄN TRỌNG TẠO
Dẫn chương trình (MC): BÙI HÙNG
Với sự tham gia của: Ns. NGUYỄN VĂN TOÀN, KIM KHUÊ, THANH TÙNG, ĐỨC HẠNH, NGUYỄN CHƯƠNG THIẾP,…
VHTL: Nhà thơ – Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là một tên tuổi nổi tiếng như một nghệ sĩ đa tài Cầm Kỳ Thi Họa trong làng văn học nghệ thuật VN. Ông là Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, người đồng sáng lập và phụ trách biên tập tờ báo Thơ, nay là tạp chí Thơ; ông cũng là một trong những ngưới sáng lập ra Ngày Thơ VN. Như chúng ta đều biết, với tư cách là một nhà thơ, ông từng giật giải “Tam nguyên” thơ ca năm 1979 của 3 tờ báo lớn là báo Văn Nghệ, báo Nhân Dân và tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, và đặc biệt với tập thơ Đồng dao cho người lớn dành 2 giải thưởng trong nước. Thơ Nguyễn Trọng Tạo được dịch ra tiếng nước ngoài, trong đó có tiếng Ba Lan, và đã được Hội Nhà Văn Ba Lan mời sang thăm và làm việc năm 2004. Ông cũng là tác giả của 4 tập văn xuôi, và cuốn tiểu luận phê bình  Văn chương Cảm & Luận có số lượng bản in rất lớn. Với tư cách là nhạc sĩ, ông là tác giả của nhiều bài hát rất nổi tiếng như Làng Quan Họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Đôi mắt đò ngang, v.v… Nguyễn Trọng Tạo đã 5 lần đoạt giải thưởng Hội Nhạc sĩ VN, và hiện nay ông làm việc tại Tạp chí Âm Nhạc và Thời Đại của Hội Nhạc sĩ. Ông cũng là Họa sĩ vẽ bìa sách và trình bày báo, với 500 mẫu bìa sách và 2 giải thưởng về bìa sách… Nhân chuyến đi thăm và làm việc tại Ba Lan, ông đã có cuộc giao lưu với cộng đồng người Việt tại Nhà Văn hoá Thăng Long – Warszwa vào đêm 22.4.2006. Dưới đây là nội dung cuộc Giao lưu đó.
Quan khách đêm giao lưu
Quan khách đêm giao lưu
MC: Thưa Nhà thơ – Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (ntns NTT), Ở nước ta có một số nghệ sĩ nổi tiếng đa tài như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Trịnh Công Sơn…người ta cũng gọi anh là một nghệ sĩ đa tài. Anh có nghĩ như vậy không? 
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Tôi nghĩ tôi là một người bình thường như mọi người, và tôi làm tất cả những gì phù hợp với khả năng của mình. Nghĩa là thích làm thơ thì làm thơ, thích viết văn xuôi thì viết văn xuôi, thích làm nhạc thì làm nhạc, thích vẽ thì vẽ, thích viết phê bình tiểu luận thì viết phê bình tiểu luận. Hồi mới vào quân đội, tôi còn viết cả kịch nói và đã có vở kịch Tiếng súng do đội văn công xung kích biểu diễn cho nhiều đơn vị bộ đội và tham gia Hội diễn văn nghệ Quân khu. Có lẽ vì thế mà người ta cho tôi là “Người không bình thường”. Nhưng tôi vẫn nghĩ tôi là người bình thường. Thực ra làm một người bình thường “tự nhiên nhi nhiên” cũng không dễ. Tôi có quen biết và chơi thân với những người đa tài như Văn Cao, Trịnh Công Sơn… như là bạn vong niên, và tôi thấy họ cũng dễ thương, dễ gần như người bạn cùng lứa với tôi, nghĩa là không bao giờ họ tỏ ra mình là một “người đặc biệt” hay lập dị. Chính những người như thế đã dạy cho tôi phải làm một người bình thường như thế nào. Điều quan trọng là phải vượt qua sự ngộ nhận về bản thân mình.
MC: Thưa anh, anh đeo đuổi cả thơ ca nhạc họa, vậy anh có dành “tình cảm riêng” cho bộ môn nào không, hay là anh có một tình yêu chung cho tất cả? Và anh đã sáng tác tác phẩm đầu tiên như thế nào? 
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Người ta thường yêu thương tất cả những đứa con do mình sinh ra, nhưng chắc tình yêu với từng đứa có khác. Tôi cũng vậy thôi. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, tôi dành tình yêu cho thơ nhiều nhất. Từ nhỏ tôi đã thích đọc sách, nhưng lại dị ứng với thơ trong sách giáo khoa, bởi khi thì nó quá đơn giản như “Hà Nội có cầu Long Biên/ Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng”, khi thì nó quá cầu kỳ đến kỳ quặc như “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt/ Đảng ta đây xương sắt da đồng”… Phải đến năm tôi 14 tuổi, tình cờ đọc được cuốn sách rất hay của Trần Thanh Mại viết về thi sĩ Hàn Mặc Tử trong tủ sách còn sót lại sau Cải cách ruộng đất của cậu tôi (tôi gọi bố là cậu), tôi mới thực sự yêu thơ. Những câu thơ, bài thơ Hàn Mặc Tử được trích dẫn trong cuốn sách đó đã cuốn hút tôi như một ma lực kỳ diệu. Thơ và cuộc đời thi sĩ Hàn Mặc Tử đã ám ảnh tôi đến rơi lệ. Tôi chép những câu thơ của ông vào sổ tay: “Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”, “Bây giờ tôi dại tôi điên? Chắp tay tôi lạy cả miền không gian”… Và tôi bị nhiễm bệnh thi sĩ từ đó. Ngay đêm hôm đó, tôi bắt chước Hàn Mặc Tử như bắt chước một người thầy tự chọn, làm ra một bài thơ lục bát không đề. “Tôi nằm nhoài giữa ánh trăng/ Lưng tôi thảm cỏ rối hăng hương nồng/ Bạn ơi, trăng hoá dòng sông/ Tôi như thuyền nhỏ trôi trong nỗi niềm/ Bây giờ tôi dịu tôi hiền/ Biết đâu tôi dại tôi điên bao giờ/ Mai sau tôi chết trong thơ/ Hay là thơ chết bên bờ hồn tôi/ Trăng trên ngọn liễu trăng ngồi/ Tôi trên ngọn liễu tôi rơi bây giờ/ Bạn ơi, trăng quá ngây thơ/ Còn tôi cằn cỗi già nua thế này/ Bao giờ tôi hoá làn mây/ Hẳn tôi muôn thuở sum vầy cùng trăng…”. Mấy hôm sau tôi đưa bài thơ cho cậu tôi đọc. Cậu tưởng là tôi chép lại của ai đó, vì bài thơ lục bát rất chuẩn, lại có vẻ người lớn quá. Nhưng sau khi tôi nói là tôi đọc thơ Hàn Mặc Tử rồi bắt chước, thì ông đọc lại bài thơ, rồi nói: “Con làm thơ lục bát được đấy. Học Hàn Mặc Tử nên có ý lạ. Nhưng thời nay người ta không thích loại thơ này đâu. Cất đi. Còn con thích làm thơ thì cứ làm cho vui, chứ thành nhà thơ thì khổ lắm. Cổ kim có nhà thơ nào sung sướng gì đâu. Hàn Mặc Tử tài là thế mà đâm bệnh chết trẻ. Cụ Nguyễn Du nói rồi: Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”.
