31 thg 1, 2016

THƠ PHẠM XUÂN TRƯỜNG
Nhà thơ Phạm Xuân Trường năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng sức bút ông vẫn tỏ ra rất dồi dào, nhất là trước các vấn đề mới nhiều trăn trở của đời sống.
Đây là chùm thơ mới nhất của ông. Chùm thơ đã được gt trêntrannhuong.com . Fb ĐTK xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
ĐIỀM GIỜI
Trăm năm thấy chuyện lạ đời
Mưa rào tháng chạp, sấm trời như bom
Tuyết dầy phủ trắng núi non
Trâu già ngã xuống, nghé non tế thần
Cụ rùa chết giữa mùa xuân
Tượng vua khuất lấp gươm thần ở đâu?
Cụ “tù” như thế đã lâu
Chứng nhân máu chảy rơi đầu bao phen
Ai trí dũng, ai thấp hèn
Gươm thiêng còn sáng hay hoen rỉ rồi
Biển Đông sóng dậy như sôi
Nước còn đất mất mà Người bỏ đi
Không còn nữa cụ Kim Quy
Âu vàng vạn thủa thành trì về đâu?
Mưa như roi quất xuống đầu
Điềm giời lành dữ nông sâu ai tường
Mùa xuân mùa của yêu thương
Mà trời đổ trận tai ương kinh hoàng
23/01/2016
Ngày rét nhất chưa từng có trong lịch sử
CHUYÊN NGHIỆP
Chọn người phải có thâm niên
Thâm niên danh hão thành chuyên nghiệp đời
Tiếp viên quen nụ cười tươi
Cũng là chuyên nghiệp rước mời khách chơi
Nông dân quen đổ mồ hôi
Lâu thành chuyên nghiệp biết trời bão, giông
Làm thơ quen viết tô hồng
Đã thành chuyên nghiệp bút lông dẫu mòn
Buôn phụ nữ bán trẻ con
Chuyên nghiệp mới biết mất còn thắng thua
Cả đời quen với rau dưa
Chuyên nghiệp mới biết mặn chua cho vừa
Người quen tiệc sớm trà trưa
Chuyên nghiệp mới biết thiếu thừa ở đâu
Quen đối ngoại, quen cúi đầu
Chuyên nghiệp mới biết nông sâu rắn mềm
Quen hứa hão biết quen quên
Chuyên nghiệp nói dối mới mềm lòng em
Vai hề nhìn mãi cũng quen
Câu thơ ngoảnh mặt mặc hèn đại phu
30/01/2016
XUÂN
I
Xuân này xuân trước xuân sau
Ra Giêng thiên hạ rủ nhau đi Chùa
Phấn son cầu lại được mùa
Nón mê cổng chùa ngửa mặt lặng im
II
Người mua kẻ bán lịch xuân
Lại hình hoa hậu vai trần năm xưa
Nửa kín đáo, nửa ỡm ờ
Mấy cây đại thụ lờ mờ phía sau
GỠ BIỂN BÁO HẠN CHẾ TỐC ĐỘ (*)
Gỡ xuống biển báo lỗi thời
Đã từng làm khổ bao người qua đây
Biển xanh, biển đỏ mỏng dầy
Từ nay không thấy mặt mày chiềng ra
Nhân dân sẽ bớt phiền hà
Mũi tên định hướng như là bòng bong
Từ nay hết “bẫy giao thông”
Máy bắn tốc độ chất chồng vào kho
Vài năm đã kịp nhận ra
Sai lầm biển báo để mà khổ dân ...
Còn trăm năm “biển phù vân”
Khác nào áo vá và quần thủng trôn
Gỡ đi: Đồng nát bán buôn
Anh đưa em đến thiên đường tự do
(*) Bảng tin thời sự sáng 24/01/2016
Cục đường bộ ra lệnh gỡ hết biển báo hạn chế tốc độ
_____________
NGẪM ...
(Chọn bó đũa lấy cột cờ)
Thành ngữ
Bó đũa chẳng thấy cột cờ
Sông sâu lở cả đôi bờ em ơi
Muỗi nào chẳng hút máu người
Có ai gọi Cuội trên giời là ông ???
Thiên đường là xứ viển vông
Tìm em anh lạc trên đồng cỏ gai
Đỏ đen, sấp ngửa, lật bài
“Thiên tài liền với thiên tai một vần” (*)
Nước non mấy cuộc chuyên truân
Tội Lê Chiên Thống ngàn lần còn đây
Một Trần Ích Tắc mặt dầy
Sông Hồng rửa hết nhục này được không???
Tre non, đũa mọt, mối xông
Anh đi tìm cột từ Đông sang Đoài
Bệ rồng đất sét tranh ngai
Thâm cung có biết bên ngoài nổi dông
Cho dù tìm được mặt rồng
Thì muỗi vẫn hút như không máu người
Đường mòn lối cũ em ơi
Bao giờ đến được chân trời ước mơ
Bó đũa chẳng được cột cờ
Đức tin lở cả đôi bờ sông sâu
Chuyện đời lần lữa mai sau
Dẫu trăm bó đuốc thấy đâu cột cờ
20/01/2016
(*)Ý trong Kiều
_____________
TUYẾT RƠI
Tuyết rơi trắng xoá núi đồi
Mạ nương chết đứng, chết ngồi con ơi!
Đào, Mai cháy nụ cháy chồi
Lửa không đủ ấm, trẻ thôi đến trường
Một màu trắng đến bi thương
Rừng cây mặc niệm con đường chịu tang
Khăn xô trùm xuống bản làng
Mế ngồi nhẩm tính mùa màng năm sau
Thương con bò, xót con trâu
Rạ rơm đã hết cỏ đâu cho mày
Nén hương run ở trên tay
Đừng thêm thủy điện, rừng dày trữ mưa
Rừng già chen lấn rừng thưa
Chìm trong hồ chứa chưa vừa lòng tham
Điện về phố, lũ thượng ngàn
Bây giờ tuyết trẳng ngổn ngang núi đồi
Rập rình cái đói đến nơi
Mế ngồi trắng với khoảng trời lo âu...
Thế mà nườm nượp người đâu?
Đông như kiến đến vùng sâu vui cười
Phố phường lên ngắm tuyết rơi
Xem cái chết trắng đỉnh trời vui thay
Mới hay khổ nạn nơi này
Lại là hạnh phúc mê say của người
25/01/2016
PXT
Hoang Duc Dat đã chia sẻ ảnh của Ly Hai Minh Ha.

Cứ bình tình Sống

"Không sao đâu cứ bình tĩnh sống!"
Vội vàng gì giấc mộng phù du?
Nhẹ nhàng thở, lặng yên khát vọng
Cuộc đời này đâu phải thiên thu!

"Không sao đâu cứ bình tĩnh sống!"
Vội vàng gì chốn trọ trần gian?
Ta nhỏ bé giữa trời cao đất rộng
Thì việc gì gồng gánh những đa mang?