Tôi nghe lời cậu tôi, cất kín bài thơ không đọc cho ai nghe nữa. Đến khi trở thành nhà thơ, tôi đưa bài thơ đó vào tập thơ để in, nhưng bị nhà xuất bản Quân Đội loại ra. Mãi đến những năm “Đổi Mới”, bài thơ đầu tiên của tôi mới được in trong tập thơ Gửi người không quen. Cậu tôi không bao giờ được đọc bản in bài thơ đó. Ông đã mất trước khi bài thơ được in ra đúng 12 năm.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong đêm giao lưu.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong đêm giao lưu.
MC: Vâng, từ nhỏ, từ năm 14 tuổi anh đã làm thơ lục bát rất hay. Chúng tôi đọc thơ anh, và thấy thơ anh rất giàu nhạc điệu, nó rất khác với thơ của các bạn trẻ hôm nay, hình như họ không cần chú ý đến nhạc điệu nên rất khó thuộc. Anh có thể nói gì về nhận xét đó của bạn đọc? 
NGUYỄN  TRỌNG  TẠO: Người xưa nói: Thi trung hữu hoạ, nghĩa là trong thơ có nghệ thuật hội hoạ bằng ngôn ngữ hình ảnh. Người ta rất chú trọng hình ảnh trong thơ. Bây giờ tôi có thể nói thêm: Thi trung hữu nhạc. Không có nhạc điệu thì thật khó thành thơ. Mỗi nhà thơ có điệu nhạc riêng của mình. Đấy là điệu nhạc tâm hồn. Ngay cả làm thơ lục bát cũng vậy, cứ tưởng thơ lục bát chỉ có một điệu nhạc duy nhất. Không phải. Lục bát Nguyễn Du khác lục bát Nguyễn Bính. Lục bát Bùi Giáng khác lục bát Bút Tre. Lục bát Nguyễn Duy khác lục bát của tôi… Khi ý thức trở thành nhà thơ, tôi đã có ý thức “làm mới” thơ lục bát bằng cách ngắt câu và bằng hình ảnh của thời đại mới. Trước Nguyễn Bính, chưa ai đưa hình ảnh “khuy bấm” vào thơ lục bát cả. Vì thế mà câu thơ “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi” xuất hiện rất mới, rất ấn tượng. Trong cuốn “Ngôn ngữ thơ” của nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Cảnh xuất bản năm 1987 có nói tới cấu trúc hiện đại của thơ lục bát, và đã dẫn khá nhiều thơ lục bát của tôi viết những năm 70 với lối ngắt câu bậc thang. Sau này, trong bài thơ Chia, tôi vẫn dùng lối ngắt câu bậc thang ấy, và gây được hiệu quả rất tốt:
…Chia cho em một đời say 
một cây si 
               với 
                   một cây bồ đề 
tôi còn đâu nữa đam mê 
trời chang chang nắng tôi về héo khô… 
Ngay cả trong thơ tự do, thơ không vần người ta vẫn phải chú trọng đến nhạc điệu. Đọc văn xuôi cũng thấy phải lên bổng xuống trầm mới có sức truyền cảm, huống hồ là thơ. Nhạc điệu trong thơ là thứ nhạc điệu nội tại, khi du dương khi réo rắt, khi mông lung khi gấp gáp, khi ngập ngừng ý nhị, khi trần trụi thét gào… Nghĩa là nó tuỳ theo cung bậc của tình cảm mà điều khiển ý, lời. Tôi thích nhịp chẵn của lục bát, đồng dao Viêt, có lẽ vì thế mà thơ tôi nặng về nhịp chẵn. Tập thơ Đồng Dao Cho Người Lớn và sau đó là tập Nương Thân của tôi đều mang nhạc điệu chủ đạo là nhịp chẵn: “Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi/ có con người sống mà như qua đời/ có câu trả lời biến thành câu hỏi/ có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới…”.
Thơ của bạn trẻ hôm nay có nhạc điệu không? Theo tôi là có. Nếu họ có hồn thơ thì ắt họ sẽ có nhạc điệu. Chúng tôi cũng đã có một thời tuổi trẻ, và biết rằng, chúng tôi phải thoát khỏi nhạc điệu thơ của người trước, vì thế chúng tôi mới quyết cách tân bằng phá cách, phá luật, phá nhạc, phá nếp nghĩ quen thuộc. Nhưng khi “phá cái cũ” mà chưa xây được cái mới hoàn chỉnh thì anh chưa là gì cả. Anh chỉ là thằng phá bĩnh mà thôi. Anh bóp méo cái cũ cho có vẻ lạ. Anh sơn phết bên ngoài cho có vẻ mới. Thực ra là cái mới phải khởi ra từ nội tại cảm xúc mới và tư tưởng mới của thi sĩ. Cũng nghĩa là anh phải có một nhạc điệu mới. Từ Rock đến Rap (hát nói) là một biểu hiện của bước đi hiện đại trong âm nhạc, nhưng nên nhớ rằng trong chèo cổ đã có hát nói, và trong Opera cũng đã có hát nói từ lâu. Thơ không vần không phải bây giờ mới có trong thơ trẻ, nhưng tại sao không nhập vào người đọc? Bởi nó chưa là thơ thứ thiệt, chưa phải thơ hay. Thơ mới lạ chưa hẳn đã là thơ hay, nhưng thơ hay tất nhiên phải chứa đủ cả yếu tố mới lạ. Thế mới gọi là sáng tạo. Ở trong nước có người cho rằng tôi ủng hộ lăng xê thơ trẻ có khi thái quá, nhưng thực ra tôi biết sự nhạy cảm của tôi, và tôi đã lăng xê những Vi Thuỳ Linh, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly… từ rất sớm, cách đây hơn chục năm. Và giờ đây họ đã trở thành những tên tuổi nổi tiếng trong làng thơ. Hai năm làm trưởng ban biên tập báo THƠ (2003-2004), tôi luôn tìm cách giới thiệu thơ của những cây bút trẻ dù bị áp lực khá nặng nề của ban lãnh đạo. Những cái tên như Lê Vĩnh Tài, Khương Hà Bùi, Trương Quế Chi, v.v… lần đầu tiên xuất hiện đĩnh đạc trên báo của Hội Nhà Văn với ảnh chân dung và lời nhận định… Và còn nhiều nhà thơ trẻ khác nữa. Tôi không tiếc lời khen tụng những giá trị tươi non của thơ trẻ. Bởi tôi nghĩ rằng, thời trẻ của chúng tôi xuất hiện quá khó khăn trước quá nhiều những cây đa cây đề, và đến thời không nên để cho thế hệ trẻ có mặc cảm ấy nữa, mặc cảm “ngày xưa ai cấm duyên bà/ Bây giờ bà già bà cấm duyên tôi…”, mà cần làm cho họ và cả xã hội  thấy phải mở ra dân chủ thực sự trong văn chương. Công kênh trẻ là hành động của người lớn. Cưỡi lưng trẻ là hành động của trẻ con. Tuy nhiên, các nhà thơ trẻ muốn trưởng thành, cũng phải tự ý thức mình là ai. Hơn nữa, người thưởng thức thơ cũng phải tự nâng cao mình để cảm thụ thơ hiện đại.
Còn bây giờ, để không khí thơ hơn, tôi xin mời quý vị nghe chị Kim Khuê ngâm hai bài thơ lục bát của tôi mà chị đã lựa chọn.
(Kim Khuê ngâm bài thơ Cỏ may trên sân thượng, và bài Mẹ tôi. MC Bùi Hùng ngẫu hứng trình bày thêm bài thơ Chia mà anh đã thuộc từ lâu).
MC: Chúng tôi vừa nhận được một số câu hỏi của khán giả hỏi ntns NTT. Đây là câu hỏi của anh Thịnh,  một người yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo, đang bán hàng ở Trung tâm Tàu: “ – Thưa ntns NTT, tôi nhớ cuối năm 1981, hồi tôi còn là sinh viên Tổng hợp văn Hà Nội, sinh viên chúng tôi đã rất thích bài thơ Tản mạn thời tôi sống, và đã chuyền tay nhau chép vào sổ tay bài thơ ấy. Bây giờ tôi vẫn còn nhớ mấy câu: Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi! Nghe nói bài thơ đầy ấn tượng đó đã gây nên một sự cố lớn đối với tác giả bài thơ. Người ta đã đối xử với tác giả lúc đó như thế nào? Và bây giờ nhà thơ có thể đọc lại bài thơ đó được không?   
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Đúng là vào một đêm hè tại Vân Hồ (Hà Nội), tôi đã viết xong bài thơ Tản mạn thời tôi sống vào lúc 1 giờ sáng. Viết xong, đọc lại thấy mình bị ớn lạnh. Tôi gọi nhà thơ Nguyễn Hoa ở cùng phòng dậy pha trà và đọc cho anh ta nghe để xem bạn nói gì. Nguyễn Hoa nghe xong, im lặng đến nổi da gà. Một lát sau mới nhận xét là bài thơ gây chấn động mạnh cho anh, một bài thơ mà anh chưa từng thấy trong thơ hiện tại, nhưng anh sợ khó được đăng lên báo. Một tuần sau, trong cuộc họp các nhà văn quân đội tại Vân Hồ do nhà văn Nguyễn Trọng Oánh tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quân Đội chủ trì, tôi đã đọc bài thơ này, và ông Oánh cũng khẳng định là không thể in trên tạp chí của ông. Mấy tháng sau, trong một cuộc gặp gỡ 3 nhà báo nước ngoài (Việt kiều) tại báo Văn Nghệ, tôi đã đọc bài thơ này thay cho câu trả lời mà họ đặt ra: Các nhà văn Việt Nam có né tránh sự thật hay không? Bài thơ đã được mọi người vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt, và nhà văn Nguyễn Tuân đã tự tay rót cho tôi một chén rượu. Ba nhà báo nước ngoài xin tôi bài thơ để đăng báo. Tôi tặng họ, nhưng cẩn thận đề nghị họ để báo trong nước in trước. Quả thực sau đó một tuần, bài thơ được in trang trọng trên báo Văn Nghệ số 38 ra ngày 19.9.1981. Nhà thơ Hoàng Minh Châu trực Ban biên tập lúc đó hào hứng nói với tôi là bài thơ rất được bạn đọc thích, báo vừa ra đã bán hết, nhiều người đến toà soạn hỏi mua báo nhưng không còn báo để bán. Quả là đúng như vậy, bài thơ được truyền đi nhanh chóng vào cả các trường đại học, nhiều người chép tay lưu giữ, học thuộc dù nó khá dài – gần 80 câu. Bỗng tôi rất bất ngờ khi ghé toà soạn báo Quân Đội Nhân Dân thấy bài thơ của tôi trên tờ báo Văn Nghệ đó bị gạch mực đỏ nhiều câu với những dấu chấm hỏi, chấm than bên cạnh. Vậy là bài thơ “có vấn đề”. Tôi ghé tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, nhà văn Nguyễn Trọng Oánh lạnh lùng trách tôi: “Đã bảo đừng in, ông lại cứ in; bây giờ biết làm sao?”. Tôi ngơ ngác trở về Vân Hồ. Nhà thơ Hữu Thỉnh lúc đó là Lớp trưởng kiêm Bí thư chi bộ lớp nhà văn chúng tôi ở trường Viết Văn Nguyễn Du nói với tôi là bài Tản mạn thời tôi sống “có vấn đề nghiêm trọng”. Tôi cãi lại. Hữu Thỉnh khẳng định: “Ông viết: Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng/ Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá, là ông đã phủ nhận thần tượng, phủ nhận Đảng, còn nói gì nữa”. Và trong một cuộc họp nội bộ, người ta đã chỉ trích bài thơ tôi để qui tội chống chế độ, đến nỗi người trung thực như Nguyễn Hoa bạn tôi không thể chịu nổi, đã phát biểu trong cuộc họp: “Nếu đồng chí Tạo có tội phải vào tù, tôi là bạn, tôi sẽ đưa cơm đến nhà tù cho đồng chí ấy. Nhưng đồng chí Tạo không có tội. Đồng chí ấy chỉ nói lên một sự thật đau đớn mà thôi”. Trong khi đó, báo Văn Nghệ bỗng đăng một bài nhìn lại thơ trên báo nhà, và tự phê là đã cho đăng bài thơ của tôi, “một tác giả đang được bạn đọc yêu thích mà lại có biểu hiện lệch lạc, non tay”. Cách tự phê bình như vậy trái với thái độ hào hứng ban đầu, như là để chuẩn bị chạy tội với sự phê bình của trên sắp tới. Tôi nghe nhiều thông tin là sẽ “đánh” bài thơ Tản mạn thời tôi sống. Để tự vệ, tôi ngồi viết vào sổ tay “Bức thư gửi Bộ chính trị và ông Lê Đức Thọ” dài 10 trang, chứng minh tôi là một nhà thơ Quân đội yêu nước và chỉ nói lên sự thật dù là sự thật đau đớn, nhưng cả dân tộc phải vượt qua như một qui luật tất yếu. Nhưng bức thư đã không phải gửi đi. Nghe đồn là Liên Xô đã dịch và in bài thơ Tản mạn thời tôi sống, nên trong nước đã dừng lại việc định “đánh” bài thơ này. Chả là hồi đó, hai nước vừa ký hiệp định Việt – Xô, và tất nhiên, Liên Xô là anh cả trong phe XHCN. Em phải nghe anh. Nhưng rồi Quân đội vẫn không để tôi yên ở Hà Nội. Có ý kiến cho rằng, nếu để Nguyễn Trọng Tạo ở Tổng Cục Chính Trị, nhỡ nó lại làm một bài Tản mạn nữa thì sao? Thế là tôi “được” điều động đi nhận nhiệm vụ mới: Trở lại Cục Chính trị Quân khu Bốn.