  -Huân Trần-
(Kính tặng cô Nguyễn Thanh Thúy)




30 thg 1, 2016

Chuyến xe định mệnh

Tác giả: Đại Kỷ Nguyên (theo FB Đức Bảo Phạm)
.KD: Đọc câu chuyện xót đau. Nhưng gieo gì- gặt nấy. Luật Nhân- quả là vậy mà
——————
xeMột chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Trên xe, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô tài xế xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô tài xế kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay, nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô tài xế tơi tả trở về xe để tiếp tục lên đường…
“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô tài xế la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói:
“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?”
“Ông đã cứu tôi?”
Cô vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ.
Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe”.
Cô gái nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy”.
Điều bất ngờ là hành khách, vốn tảng lờ hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:
“Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.
Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!”
Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe.
Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ. Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.
Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.
Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô tài xế:
“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
Cô tài xế không nói tiếng nào nhưng xe chạy ngày càng nhanh hơn. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài, rơi xuống vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
Trong thành phố, có một người đàn ông đọc bản tin trên báo đã khóc!
Lời của một người chuyển tiếp:
Một câu chuyện thật xót xa … Cô gái lái xe đã hành động đúng: Trả cho mọi người trong xe cái mà họ đáng được hưởng, đó là: Đến chỗ…không có loài người, nơi chỉ tồn tại những linh hồn “không có trái tim” !!
————-
Theo Đại Kỷ Nguyên

23 thg 1, 2016


TS Lê Đăng Doanh: Từ chiếc đồng hồ của Obama đến cá kho tộ

Tác giả: Lê Đăng Doanh (Hương Xuân ghi)- Tiếp thị Thế giới
.
Tôi không hiểu đất nước sẽ đi về đâu khi ngân sách chỉ còn 45.000 tỷ? Thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng. Cuba và Venezuela đã chuyển mình, Myanmar cũng có bước tiến ngoạn mục. Đã đến lúc Việt Nam phải cải cách để tránh lâm vào cảnh vỡ nợ công và tiếp tục tụt hậu, lạc lõng với thế giới
———
TS Lê Đăng Doanh: Từ chiếc đồng hồ của Obama đến cá kho tộ
Hy vọng từ 3 chữ C. Đó là Chất lượng – Công nghệ – Chuỗi giá trị, có lẽ là thứ ta cần trong thế giới không còn “phẳng” mà “nhanh”, các ứng dụng mới sẽ thay đổi lối sống và nhịp sống của con người như hiện nay…
Chúng ta hãy bắt đầu từ những chuyện rất nhỏ để nâng cao chất lượng, công nghệ của mình. Ở Sài Gòn, có chị chuyên làm cá kho tộ, đã xuất khẩu cả bông lau, cá lóc, cá bống mú. Mỗi tộ chị nấu với hương vị khác nhau. Nấu xong thổi một luồng khí nitơ rất lạnh vào, rồi đóng giấy bạc.
Hàng bán chạy ở nước ngoài. Người Việt Nam ở Mỹ, Canada đi làm cả tuần, cuối tuần gặp nhau mua cá kho tộ về, mở ra thơm lừng, mừng như được trở lại quê nhà. Một công nghệ nhỏ đã làm cho người mua và người kinh doanh đều tốt đẹp.
Quê tôi có một anh nông dân thương binh thời kháng chiến chống Trung Quốc. Trở về làng, anh kinh doanh bonsai… Mới gặp lại, anh nói anh là nông dân không cần đất.
Từ người trồng trọt bình thường, nhờ internet, anh có thể liên lạc được với toàn thế giới để tìm khách hàng. Tự tìm kiếm đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản qua internet, trồng bonsai theo hình dáng khách hàng đặt. Qua đó thấy rõ tạo được liên kết, sản phẩm có sự khác biệt, độc đáo, là có thể vươn ra thế giới.
Le-dang-doanh_71a77Tiến sỹ Lê Đăng Doanh.
Bước tiến vũ bão của công nghệ
Nhìn ra thế giới, kinh nghiệm từ các doanh nghiệp dẫn đầu cũng xoay quanh ba chữ C này đề tồn tại và phát triển. Về công nghệ, Samsung nỗ lực rất lớn để vượt lên Sony ngay thời điểm khủng hoàng kinh tế toàn cầu, nhảy vào thị trường điện thoại thông minh.
Đằng sau Samsung có hẳn bộ máy đồ sộ của nhà nước và các tổ chức nghiên cứu Hàn Quốc, từ bộ Thông tin, bộ Thương mại, các viện… giúp Samsung sớm đưa điện thoại vào thị trường. Trong khi đối diện khủng hoảng, Sony lại sai lầm khi giảm chi tiêu, cho các kỹ sư về nghỉ sớm. Samsung đã mời các kỹ sư ấy về làm với họ, và kết quả điện thoại thông minh của Samsung vượt lên rất nhiều so với Sony.