5 năm sau, đến thời kỳ “Đổi mới”, bài thơ của tôi được in lại, được phát trên Đài, và năm 1987 chính báo Văn Nghệ đã đăng bài của Phạm Quang Long nhận định rằng: “Dòng văn học Đổi mới đã được khơi nguồn từ nhiều năm trước Đổi mới, với bài thơ Tản mạn thời tôi sống của Nguyễn Trọng Tạo”. Có thể nói, bài thơ đó là một sự kiện “nguy hiểm suýt chết người” đối với tôi. Và quả thật, tôi đã phải xa Hà Nội trọn 15 năm mới quay lại được. Thời gian ấy bằng thời gian lưu lạc của Thuý Kiều trong kiệt tác của Nguyễn Du. Bây giờ nhắc lại chuyện này, tôi vẫn còn thấy ớn lạnh. Nhưng đọc lại bài thơ, tôi càng thấy tin ở sự anh minh của công chúng, và tin ở mình hơn: “Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa/ Như thời đã đi qua, như thời rồi sẽ đến…”. (ntns NTT đọc bài Tản mạn thời tôi sống).
MC: Quả đúng là một bài thơ giám nhìn thẳng vào sự thật, làm chấn động tâm hồn của nhiều độc giả trước cả thời kỳ đổi mới đến 5 năm. Bây giờ sau 25 năm nghe tác giả đọc lại, chúng ta thấy bài thơ vẫn còn nóng hổi tính thời sự của ngày hôm nay. Theo tôi biết thì anh Tạo vẫn tiếp tục dòng chảy đó trong bài thơ rất hay là bài Đồng dao cho người lớn. Tôi còn nhớ một câu thơ của anh trong bài thơ này, đó là câu: Có câu trả lời biến thành câu hỏi. Anh có thể đọc bài thơ này tại đây được không ạ? 
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Vâng, bài Đồng dao cho người lớn và một loạt bài thơ khác của tôi vẫn tiếp tục dòng chảy Tản mạn thời tôi sống mà người ta vẫn thường gọi là “trữ tình công dân”. Thực ra thì sau chiến tranh (1975), tôi chủ trương “Thơ đời thường”, nghĩa là tôi muốn thơ len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống thường nhật lam lũ của con người, thơ đứng về phía những con người bất hạnh, những vẻ đẹp bị trù dập. Tôi có cả một tập thơ nói về quan điểm nghệ thuật này có tựa đề là Thư trên máy chữ và Tản mạn thời tôi sống (viết xong năm 1983, xuất bản năm 1995). Từ đó, thơ tôi phát hiện ra những nghịch lý mà bây giờ người ta vẫn gọi là “nghịch lý Việt Nam”. Sau Đồng dao cho người lớn là một loạt bài thơ viết về những nghịch lý xã hội như Tin thì tin không tin thì thôi, Mộng du, Bóng, Độc thoại, Tái diễn, Thế giới không còn trăng, v.v… Qua dòng thơ này, tôi muốn cảnh báo và đánh thức lương tri trước cái xấu, cái ác đang hoành hành xã hội. (NTT đọc bài Thơ Đồng dao cho người lớn, và giới thiệu Bùi Hùng đọc bài Thế giới không còn trăng).
MỘT KHÁN GIẢ: Chú Tạo ơi, cháu rất thích thơ tình của chú. Đọc tập thơ tình của chú xuất bản ở trong nước, cháu chép lại rất nhiều bài. Cháu thấy thơ tình của chú rất hợp với cháu, vì nó thường rất buồn. Chắc nhà thơ phải thất tình mới làm được thơ hay, phải không ạ? Chú có thể kể ra một vài bí mật tình yêu và đọc cho cháu nghe mấy bài thơ thất tình được không?
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có một quan niệm rất độc đáo: “Nỗi buồn là căn nhà ở đời của Thơ”. Tôi rất thích quan niệm của anh Tường. Nhưng với tôi, nỗi buồn cũng là lửa. “Buồn đừng đi! Buồn đừng tan!/ Mất Buồn còn lại tro tàn mà thôi!”. Nếu con người mất hết khả năng buồn, có nghĩa là con người sẽ trở nên độc ác hơn cả thú dữ. Chính vì thế mà trong thơ tôi ngay cả khi viết về niềm vui cũng ẩn chứa một nỗi buồn truyền kiếp. Riêng về đề tài tình yêu thì nỗi buồn càng đậm đặc. Xuân Diệu từng bộc lộ: Yêu thì nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Tình yêu không phải lúc nào cũng song phương mà phần lớn là đơn phương. Nhất là khi đang song phương bỗng quay ngoắt thành đơn phương, thì nỗi buồn cứ phải gọi là đen tối. Nhiều người tự tử vì tuyệt vọng trong tình yêu. Nhưng nếu anh đã làm được thơ về nỗi buồn tuyệt vọng, thì có nghĩa là anh đã giải toả được nỗi buồn ấy. Người ta quan niệm “làm thơ là tự giải thoát” cũng có lý của nó. Nếu đọc thơ của tôi mà bạn cảm thấy buồn thì nỗi buồn của tôi đã được chia sẻ. Chia vui là một phép nhân, còn chia buồn mới đúng nghĩa là một phép chia. “Chia cho em một đời tôi/ Một cay đắng/ một niềm vui/ một buồn…” là với ý nghĩa của phép chia ấy.