Một góc nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung ở Bắc Ninh. Công ty này được cho là đãi ngộ công nhân có nhân văn. Ảnh: TL
Bước tiến vũ bão của công nghệ đang làm thay đổi cục diện của kinh doanh hàng ngày, hàng giờ. Khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng thống Mỹ Obama nói chuyện trong Nhà Trắng, theo lịch trình chỉ làm việc 45 phút, nhưng hai người đã kéo dài đến 75 phút.
Ông Obama sau đó đã lấy đồng hồ của mình ra khoe với ông Nguyễn Phú Trọng về chức năng mới của nó, đo được nhịp tim, lượng mỡ trong máu, cả nhịp thở… Đồng hồ của Obama kết nối được với vệ tinh, bác sĩ riêng của Obama cứ nhìn lên màn hình, có gì bất thường lập tức có biện pháp liền. Google đang tiếp tục theo hướng phát triển công nghệ về sức khoẻ.
Những đột phá như vậy đã mở ra những bước tiến quan trọng. Google còn có xe tự lái, đã bắt đầu chạy trên phố. Thiết bị này đã được gắn với Mercedes và Toyota rồi. Với công nghệ ấy dịch vụ taxi chắc phải thay đổi hoàn toàn, taxi cổ điển chắc sẽ không thể tồn tại trước làn sóng công nghệ.
Sự giàu có của thế giới tập trung vào các trung tâm sáng tạo và các quốc gia phát triển khoa học công nghệ sáng tạo. Thế giới không phẳng mà “nhanh”, các ứng dụng mới sẽ thay đổi lối sống và nhịp sống.
Phải thu hút nhân tài
Với tốc độ công nghệ hiện nay, bài toán đặt ra cho mọi quốc gia là phải thu hút nhân tài. Người nêu tấm gương sáng trọng dụng nhân tài là Lý Quang Diệu. Ông từng chủ trương nếu ai viết bài nói xấu Singapore thì mời sang Singapore diện kiến ngay.
Điển hình là ông Paul Krugman, giải Nobel Kinh tế học đại học Princeton, người đã viết hai bài nổi tiếng. Bài thứ nhất ông tiên đoán kinh tế Liên Xô sẽ sụp đổ, dựa trên các thông số kinh tế ông phân tích đường cong GDP ngày càng bé đi, tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển. Liên Xô viết mấy bài chửi bới ông.
Ông phân tích kinh tế Singapore đầu tư kém hiệu quả, tốc độ GDP tăng trưởng chậm lại do tốc độ năng động linh hoạt yếu. Lý Quang Diệu lập tức mời ông sang.
Tôi đã gặp ông ở đại học Princeton, và nói với ông rằng hai bài nghiên cứu ấy đã giúp tôi phân tích và hiểu kinh tế Việt Nam tốt hơn. Ông Paul Krugman kể cho tôi nghe Lý Quang Diệu đã đón ông như thượng khách, hỏi ông cần gì và làm việc trực tiếp với ông.
Phải hết sức tôn trọng sự đa dạng. Ý kiến khác nhau không phải chống lại nhau. Nước mình lại quá đề cao việc mọi người phải nói giống nhau. Giống nhau thì làm sao có cái mới, phải phân biệt cái khác biệt và cái chống lại nhau. Bí quyết của Lý Quang Diệu rất thực dụng, luôn lấy thực tế là cái động, không tìm kiếm bất cứ lý thuyết nào. Điều thứ ba là ông sẵn sàng thay đổi nếu thấy cần thiết, không cứng nhắc, không giáo điều.
Muốn hợp tác được, tham gia vào chuỗi giá trị và trở thành đối tác giá trị, yêu cầu tối thiểu với doanh nghiệp là phải tôn trọng người lao động, tạo sự bình đẳng giữa nam và nữ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Đối tác Mỹ, Nhật Bản sắp tới sẽ ào ạt sang Việt Nam, nhưng điều kiện ký kết hợp đồng sẽ ngày càng khắt khe hơn, họ sẽ nhìn tận mắt xem nhà vệ sinh có giấy đi cầu không, có sạch sẽ không, công nhân có được đi khám sức khoẻ định kỳ không, có ai bị bệnh truyền nhiễm không?
Mình cứ nói doanh nghiệp FDI đối xử với công nhân Việt bất công, thực ra không phải vậy. Ví dụ Samsung ở Thái Nguyên sử dụng 86.000 công nhân, trong đó cứ một người sáu mét vuông nhà ở. Tầng trệt có cửa hàng bách hoá, phòng tập thể dục, phòng gội đầu. Trong khi nữ công nhân Việt Nam trong ngành may Hải Phòng 20 người chen chúc trong một phòng, ai kéo người yêu về là phải quây tấm vải che lại.
Nhìn vào bức tranh chung, tăng trưởng có khá lên nhưng chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài, nhưng nguồn thu ngân sách thì thấp hơn nhiều, vì người ta chuyển hết lợi nhuận về đất nước họ.
Tôi không hiểu đất nước sẽ đi về đâu khi ngân sách chỉ còn 45.000 tỷ? Thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng. Cuba và Venezuela đã chuyển mình, Myanmar cũng có bước tiến ngoạn mục. Đã đến lúc Việt Nam phải cải cách để tránh lâm vào cảnh vỡ nợ công và tiếp tục tụt hậu, lạc lõng với thế giới
————-

19 thg 1, 2016

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 19 tháng 1 năm 2016 | 19.1.16

image
                                                        (Tranh của Lê Thiết Cương)

Tổ quốc là gì, mà trước khi chết, Frederic Chopin, nhà soạn nhạc lừng danh của Ba Lan (1810 – 1849) cứ khắc khoải dặn dò trong lúc đau yếu, rằng hãy mang trái tim của ông về chôn cất ở quê nhà? Lưu lạc ở Pháp và Anh suốt trong 20 năm, nhưng Chopin luôn ngóng về đất mẹ, kể từ cuộc nổi dậy của người Ba Lan trước ách xâm lược của đế quốc Nga (1831).

Khi nghe tin cuộc cách mạng thất bại, dẫn đến việc hàng ngàn người Ba Lan phải ra đi lánh nạn, Chopin đã khóc và viết bản Etude cung Đô thứ (Op. 10, No. 12), còn gọi là bản etude Cách mạng, để ghi lại như một dữ liệu âm nhạc cho lịch sử đau thương của tổ quốc mình.

Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi

Với một nghệ sĩ cello tài danh, được cả thế giới chào đón như Mstislav Rostropovich (1927 – 2007), nơi nào cũng có thể là nhà, nhưng năm 1978 khi bị chính quyền Liên Xô cũ tước quyền công dân Nga, không cho trở về quê hương vì thái độ bất đồng chính kiến, ông đã đau khổ nói rằng “Nước Nga mãi trong trái tim tôi. Vậy mà tôi đã không thể quay lại để nhìn thấy tổ quốc và bạn bè của mình”.

Nhưng sau đó, năm 1991, khi Liên Xô tan rã, Rostropovich vội vã tìm cách bay trở lại Nga, xin một khẩu súng để được chiến đấu cho quê hương mình không còn chịu ách độc tài nữa. Lúc đó ông 54 tuổi, và đang được nhiều quốc gia như Anh, Canada, Nhật, Mỹ… sẵn lòng mời ông làm công dân danh dự của nước mình.

Tổ quốc, trong mỗi con người, ắt hẳn đều có những lý lẽ riêng cho sự ràng buộc lạ kỳ đó. Có thể đó là những lý lẽ dài dòng, hoặc chỉ là những cảm giác mơ hồ nhưng khó thể chối bỏ. Tổ quốc có thể gợi nhớ bằng hạnh phúc hay đau thương nhưng ký ức đó thì sẽ mang theo đến tận cuối đời như một món nợ trong tâm thức về nơi chốn.

Năm 2008, trong một bài nói chuyện về lòng ái quốc tại bang Missouri, ông Barack Obama đã nói với những người rất trẻ về tổ quốc và một tình yêu cho nó “khi đối diện với mất mát và hy sinh, con người trong một đất nước không bỏ chạy, không né tránh mà lại càng gắn kết với nhau hơn để đứng dậy, đó là tình yêu cho tổ quốc”.

Nước Mỹ là một quốc gia phải nói nhiều về tình yêu tổ quốc và giáo dục kiên trì ý tưởng đó, bởi đó là quốc gia của những người nhập cư, bao gồm nhập cư từ chính các nước có tư tưởng thù địch với họ. “Hãy bắt đầu bằng những ký ức đẹp đẽ nhất mà bạn đã sống trên đất nước này, gìn giữ nó bằng cảm giác đơn sơ nhất, thậm chí có thể bỏ ngoài tai các lời tuyên bố hay tranh cãi của các chính trị gia”, ông Obama nói.