Tôi có trên 100 bài thơ tình, và nhiều bài được bạn trẻ chép vào sổ tay hoặc thuộc lòng. Trên 100 bài thơ ấy có phải để dành cho trên 100 đối tượng tình yêu hay không thì chính tôi cũng không giải thích được. Nhà thơ Neruda viết 100 bài thơ tình chỉ để dành tặng riêng cho một người phụ nữ ông yêu. Còn tôi thì không phải như vậy. Có bài thơ sinh ra chỉ vì một đối tượng tình yêu duy nhất, nhưng cũng có khi đối tượng chỉ là cái cớ của bài thơ tình tôi viết, bởi nó khơi dậy toàn bộ ký ức tình yêu của tôi. Có một bài thơ tình rất nhiều thế hệ sinh viên thuộc, đó là bài Không đề, mở đầu bằng câu “Anh trót để tình yêu tuột mất…” lại là bài thơ tôi viết tặng cho mối tình đầu của một anh bạn nhà thơ có thời sống ở Qui Nhơn. Đó là nhà thơ Ngô Thế Oanh. Sau cuộc chia tay với mối tình đầu, Oanh chỉ còn yêu những cô gái có đôi mắt giống đôi mắt của người yêu đầu tiên. Điều đó ám ảnh tôi rất ghê. Cái đôi mắt đó cũng đẹp như đôi mắt người yêu đầu tiên của tôi, nó luôn ám ảnh tôi.  Và nó ám ảnh vào đoạn kết bài thơ: “Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát/ Biếc xanh em mãi chớp sáng vòm trời/ Điều CÓ THỂ đã hóa thành KHÔNG THỂ/ Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi”. Nhưng cũng có bài thơ sau khi công bố, tôi nhận được điện thoại của “đối tượng thứ thiệt” nói rằng: “Có nhiều người tặng thơ cho em nhưng em nghĩ họ tặng ai cũng được; chỉ bài thơ của anh là tặng riêng em”. Khi ấy, tôi thấy mình thật hạnh phúc. Đấy là trường hợp bài thơ Nỗi nhớ không tên.
Lang thang đường phố Huế 
nhớ chiều nào xa Vinh 
trời thắp vì sao xanh 
thương nhớ về mắt biếc 
Đường xưa toàn người đẹp 
Nay đỏ trời phượng bay 
Huế dầm mưa Nguyễn Bính 
Vinh nắng hừng phương ai 
Còn chi là rượu nữa 
uống hoài mà không say 
bia biệt ly quán lạ 
ngả nghiêng bao tháng ngày 
Ngỡ sông là cánh tay 
Mát mềm như ngà ngọc 
ngỡ chiều như chiều nay 
gió thổi mùa xanh tóc 
Có một chàng Đơn Độc 
bước trên đường Không Tên 
có một nàng Hạnh Phúc 
ở số nhà Lãng Quên…
Nói về thơ thất tình thì thiên hạ nhiều vô kể. Thất tình cũng sinh ra nhiều thơ hay (và cả thơ dở nữa). Tôi cũng có thơ thất tình, nhưng là viết sau khi đã “biển lặng sóng yên” rồi. Ví dụ như bài thơ Tình rơi chẳng hạn, nỗi buồn đã lắng lại: “Em giờ sợ cả hình anh/ Lệ rơi ngày trước đã thành cơn mưa/ Si mê cũng thể trò đùa/ Muốn tu lại sợ gặp chùa vắng sư…”. Tôi xin gửi tặng các bạn bài thơ thất tình này qua giọng ngâm thơ rất tâm trạng của chị Kim Khuê. (Kim Khuê ngâm bài thơ Tình rơi). 
MC: Thưa ntns NTT, có ba câu hỏi cùng quan tâm đến những chuyến đi nước ngoài của anh. Bạn NTMH ở quầy hàng nữ trang chợ Sân Vận Động hỏi:  Chú đến Ba Lan mấy lần rồi, và chú đã làm được bài thơ, bài hát nào về Ba Lan chưa? -Một bạn không ghi tên, đang học ở trường Pháp hỏi: Chú Tạo ơi, chú đi nhiều nước chưa? Nước nào khiến chú nhiều cảm xúc thơ ca nhất? Chú đọc 1 bài thơ làm ở nước ngoài được không? -Một bạn khác hỏi: Khi đến với Ba Lan, ntns NTT nghĩ gì về đời sống cộng đồng người Việt ở Ba Lan? 