Tổ quốc – đất mẹ

Thật bí ẩn khi đem vào tâm trạng của con người nỗi buồn ngập đến lúc ra đi, khi thấy mình bất lực. Nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888 – 1939) lúc say, đã giắt tấm bản đồ nước Việt rách ở lưng quần, lang thang ca hát nghêu ngao “Dù như sông cạn đá mòn. Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa” (Thề non nước).

Đất mẹ dưới ách thực dân, quan tham dẫy đầy, quân dữ lao nhao, người Việt không còn thương nhau, tổ quốc điêu linh, người trí thức nếu không viết xuống bằng thơ văn, thì biết phải làm sao?”

Tổ quốc là gì mà đời mình phải nhớ, đời sau phải giữ? Nguyễn Phi Khanh (1335 – 1428) khi kháng chiến chống quân Minh xâm lược nước Việt bị bắt, giải qua biên giới chịu tội đã quay lại dặn Nguyễn Trãi (1380 – 1442) rằng hãy quay về tìm cách diệt giặc cứu giang sơn. Trong Hận Nam Quan của nhà thơ Hoàng Cầm có hát lại lời xưa: Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan./ Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt,/ Cha nguyện cầu con lấy lại giang san…

Với những người ghi danh trong lịch sử thì đã vậy, còn với từng con người Việt bình thường, tổ quốc là gì trong trái tim họ? Cô bạn có hơn 20 năm sống ở nước ngoài nói mỗi khi gần Tết Việt, nghe một khúc nhạc quê, nghe mùi hương trầm lại dậy lên nỗi nhớ nhà kinh khủng. Tổ quốc như một vết cắt trong tim, tưởng đã lành với nhiều người đi xa, nhưng không ngờ cứ nhói lên khi nghĩ đến.

Trong các cộng đồng người Việt xa quê, ngày Tết là ngày không thể quên. Nhiều khi Tết chỉ nằm trong trí tưởng tượng, Tết là ngày phiền toái vì phải trữ trong nhà những món ăn dài ngày không đúng theo luật vệ sinh của phương Tây, phải giải thích thật dài dòng cho lũ trẻ về một đất nước với nhiều huyền thoại mà ngày thường chúng không quen.

“Làm sao Việt Nam lại có những câu chuyện kỳ quái như một đôi vợ chồng lại đẻ ra trứng?” – “Nó là huyền thoại để ghi nhớ, để tìm hiểu về một quê hương có thật – mà dù lạ lùng đến thế nào chúng ta sẽ chấp nhận, phải giữ gìn, vì đó là nơi ông cha chúng ta sinh ra”, tôi nghe người cha trong gia đình giải thích cho đứa con sắp vào đại học, nói tiếng Việt đã ngọng nghịu.

Những câu chuyện về Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Ánh… là gia sản lớn nhất mà các bậc phụ huynh có thể tự hào nói với con cái mình – ở những vùng đất mà trẻ con hội nhập cuộc sống mới luôn nhanh và giỏi hơn, thậm chí dạy lại cho cha mẹ.

Quả là từng người Việt vẫn giữ gìn cho mình những điều không giải thích được về đất mẹ, dù khó lý giải được tận cùng các ý nghĩa. Cũng như mỗi người dù đi đâu, nơi nào, vẫn mang trong tim một gánh nặng yêu thương bí ẩn về quê hương, không dễ từ bỏ.

Lễ, Tết trong đời sống Việt xa quê, chỉ là dịp để gặp lại, để nhớ, để kết nối trong trí nhớ những ràng buộc mơ hồ về quê hương – mà đôi khi phải cố quên, nhưng thật dễ bùng lên thương nhớ. Một người bạn đã sống hơn 30 năm ở Mỹ kể rằng những năm 1970, số người Việt cứ báo bệnh, đồng loạt nghỉ vào ngày Tết âm lịch khiến nhiều công ty, hãng xưởng hoang mang, báo cho các cơ quan y tế về một bệnh dịch bí ẩn.

Sau này khi hiểu ra, nhiều nơi cũng châm chước vì đó là ngày không thể thiếu với cộng đồng Việt Nam. “Đôi khi, nghỉ cũng chẳng làm gì. Về nhà pha một ấm trà, ăn một cái bánh chưng và mất một ngày lương nhưng lại thấy vui, vì đó là phong tục xứ mình, phải giữ”, anh bạn Việt kiều kể lại.

Trong lịch sử hơn 2.000 năm không tổ quốc của người Do Thái. Tổ quốc – đất mẹ, là sự khắc khoải, là giấc mơ tìm về không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ. Từ những năm 60 trước Công nguyên, bị đế quốc La Mã xâm lược và xoá tên khỏi bản đồ thế giới, người Do Thái đã lưu lạc khắp nơi, và dù thành đạt ở đâu, đã quần tụ nơi nào… họ vẫn khát khao dựng lại quê nhà.

Trong Bài học Israel của nhà văn hoá Nguyễn Hiến Lê, điều mà mỗi người Do Thái cầu nguyện trước bữa ăn hay chào nhau, đều là “năm sau về Jerusalem”. Con cháu của những kẻ mất quê hương đó luôn được nghe và dạy nói như vậy, để biết và nhớ rằng mình có một tổ quốc.

Thật tuyệt vọng và viển vông với những người Do Thái góp tiền mua lại đất đai ở Palestine, dọn về xây dựng từ khô cằn và hoang mạc. Từ thế kỷ 19 đến sau đệ nhị Thế chiến, đến năm 1948 người Do Thái mới có cơ hội reo mừng dựng cờ trên đất mẹ, dù chung quanh đầy những quốc gia với tình trạng thù địch. Hôm nay, câu chào “năm sau về Jerusalem” vẫn được nhắc lại như một ký ức kiêu hãnh độc tôn của một dân tộc không từ bỏ tổ quốc của mình, dù trải qua ngàn năm quay quắt mong đợi.

Năm sau đến Hoàng Sa

Tôi có một người bạn ở Hà Nội, mà cứ thỉnh thoảng lại thấy ông treo hàng chữ “Năm sau đến Hoàng Sa”. Đó là một người sống cả đời vẫn chưa bao giờ có dịp ra biển đến gần Trường Sa hay Hoàng Sa. Nhưng sự âm vang trong lời hẹn của ông lại là sự khắc khoải kỳ quái đến mức suy nghĩ luôn luẩn quẩn về hai chữ Tổ quốc.

“Năm sau đến Hoàng Sa”, khẩu hiệu ấy đủ sức làm những ai nhìn thấy phải bật nhớ đến biển, đến mộ gió, đến những cái chết oan khiên của ngư dân và thanh niên người Việt được trao trách nhiệm gìn giữ quê hương mình. Đúng là chúng ta đã mất mát quá nhiều, nên đã đến lúc chúng ta cần đứng lại, cùng nhau, trên quê hương này.