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Tôi đi nước ngoài không nhiều. Hồi chiến tranh tôi có thời gian đi Lào với những người lính tình nguyện, viết được cả nhạc lẫn thơ. Tôi còn nhớ mấy câu thơ trong bài Câu chuyện tình yêu nghe gió trời kể lại: “Chăm Pa ơi, thôi em đừng nhắc lại/ Những năm nằm ngủ mơ thấy anh/ Tỉnh dậy lại thấy toàn người khác”. Tôi cũng đã cùng những người lính vào Ăngko Thom, Ăngko Vát, và may mắn hơn nhiều người là được chiêm ngưỡng Ăngko từ trên máy bay trực thăng lượn đúng 5 vòng trên ngôi tháp 5 ngọn. Chính vì thế mà tôi đã làm thơ về Ăngko: “tôi đi từ Địa ngục tới Thiên đường/ từ Xác đá tới Linh hồn của đá/  ôi Ăng-ko! thăng trầm bao thế kỷ/ đỉnh máu xương hóa đá dựng lâu đài”. Tôi cũng đã “đáo Trường Thành”, lên tháp Eiffen, tháp truyền hình Berlin, ghé phố đỏ Hà Lan, xem tượng thằng Cu Đái ở Brucxen, và đặc biệt là Ba Lan với hai chuyến đi khá dài ngày. Người Việt ở Ba Lan không nhiều mà tôi có cảm giác là nhiều vô kể. Đấy chính là tình người, tình quê vô cùng sâu đậm và ấm áp. Chúng tôi đã có đêm giao lưu văn nghệ với cộng đồng người Việt tai nhà hàng Quê Hương của anh Nguyễn Khắc Sinh gần như trắng đêm. Tôi cũng đã gặp nhiều người Việt trên chợ Sân Vận Động và các trung tâm thương mại của Ta, của Tàu, của Thổ, hay ở Nhà Văn hoá Thăng Long, v. v… và đã đến thăm nhà nhiều người bạn. Dù là dân “soái” hay dân “bộ đội” họ đều thương nhớ quê nhà, và chia sẻ với câu hát của tôi: “Ơi con sông quê, con sông quê/ Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ/ Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng”. Người Việt đã góp phần làm cho thị trường thương mại Ba Lan thêm sôi động, nhưng cũng làm cho văn hoá Ba Lan thêm phong phú. Tôi rất tự hào về hai chị em gái Thanh Thảo và Thu Quỳnh (cháu ngoại của nhạc sĩ lớn Văn Cao), hai cháu đã nhiều lần đoạt giải Chopin tuổi nhỏ. Tôi tự hào về nhà thơ Lâm Quang Mỹ bạn tôi được trao giải thưởng về những cống hiến trong lĩnh vực văn học của UNESCO cùng với các nhà thơ Ba Lan và nhiều nước khác. Hôm qua tôi có hân hạnh được dự lễ trao giải thưởng đó, và anh Lâm Quang Mỹ là người gây được ấn tượng mạnh nhất khi anh tự hát những bài thơ của mình bằnh tiếng Việt Nam. Tôi cũng tự hào về anh Bùi Anh Thái, người đã có sáng kiến và có công lớn trong việc xây dựng Nhà Văn hoá Thăng Long, và đặc biệt là xây dựng lên ngôi chùa Một Cột, một biểu tượng văn hoá của Việt Nam trên đất bạn. Trong chuyến trước, tôi đã viết được một số bài về Ba Lan, và sau chuyến này chắc tôi còn viết nữa. Còn bây giờ, tôi xin đọc tặng các bạn bài thơ Tượng thằng Cu Đái, một bài thơ mà tôi cho là rất ấn tượng trong những chuyến đi nước ngoài của tôi.
Đến Bỉ thăm thằng Cu Đái 
nhỏ con mà nghịch quá trời 
nó đứng trên cao cười tít 
đái qua đầu bạn đầu tôi 
hoa hậu ngước nhìn vẫy vẫy 
chính khách khoanh tay mỉm cười 
người già thấy mình trẻ lại 
trẻ con gọi “Bạn Đái ơi !”… 
Cu Đái cứ cười không nói 
vòi nước cứ tuôn không ngừng 
những bàn tay tranh nhau hứng 
nuớc trời nuớc thánh rưng rưng 
ở đâu con người thiếu nước 
đến đây cầu ước phúc lành 
ở đâu con người bất hạnh 
đến đây cầu lộc cầu vinh… 
Mỗi năm một ngày cu Đái 
đái toàn bia Bỉ đắt tiền 
mùi bia làm say thế giới 
sâu bia sâu rượu ngả nghiêng 
cu Đái đứng cười ngặt nghẽo 
cu Đái đứng cười triền miên 
chụp ảnh với thằng cu Đái 
thật vui, không phải trả tiền. 
Chia tay với thằng cu Đái 
dạo quanh phố cổ một vòng 
thấy trong cửa hàng cửa hiệu 
ắp đầy cu Đái bằng đồng 
cu Đái to cu Đái nhỏ 
nghìn năm chẳng chịu mặc quần 
cu Đái đã thành biểu tượng 
vĩnh hằng sự sống trần gian… 
MC: Vâng, đúng là một bài thơ giàu chất humorous vô cùng ấn tượng và độc đáo theo kiểu Nguyễn Trọng Tạo. Nhưng anh Nguyễn Trọng Tạo còn có một bài thơ rất giàu tình cảm viết tặng nhà thơ Lâm Quang Mỹ và bạn bè ở Ba Lan sau chuyến đi trước đây, đó là bài Một người già thông báo mùa xuân. Nhà thơ Lâm Quang Mỹ có thể trình bày bài thơ này được không ạ? 
NHÀ THƠ LÂM QUANG MỸ: Tôi hơn anh Nguyễn Trọng Tạo mấy tuổi, nhưng về thơ thì anh là bậc thầy của tôi. Tôi nói thật lòng như vậy, vì trước đây khi chưa quen anh, tôi đã tìm mua được mấy tập thơ của anh. Tôi cũng đã cùng những nhà thơ Ba Lan dịch thơ anh sang tiếng của bạn, và họ rất thích thơ anh Tạo. Tết vừa qua tôi về bên nhà, anh Tạo nói là anh rất nhớ bạn bè ở Ba Lan, và anh đưa tặng tôi bài thơ mới làm xong. Tôi đọc bài thơ, và lặng người vì cảm động. Tôi nhớ ngay những câu: “Tuyết vẫn rơi và tuyết tan ra trên chồi non vừa nhú/ Gió nguyện làm chổi quét lá vàng xưa/ Gió không quét nổi thời gian chết/ Ta mấy tuổi rồi em nhớ chưa… Đừng thông báo vé tàu xe đã hết/ Cho tôi về kịp Tết với trẻ thơ/ Cho tôi về úp mặt vào dâu bể/ Úp mặt vào Tin Yêu không trở lại bao giờ”. Tôi thấy tôi có thể hát lên bài thơ của anh được. Và bây giờ tôi xin được hát tặng anh Tạo và quí vị. (Nhà thơ LQM hát bài thơ theo ngẫu hứng).
ÔNG BÙI ANH THÁI: Nghe anh Lâm Quang Mỹ hát thơ, máu nghe hát của tôi nóng lên. Tôi rất muốn nghe anh Tạo hát những ca khúc của anh. Nhưng trước khi nghe hát, tôi xin hỏi anh Tạo mấy câu: Anh không phải người Quan họ mà sao anh viết bài hát Làng Quan Họ quê tôi hay thế? Hay là anh có một mối tình nào đó với người Quan họ? Nếu có thì “người ấy” của anh bây giờ đang ở đâu? 
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Thú thực là tôi đã viết bài hát đó khi tôi chưa hề đặt chân đến đất Quan họ Bắc Ninh lần nào, và cũng chưa có một “mảnh tình” nào cả. Ấy là vào năm 1978 ở Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Phan Hách (quê Hà Bắc cũ) đưa cho tôi một bài thơ và nhờ tôi phổ nhạc. Bài thơ làm cho tôi nhớ tới những điệu hát Quan họ mà tôi rất thích. Nhưng điều quan trọng là bài thơ ấy cũng làm cho tôi nhớ tới làng quê của tôi bên dòng sông Bùng xứ Nghệ. Làng tôi cũng có những làn điệu dân ca trữ tình, những đêm trăng trai gái hát dặm vè đối đáp thật yêu đời. Và làng tôi cũng bị “bom Mỹ dội” như bao làng quê thân yêu khác. Nhưng làng quê và người quê vẫn vươn lên tồn tại và vui sống, chẳng đạn bom nào xoá nổi. Và tôi đã viết bài hát đó bằng cả tình yêu làng quê của tôi, có thể nói rộng ra là tình yêu làng quê Việt Nam. Chỉ có khác một chút, là tôi đã lấy chất liệu dân ca Quan họ để viết nên bài hát đó mà thôi. Vì thế giai điệu bài hát rất mượt mà bóng bẩy, dễ đi vào lòng người. Bài hát vừa ra đời một tuần đã được Đài Tiếng nói Việt Nam phát trên chương trình ca nhạc theo yêu cầu thính giả, và được dạy hát trên Đài. Bây giờ ở Ba Lan vẫn có nhiều người thuộc bài hát này. Hôm qua tôi đã nghe anh Thanh Tùng hát rất hay Làng Quan Họ quê tôi. Tôi xin giới thiệu giọng hát trẻ Thanh Tùng hát tặng các bạn bài hát này. (Thanh Tùng hát, Nguyễn Văn Toàn đệm đàn Acoocdeon). 
MC: Anh Thanh Tùng có giọng hát rất đẹp, rất truyền cảm. Nhưng khán giả cũng lại rất thích nghe nhạc sĩ hát. Nhạc sĩ tự hát bài của mình, chắc chắn sẽ khác với ca sĩ hát. Anh có thể cho bà con nghe giọng hát của anh được không ạ? 
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Nhạc sĩ hát thì chắc là không sai nhạc. Nhưng tôi muốn hát một bài hát khác, đấy là bài Đôi mắt đò ngang. (hát).
MC: “Chìm trong đôi mắt ấy, đò đầy anh cứ sang…”. Câu kết của Đôi mắt đò ngang quả là “lấy liều mạng làm căn bản” như anh vẫn hay đùa. Nó làm cho người nghe cũng chòng chành rạo rực theo tiếng hát của nhạc sĩ. Anh có thể cho biết, “đôi mắt” nào đã làm cho tâm hồn nhạc sĩ chòng chành đến phải sáng tác ra bản nhạc rất hay mà nhạc sĩ vừa hát? 
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Có rất nhiều đôi mắt phái đẹp đi qua cuộc đời tôi, nhưng phải đến những đôi mắt của các cô gái Nam Đàn trên đò sông Lam hôm ấy mới giúp tôi viết ra bài hát này. Hôm ấy huyện Nam Đàn mời 10 nhạc sĩ đến sáng tác bài hát về Bác Hồ (Bác Hồ quê ở Nam Đàn), và đoàn nhạc sĩ đã đi đò dọc trên sông Lam nghe các cô gái hát dân ca của quê hương họ. Mắt cô nào cũng đen lay láy như hạt nhãn lồng Hưng Yên, rất ấn tượng, đến nỗi khi lên đê, tôi nhìn xuống sông Lam thấy những con đò lại cứ tưởng là những con mắt. Con đò và con mắt hôm ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Và tôi chợt nhớ câu ca dao mẹ ru con thuở nào: “Con ơi mẹ dặn câu này/ Sông sâu chớ lội đò đầy chớ sang”. Mẹ yêu con quá và mẹ cẩn thận quá. Tôi lại cũng nhớ một câu ca dao khác nói về tình yêu: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/ Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”. Thế là thay vì viết một bài hát ngợi ca Bác Hồ, tôi đã viết một bài tình ca ca ngợi tình yêu đôi lứa. Không ngờ cái bài tình ca này lại sống lâu, nó hiện diện trong cả các đám cưới thời hiện đại. Có người còn đổi cả tên bài Đôi mắt đò ngang thành ra Đò đầy cứ sang!
MC: Vâng, đúng là mỗi bài hát ra đời đều có cơ duyên của nó. Thưa ntns NTT, tôi đã được nghe 14 ca khúc của anh qua CD có tên là Tình khúc Bốn Mùa. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong CD đó có quá nửa số ca khúc được anh phổ nhạc từ thơ của người khác. Tại sao anh không phổ nhạc thơ của mình, mà lại đi phổ nhạc thơ của người khác? Anh có thể nói cho khán giả rõ về điều đó được không? 
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Có những nhạc sĩ tự làm lấy ca từ rất hay, nhưng họ vẫn có những ca khúc phổ thơ của người khác. Nhạc sĩ Phú Quang giải thích là làm như thế đỡ tốn công làm lời ca, để dành cả thời gian sức lực cho sáng tạo âm nhạc. Tôi là nhà thơ, tôi biết rất rõ rằng, khi làm thơ là khi nhà thơ đã dồn hết tâm huyết của mình vào thơ rồi, thật khó có một cảm xúc khác để thổi hồn vào nó nữa. Coi như cảm xúc sáng tạo của anh đã hoàn chỉnh rồi. Chính vì thế mà khi đọc thơ của người khác tôi rất chú ý đến rung cảm âm nhạc. Mỗi khi thấy rung cảm âm nhạc đến khi đọc thơ là tôi không bỏ qua, tôi cố duy trì nó, nuôi nấng nó cho đến khi nó trở thành sáng tạo âm nhạc, nghĩa là biến bài thơ trở thành tác phẩm âm nhạc của mình. Thú thực tôi không phải là người cố tình làm nhạc sĩ, tôi chỉ sáng tác nhạc theo cảm hứng, như lúc đầu tôi đã nói “thích thì làm”, thế thôi. Tất nhiên khi sáng tác phải biết hướng tới cái mới, cái lạ, cái truyền cảm nhất. Phổ nhạc cho thơ phải biết chủ động về âm nhạc, nếu không anh sẽ bị thơ dắt đi, và lúc đó nhạc sĩ chỉ còn là một “người hát thơ” mà thôi. Phổ thơ có nhiều cách: Phổ trọn vẹn bài thơ; phổ một số đoạn thơ; phổ theo ý thơ; thậm chí lấy cảm xúc từ bài thơ để làm thành ca khúc như trường hợp ca khúc Sao em vội lấy chồng của Trần Tiến lấy cảm xúc từ bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Tôi có lợi thế khi phổ thơ vì tôi là một nhà thơ nên có thể chủ động điều khiển được phần lời khi cần phải sửa chữa cho hợp với sự phát triển của nhạc. Và khi không phổ thơ của người khác, nghĩa là tôi tự làm lấy lời ca, thì ca từ trong ca khúc của tôi chính là những bài thơ song sinh cùng âm nhạc.