Năm nay, tôi lại thấy người bạn đó treo cao câu “Năm sau đến Hoàng Sa”. Thật thú vị, tôi cũng thấy thêm một vài người treo khẩu hiệu đó. Hoá ra những người khắc khoải về quê hương không cô độc, dù là số ít. “Đến Hoàng Sa” chỉ là một khái niệm. “Đến Hoàng Sa” là con đường rất dài – có thể dài hơn con đường đến Jerusalem, có thể dài hơn cả 2.000 năm của người Do Thái, nhưng đó là con đường của những người yêu tổ quốc mình.

Nhiều năm, tôi vẫn không thể nào giải thích được trọn vẹn về ý nghĩa “tổ quốc”. Nhưng trong trí tưởng tượng của mình, tôi nhìn thấy đó là một ngôi nhà chung của bà mẹ Việt đã sinh ra rất nhiều đứa con.

Như trong câu hát Mẹ năm 2000 của nhạc sĩ Phạm Duy, có đứa đã là bạo chúa, có đứa là kẻ hèn, có đứa tham lam muốn bán đứng chính ngôi nhà của mẹ mình… nhưng dẫu thế, những đứa con còn lại rồi sẽ chung tay dựng lại, làm lại từ đầu, dù là tro tàn. Ngôi nhà đó – đất mẹ – và anh chị em tôi, tôi gọi tên, là Tổ Quốc.

Tuấn Khanh

(Blog Tuấn Khanh)

14 thg 1, 2016


Niềm quê...
Rong ruổi đi muôn nơi
Bàn chân chưa hết bụi
Phút giây ngưng nghỉ lại 
Hồn quê đã lúc nào
Đong đưa nhịp cầu ao
Dáng lưng ong khỏa sóng
Gió vờn làn áo mỏng
Dọc trăng vàng ngõ em
Bên khung cửa lên đèn
Bông hoa dâm bụt đỏ
Con chuồn chuồn no gió
Mơ màng ru cõi xa
Ký ức tháng năm qua
Chân trần đầu không mũ
Hoàng hôn quen lối cũ
Phủ đầy lưng dậu quê.

Giả thuyết về bộ lịch cổ trên trống đồng

trong dong Ngoc Lu 2
Trống đồng Ngọc Lũ
Đặng Thanh Bình
Những phát hiện của khảo cổ học đang cho thấy ngày càng chắc chắn nguồn gốc Trống Đồng tại Việt Nam, đồng thời việc giải mã những ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng cũng có những bước tiến xa.
Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng hiện diện tại vùng Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc, xuất hiện từ thời đại đồ đồng. Nó không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực.
Tại phương Tây, đã có dấu vết rằng người ta đã biết về trống đồng từ năm 1682 và đáng chú ý nhất là nghiên cứu (sự phân loại) của nhà khảo cổ học người Áo Franz Heger.
Tại nước ta, người giải mã thông điệp trên trống đồng tạo ra nguồn cảm hứng cho những nhà nghiên cứu khác là Đa Minh Lương Kim Định, tác giả (của Việt Lý Tố Nguyên) đã thấy triết lý của người Việt trong trống. Tác giả (của Việt Nam văn minh sử) Lê Văn Siêu phát hiện ra trống đồng là bộ lịch cổ. Đi xa hơn, tác giả (của Người Việt – chủ nhân của kinh Dịch và chữ vuông) Viên Như cho biết trống là cuốn kinh Dịch. Chúng ta sẽ đưa ra giả thuyết giải mã cho những hoa văn trên Trống đồng Ngọc Lũ.
* Trống đồng Ngọc Lũ
Trong-dong-Ngoc-Lu.jpg
Vào khoảng 1893 – 1894, trống được tìm thấy ở xã Như Trác, huyện Nam Xang (phủ Lý Nhân, Hà Nam) và được cúng vào đình làng Ngọc Lũ, để khi có đình đám cúng tế thì dùng. Năm 1902 nhân cuộc đấu xảo ở Hà Nội, trống được đem ra trưng bày. Viện Viễn Đông Bác cổ bèn xuất 550 đồng bạc Đông Dương mua lại là lưu trữ ở Hà Nội.
Trống còn tương đối nguyên vẹn, có một lớp pa-tin màu xanh ngả xám. Trống có hình dáng cân đối, mặt trống hơi tràn ra ngoài tang trống. Trống có đường kính 79 cm, cao 63 cm.Thântrống có 3 phần: Phần trên phình ra gọi là tang, nối liền với mặt trống; phần giữa thân trống hình trụ tròn thẳng đứng; phần chân hơi loe thành hình nón cụt.Có bốn chiếc quai chia làm hai cặp gắn vào tang và phần giữa trống, được trang trí hình bện thừng. Trống có hai loại hoa văn là hoa văn hình học và hoa văn ngườiđộng vật và đồ vật.
hoa van trong Ngoc Lu.jpg
Hoa văn trên mặt trống
Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nổi 14 cánh. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình tam giác.
Từ trong ra ngoài có tất cả 16 vành hoa văn đồng tâm bao bọc lấy nhau. Các vành 1, 5, 11 và 16 là những hàng chấm nhỏ. Các vành 2, 4, 7, 9, 13 và 14 là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Vành 3 là những chữ   gãy khúc nối tiếp. Vành 12 và 16 là văn răng cưa. Vành 6, 8 và 10 là vành có hình người, động vật được xếp xung quanh ngôi sao và ngược chiều kim đồng hồ.
Hình người: Người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi kèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày có trang trí lông chim.
Hình nhà: có hình nhà liên quan đến nghi lễ tôn giáo, có mái hình cung, hai đầu là hai trụ đứng để chắn phên. Hoặc có nhà hình thang nóc cong lên như hình thuyền, hai đầu có hình chim mắt to, hai bên có cột chống đỡ. Nóc nhà có hai con chim đậu, một con trong giống hình chim công, một con trông giống hình gà trống.
Vành 8 gồm hai nhóm, mỗi nhóm có 10 con hươu cách nhau bằng hai tốp chim bay, một tốp 6 con và một tốp 8 con. Cứ một con hươu đực thì đến một con hươu cái.
Vành 10 gồm 36 con chim, 18 con chim đậu và 18 con chim đang bay. Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại sếu hoặc vạc; chim đậu có nhiều loại. Con thì mỏ ngắn vênh lên, con thì mỏ dài chúc xuống, phần đông là chim ngậm mồi. Các con chim đậu đều có đuôi ngắn.
Ngoài những hoa văn trên, ở rìa mặt trống có một số vết lõm, đó là dấu vết của những con kê còn để lại khi đúc trống.
hoa van than trong.jpg
Hoa văn ở thân trống
Phần trên cùng của tang trống là đoạn tiếp giáp với mặt trống có 6 vành hoa văn hình học, các vành 1 và 6 là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vành 2 và 5 là văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ, vành 3 và 4 là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.
Tiếp theo đoạn này là hình 6 chiếc thuyền, chuyển động từ trái sang phải, xen giữa các thuyền là hình chim đứng. Chim có từ 1 đến 3 con. Đứng giữa thuyền là người chỉ huy cầm trống đang điều khiển. Mũi thuyền có từ 1 đến 2 người tay cầm vũ khí như giáo hoặc rìu chiến, đó là những thủy binh đánh gần. Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim cao, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Ngoài ra, trên khoảng giữa hai thuyền có một con chó đứng nghểnh mõm lên phía sàn giống như chó săn.
Phần dưới của tang trống là ba vành hoa văn hình học.
Chân trống không có trang trí.
* Trống đồng Sông Đà (trống Moulié): Phó sứ Moulié tỉnh Hoà Bình đã lấy trống này từ nhà người vợ góa của viên quan lang người Mường vùng ng Đà thuộc tỉnh Hòa Bình. Năm 1889, trống được mang trưng bày tại cuộc đấu xảo quốc tế ở Paris và sau đó không được trở về Việt Nam nữa.
Trống còn tương đối nguyên vẹn, mặt và thân trống có nhiều vết sẹo, đường kính mặt là 78 cm, chiều cao là 61 cm. Hoa văn trang trí, hình dáng và kích thước tương tự như trống Ngọc Lũ I và Hoàng Hạ.
450px-Trong_dong_Dong_Son_Guimet
Hoa văn tại mặt trống
Chính giữa mặt trống có hình ngôi sao nổi 14 cánh, xem kẽ các cánh sao là những họa tiết trang trí kiểu lông công. Bao quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn, gồm hai loại: hoa văn hình học và hình khắc ngườiđộng vật và vật.
Về hoa văn hình học, ngoài những hoa văn tương tự như hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ I như các chấm nhỏ thẳng hàng, chữ gãy nối tiếp, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến song song, văn răng cưa, còn có thêm một vành gồm hai đoạn hồi văn xen giữa với hai đoạn văn xoắn ốc hình quả trám kèm theo vòng tròn chấm giữa.
Vành 18 có hình chim, gồm 16 hình chim bay, giống với hình chim ở vành 9 của trống Hoàng Hạ và hai chim đứng.
Trong-dong-Song-Da-4.jpg
Hoa văn ở thân trống
Phía trên của tang trống có một băng hoa văn hình học gồm 6 vành: hai vành 1 và 6 là những đường chấm nhỏ, các vành 2 và 5 là văn răng cưa, hai vành 3, 4 là vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến.
Dưới băng hình học này là hình 6 chiếc thuyền, xen giữa các thuyền có hình một chim đứng. Đây là loại chim cổ cao, chân giống con chim hạc. Cứ hai chiếc thuyền thì lại có một con chim đứng. Mỗi thuyền đều có 5 người, mũ trên đầu họ đều có hình đầu chim.