MC: Tôi xin nói thêm, thơ của Nguyễn Trọng Tạo cũng đã có nhiều bài được phổ nhạc. Riêng bài thơ Chia đã có đến 5 nhạc sĩ phổ thành ca khúc mà ca khúc phổ biến nhất là của Phú Quang với một tựa đề khác là Một dại khờ một tôi. Thưa ntns NTT, trong những bài hát của anh phổ thơ của bạn bè, tôi rất thích bài Con dế buồn anh phổ thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh có kỷ niệm gì khi phổ nhạc bài thơ này không ạ? 
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Hồi tôi còn ở Huế, anh Tường làm xong bài thơ Con dế buồn liền mang đến nhà tôi đọc cho tôi nghe. Anh Tường nói rằng làm xong bài thơ thấy nó cứ vang lên âm nhạc, nhưng không biết viết nhạc, nên đem cho Tạo đọc xem có phổ nhạc được không. Tôi rất thích bài thơ này vì nó giàu tính ẩn dụ, thân phận con dế cũng là thân phận con người hoài niệm trong đời sống hiện đại. Con dế bò ngược dòng suối tìm về quê hương của văn minh xưa, chỉ còn thấy những dấu chân của nó “trên dấu đá rêu mờ/ của những con suối Hy Lạp đã khô”. Đấy là “con dế buồn sầu của linh hồn ta”. Bỗng một giai điệu thánh ca vang lên trong đầu tôi, tôi bảo anh Tường về để tôi phổ nhạc. Một giờ sau, tôi đến nhà anh Tường và hát cho anh ấy nghe. Nghe xong, anh Tường nói đùa: “Tường có cặp mắt xanh đấy chớ!”. (Bùi Hùng hát bài Con dế buồn).
MC: Có nhiều câu hỏi của khán giả hỏi ntns NTT về bài hát rất nổi tiếng gần đây của anh. Đó là bài hát Khúc hát sông quê phổ thơ Lê Huy Mậu. Vâng, đây là câu hỏi của bạn Trần Nguyễn Phan Cao (cười). Một cái tên mà mang đến 4 họ. “Mấy lần tôi về nước, đều được nghe bài hát Khúc hát sông quê của anh. Khi thì nghe trong đám cưới, khi thì nghe trong nhà hàng. Lần nào nghe bài hát này tôi cũng đều xúc động đến ứa nước mắt. Bài hát làm cho tôi thương mẹ tôi và thương quê tôi lắm. Cảm ơn ntns đã nói giùm tình cảm của tôi với mẹ và quê. Anh có thể nói một chút về bài hát đó được không?”. 
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Bài Khúc hát sông quê mới ra đời hơn 3 năm nhưng đã có một đời sống riêng trong lòng công chúng. Tôi không bất ngờ về điều đó vì ngay khi tôi vừa viết xong, tác giả lời ca là nhà thơ Lê Huy Mậu đã bàng hoàng xúc động tuyên bố là bài hát này sẽ “làm cho Lê Huy Mậu nổi tiếng!”. Quả đúng như vậy, sau khi Đài Truyền hình Việt Nam đưa lên chương trình Tác Phẩm Mới với giọng hát Anh Thơ, thì cả thành phố Vũng Tàu nơi anh Mậu ở đã có đĩa VCD bài hát này. Hầu như ngày nào tôi cũng được nghe Khúc hát sông quê qua điện thoại di động, khi thì ca sĩ hát, khi thì trí thức hát, khi thì lãnh đạo hát… Ai cũng có một làng quê, một dòng sông, một người mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn. Giờ thì đời sống đã đầy đủ, con cái đã sung sướng thì mẹ không còn nữa. Tình thương mẹ của những đứa con như nghẹn lại và dồn chảy vào âm nhạc, lời ca, như dòng sông quê mãi mãi tuôn chảy tới vô cùng biển cả. Đây là một bài thơ thương quê thương mẹ của anh Lê Huy Mậu, nhưng cũng là bài hát thương quê thương mẹ của tôi, của các anh các chị, của tất cả chúng ta. Bài hát không chỉ phổ biến trong nước, mà nhiều người từ nước ngoài về cũng cố tìm cho được CD để mang đi. Vì thế mà Khúc hát sông quê đã có mặt trong các CD, VCD của hơn chục ca sĩ trong nước như Anh Thơ, Thu Hiền, Phương Thảo, Tố Uyên, Minh Phương, Hồng Năm, Thanh Loan, v.v… Tôi rất xúc động khi được biết anh Đức Hạnh và anh Nguyễn Chương Thiếp từ chợ Sân Vận Động đến dự đêm giao lưu và xin được hát tặng bà con cộng đồng bài Khúc hát sông quê. Để kết thúc cuộc trò chuyện thân thương này, và cũng là để thay lời cảm ơn các bạn, tôi xin mời hai anh cùng hát với tôi bài Khúc hát sông quê.
(Bài Khúc hát sông quê).
Nguyễn Trọng Tạo và người yêu thơ
Nguyễn Trọng Tạo và bạn yêu thơ
ÔNG BÙI ANH THÁI (Giám đốc Nhà Văn hoá Thăng Long, Trưởng ban tổ chức): Ngót 3 tiếng đồng hồ, bà con cộng đồng chúng ta đã sống trong một không gian đầy ắp nghệ thuật của tình người do Nhà thơ – Nhạc sĩ đầy tài hoa và tâm huyết từ nước nhà mang tới. Anh thực sự là một nhà thơ tài năng và dũng cảm, một nhạc sĩ thấm đẫm tâm hồn Việt, một nghệ sĩ đa tài cầm kỳ thi hoạ, một người bạn chân thành của tất cả chúng ta. Thay mặt Nhà Văn hoá Thăng Long và cộng đồng người Việt, tôi xin chân thành cảm ơn Nhà thơ – Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, cảm ơn các quý khách và bà con cộng đồng; xin chúc Nhà thơ – Nhạc sĩ có thêm nhiều cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.
Ba Lan, 4.2006
Nguồn: Văn hoá Thăng Long Online