Bên dưới những chiếc thuyền này là một băng hoa văn hình học, gồm 3 vành: một vành hoa văn vòng tròn có chấm giữa nằm giữa hai đường chấm nhỏ.
Trống có hai đôi quai kép trang trí văn thừng. Chân trống không có trang trí.
Việc trống đồng sông Đà, vành 18 có hình chim gồm 16 hình chim bay và 2 hình chim đứng liền nhau, có diện tích bằng với diện tích của 1 hình chim bay, cho thấy: Nghệ nhân làm trống ngay từ đầu có ý định chạm khắc 18 hình chim bay, nhưng do sơ ý đã chia thành 17 khoảng trống, do đó thiếu 1 khoảng trống. Người nghệ nhân này đã khắc phục sai sót bằng cách chạm 2 hình chim đứng ở khoảng trống số 17, để đảm bảo đủ 18 hình chim. Như vậy rõ ràng, con số 18 (hình chim) phải mang thông điệp nào đó, chứ không phải là việc chạm khắc ngẫu nhiên.
Thêm nữa, tại vành 8 của trống đồng Ngọc Lũ có 2 nhóm hươu, mỗi nhóm gồm 10 con và 2 nhóm chim bay, nhóm có 6 con và nhóm có 8 con. Nếu chỉ đơn thuần là trang trí thì 2 nhóm chim bay thường có số lượng con bằng nhau thì mới đảm bảo tính thẩm mỹ, nhưng đằng này lại có sự sai khác về số lượng khiên cho tính cân đối bị mất đi, do vậy chỉ có thể kết luận, việc phân chia này là sự cố ý của nghệ nhân.
Tóm lại các hoa văn trên trống đồng (Ngọc Lũ) không chỉ đơn thuần mang tính trang trí mà nó còn là một thông điệp. Nhưng thông điệp này có thể là gì? Giả thuyết rằng: Đó là bộ lịch của người Việt cổ.
Lịch được phát minh ở rất nhiều các nền văn hóa, trong đó có nền văn hóa Hán. Lịch được tính theo mặt trăng (âm lịch) hoặc mặt trời (dương lịch) hoặc cả mặt trăng và mặt trời (âm dương lịch). Trong quá trình tiếp xúc với nền văn hóa Hán, người Việt đã tiếp thu nguyên lý của Hán lịch, đồng thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh. Hán lịch là loại âm dương lịch, đó là loại lịch tính theo tuần trăng nhưng có sự điều chỉnh thời gian theo mặt trời, việc điều chỉnh thời gian ấy hình thành tháng nhuận. Hán lịch một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 ngày (tháng thiếu) hoặc 30 ngày (tháng đủ). Chu kỳ của Hán lịch là 60 năm. Người Việt cổ có lịch không? Trong bài Đi tìm cuốn lịch của người Việt cổ của tác giả Chu Văn Khánh viết:
“GS Hoàng Xuân Hãn cho rằng: “Nay không thấy dấu tích gì giúp ta biết cách xếp đặt ngày tháng của dân Lạc Việt xưa. Nhưng đoán rằng “văn hoá trống đồng” của nước Văn Lang chắc đã dùng năm 12 tháng, tháng lần lượt 29, 30 ngày, cũng không hẳn là vô lý. Tuy ở vùng nhiệt đới, khí nóng lạnh đến cực để làm giới cận cho thời tiết, nhưng gió mùa, nước lũ khá điều hoà, cũng đủ gợi kỳ hạn của năm”.
Nhưng đó cũng chỉ là phỏng đoán mà chưa có cứ liệu gì minh chứng. Nhà nghiên cứu sử học Bùi Huy Hồng đã từng tìm cách giải mã lịch tính trên trống đồng Hoàng Hạ thông qua cách đo bóng nắng trên mặt trống, song cũng không tìm thấy cấu trúc của cuốn lịch xưa.
Trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Lê Mạnh Thát đã dành một mục với nhan đề “Lịch pháp Việt Nam” để tìm cuốn lịch của người Việt xưa. Ông căn cứ vào 10 truyện trong cuốn Lục độ tập kinh có ghi chép các thông tin về lịch để dựng lại cấu trúc lịch cổ. Theo ông: “hệ thống lịch chia năm ra 360 ngày, rồi phân bổ thành bốn mùa, mỗi mùa gồm ba tháng, mỗi tháng có 30 ngày cùng với việc dùng hệ 7 ngày làm tuần là một di sản của lịch pháp thời Hùng Vương còn được bảo lưu trong Lục độ tập kinh qua 10 truyện”
Thực ra đây là cấu trúc của một loại lịch Ấn Độ cổ đại. [lược một đoạn] Vậy tìm cuốn lịch của người Việt cổ xưa ở đâu?” Và
“Đồng dao Việt Nam có bài về thời gian trăng mọc:
Mồng một lưỡi trai/ Mồng hai lá lúa/ Mồng ba câu liêm/ Mồng bốn lưỡi liềm/ Mồng năm liềm giật/ Mồng sáu thật trăng/ Mồng bảy thượng huyền/ Mười rằm trăng náu/ Mười sáu trăng treo/ Mười bảy sảy giường chiếu/ Mười tám rám trấu/ Mười chín đụn dịn/ Hăm mươi giấc tốt/ Hăm mốt nửa đêm/ Hăm hai hạ huyền/ Hăm ba gà gáy/ Hăm bốn ở đâu/ Hăm nhăm ở đấy/ Hăm sáu đã vậy/ Hăm bảy làm sao/ Hăm tám thế nào/ Hăm chín thế ấy/ Ba mươi chẳng thấy/ Mặt mày trăng đâu?
Bài ca dao này không phản ánh lịch âm dương du nhập của Trung Hoa vì nguyên tắc định ngày đầu tháng (ngày sóc) trong lịch Trung Hoa là ngày không trăng chứa thời điểm giao hội, còn ngày mồng một trong bài ca dao trên lại là ngày có trăng non (Mồng một lưỡi trai). Điều này được khẳng định một lần nữa bằng câu “Tối như đêm ba mươi”, nghĩa là ngày cuối tháng mới là ngày không trăng. Mồng một trong bài ca dao ấy thực chất tương ứng với ngày mồng hai trong âm dương lịch. Vậy bài ca dao này phản ảnh cuốn lịch nào?
Chúng tôi bắt gặp ở người Mường Bi (huyện Tân Lạc, Hoà Bình) cũng có một bài ca dao tương tự: 
[lược một đoạn] Ngày một bằng lá thai (lá cỏ tranh)/ Ngày hai bằng lá ngả (lá công chít)/ Ngày ba lưỡi liềm/ Ngày bốn trăng sáng quầng/ Ngày năm giữa tháng/ Ngày sáu đóng dấu đồi/ Ngày bảy mọi vật đều ngủ say trăng mới lên/ Ngày tám trẻ khóc vào ban đêm trăng mới lên/ Ngày chín con diều hâu gọi trăng lên.
Bài ca dao này phù hợp với cuốn lịch cổ truyền của người Mường, gọi là sách Đoi (tiếng Mường đọc là Khách Đoi) hay còn gọi là Lịch Tre. Trong bài “Lịch Tre của người Mường” trên tạp chí Văn hoá dân gian số 5 (77) năm 2001, tôi đã công bố những nhận định sơ bộ ban đầu về cách tính lịch cổ truyền của người Mường và cơ bản khôi phục diện mạo của cuốn lịch này. Có thể tóm tắt như sau:
Cuốn lịch Mường được khắc đầy đủ trên 12 thẻ tre tương ứng với 12 tháng. Trên đó ghi các ký hiệu ngày, tháng và các hiện tượng tự nhiên như: ngày mưa, ngày bão; các hiện tượng xã hội như: ngày có khách, ngày đi kiếm cá, ngày săn thú. Một ngày chia thành 16 giờ, mỗi giờ tương ứng với 1,5 giờ dương lich. Người ta không xác định giờ bằng công cụ nhân tạo mà xác định rất linh hoạt thông qua các hiện tượng tự nhiên như: gà gáy, mặt trời mọc, tang tảng sáng. Điều lý thú là ngày không phải bắt đầu từ nửa đêm, bình minh, hay hoàng hôn như các loại lịch khác trên thế giới mà là thời điểm trước bình minh: gà gáy. Tháng phù hợp với tuần trăng, nên có tháng đủ 30 ngày và tháng thiếu 29 ngày. Một tháng chia thành ba tuần, gọi là tuần Cây, tuần Lôồng và tuần Cối tương ứng với thượng tuần, trung tuần và hạ tuần trong lịch âm dương phản ánh chu kỳ chợ phiên truyền thống. Mỗi tuần có 10 ngày, nếu tháng thiếu tuần cuối có 9 ngày. Năm thường có 12 tháng, năm nhuận có thêm 1 tháng. Tôi đồng ý với ông Kiều Bá Mộc cho rằng từ “Lôồng” được bảo lưu và biến âm thành từ “Mồng” dùng để chỉ 10 ngày đầu tháng trong lịch âm dương ngày nay của người Việt”. Và
“Cách tính Lịch Tre cổ truyền đã bị mai một, nhưng chắc chắn trước khi có lịch âm dương họ đã có cách tính riêng của mình. [lược một đoạn] Bóc tách từng lớp bụi mờ thời gian, chúng ta nhận thấy trong Lịch Tre của người Mường có những điểm gạch nối với những mảnh vỡ của cuốn lịch Việt cổ còn lại trong ca dao, tục ngữ. Đó là, đầu tháng là ngày có trăng non, cách gọi 10 ngày đầu tháng là “Mồng”. [lược một đoạn] Như vậy, nếu Lịch Tre có từ trước khi cộng đồng chung Việt-Mường chia tách, cũng có nghĩa nó là tài sản chung mà tổ tiên người Việt, người Mường đã sáng tạo nên.
Kiều Bá Mộc đã sưu tầm tại Mường Bi (Tân Lạc, Hoà Bình) một truyền thuyết có liên quan đến nguồn gốc của cuốn Lịch Tre. Truyện kể rằng:
Vào đời Hùng Vương dựng nước, nhà vua có lần dạo thuyền trên sông, do sơ ý mà để rơi một viên ngọc quý. Nhiều người thợ lặn được gọi đến, song không một ai tìm ra. Nhà vua bèn triệu tất cả các đạo sĩ nổi tiếng trong nước để dò tìm viên ngọc, nhưng đều vô hiệu. Một hôm có một thổ lang Mường Bi, tiếng tăm nổi cồn trong ngoài mường xin yết kiến nhà vua. Sau khi xem quẻ bói bằng chân gà, thổ lang bình tĩnh tâu rằng.
– Cúi xin bệ hạ cứ yên tâm. Viên ngọc quý của Người theo thần được biết, không thể nào mất được. Nó đang đợi giờ tốt để trở về với nhà vua.
Vua tỏ lời cảm ơn thổ lang, nhưng lòng dạ vẫn phân vân nghi hoặc.
Bước sang ngày thứ sáu kể từ khi thổ lang Mường Bi gieo quẻ, vào buổi sáng có người dân chài đem dâng vua một con chép to, vừa bắt được ở dưới sông. Nhà vua vẫn trong tâm trạng không vui, vì chưa có tăm hơi gì về viên ngọc quý. Mãi đến chiều tối, người làm bếp của vua mổ thấy trong bụng cá một viên ngọc sáng rực, vội tâu báo cho vua hay. Tìm ra viên ngọc, nhà vua mừng khôn xiết. Không quên công người báo điểm tốt, nhà vua cho gọi thổ lang Mương Bi lại, gia thưởng nhiều châu báu ngọc ngà, nhưng thổ lang Mường Bi đều từ chối. Ông chỉ xin nhà vua gia ân một điều để cho dân vùng thổ lang cai quản ngày thì lui một ngày, và tháng lại tiến sớm hơn ba tháng. Thấy việc đó có nhiều ý nghĩa, nhà vua ưng thuận liền cho lập đàn tế cáo trời đất chứng giám.
Từ đó, người Mường ở Mường Bi lập lịch và giữ mãi về sau này”. Và
“Như đã trình bày ở trên, nguyên tắc ngày lui, tháng tiến là cách tính lịch bằng phương pháp đối chiếu với lịch âm dương, nó chỉ xuất hiện sau khi lịch Trung Hoa được du nhập vào nước ta và người Mường đã tiếp nhận, sử dụng nó song song với Lịch Tre. Cách lý giải theo truyền thuyết là nguyên tắc đối chiếu xuất hiện từ thời Hùng Vương hoàn toàn không hợp lý và chắc chắn rằng truyền thuyết này xuất hiện vào thời kỳ muộn khi mà cách tính Lịch Tre cổ truyền đã bị mai một và trở thành hoá thạch”. Và
Trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” đã dành một chương nói về việc đặt ra lịch, đó là chương “VII. Chia năm chia tháng”. Chương này dành phần lớn nói về chuyện ông Cuông Minh Vàng Rậm và Ả Sấm Trời khai mỏ đồng, mỏ vàng làm thành Mặt trời và Mặt trăng, còn những thông tin về cuốn lịch khá ít ỏi. Theo áng mo, hai nhân vật truyền thuyết là ông Thu Tha và bà Thu Thiên đã sáng tạo ra lịch của họ:
Mường lớn nhất sinh ra ông Thu Tha
Mường ruộng nhì sinh ra bà Thu Thiên
Đứng ra truyền làm năm, làm tháng.
Áng mo ghi nhận cấu trúc cuốn lịch như sau: năm có 12 tháng, một tháng thường có 30 ngày, nhưng cũng có tháng đủ, tháng thiếu:
Đặt ra rằng:
Một năm có mười hai tháng
Một tháng có ba mươi ngày
Có năm đầy, năm no
Có tháng no, tháng thiếu.
Nguồn tư liệu trên không đưa ra một thông tin gì khả dĩ về thời điểm xuất hiện của Lịch Tre, song chúng đều thống nhất cho rằng, từ xa xưa người Mường đã sáng tạo ra một loại lịch riêng của mình.
Xét về mặt lịch pháp, Lịch Tre là một loại lịch nguyên thuỷ, bởi nó dựa vào việc quan sát trăng, sao trực tiếp để tính lịch. So với lịch âm dương Trung Hoa, Lịch Tre chưa có một hệ thống tính toán chặt chẽ dựa vào các thuật toán và không thể tính toán trước được cho các năm. Bởi vậy nó không thể nảy sinh sau khi mà người ta tiếp nhận lịch Trung Hoa. Hay nói một cách khác, người ta không bao giờ sáng tạo ra cái lạc hậu hơn những cái cùng loại đã và đang có”.
Chúng ta có một vài tóm tắt như sau:
– Các nhà nghiên cứu đã đề xuất những bộ lịch được cho là của người Việt cổ tuy nhiên chưa thể đưa đến kết luận cuối cùng.
– Căn cứ vào bài đồng dao tác giả Chu Văn Khánh phát hiện ra bài đồng dao không mô tả lịch của Trung Hoa.
– Trong khi đó có những dấu vết cho thấy xuất hiện mối quan hệ giữa bộ lịch cổ của người Mường (lịch Đoi) với những mảnh vụn trong văn hóa Việt.
– Cuối cùng có đủ cơ sở về nhân chủng, ngôn ngữ, văn hóa để xác định: Lịch Đoi là bộ lịch chung của tổ tiên người Việt – Mường.
– Lịch Đoi là sản phẩm và được tổ tiên người Việt – Mường sử dụng theo một cách riêng có trước khi tiếp xúc với Hán lịch. Khi tiếp xúc lịch Trung Hoa người Việt đã đối chiếu với lịch Đoi khiến cho cách tính lịch Tre riêng có bị mai một và thất truyền.
– Trước những ưu thế của Hán lịch và Tây lịch, lịch Đoi của người Mường bị ngoại hóa, còn trong cộng đồng người Việt thì nó chỉ còn là những mảnh vụn sót lại trong nền văn hóa mà không đủ để nhận diện.
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý một điểm quan trọng sau: Về nguyên tắc ‘ngày lùi, tháng tiến’ cho chúng ta biết sự giống nhau và khác nhau giữa lịch Đoi của người Mường với lịch âm dương của người Hán. Ngoài những điểm khác nhau (mang tính chất chi tiết) thì về cấu trúc cơ bản, 2 bộ lịch là giống nhau. Hai bộ lịch đều lấy 1 năm gồm 12 tháng, lấy tháng có 29 ngày (tháng thiếu) hoặc 30 ngày (tháng đủ). Năm có tháng nhuận. Điểm khác nhau: Lịch Đoi lùi 1 ngày trong khi tháng thì tiến. Việc chia tháng theo tuần như lịch Đoi và thêm tiết khí trong tháng của lịch Trung Hoa cũng là riêng có tuy nhiên nó không làm thay đổi cấu trúc của các quãng thời gian mà chỉ làm chi tiết thêm mà thôi.
Tôi cho rằng: Sự giống nhau cơ bản về cấu trúc khoảng quãng thời gian giữa lịch Đoi và lịch âm dương Trung Hoa không phải là ngẫu nhiên, đặc biệt là chúng có khoảng thời gian tiếp xúc với nhau rất dài. Có thể ban đầu lịch Đoi không có cấu trúc như chúng ta thấy bây giờ, có sự sai khác tương đối. Nhưng do tiếp xúc với lịch âm dương của người Hán, tổ tiên người Việt – Mường đã cải tiến lịch Đoi trên cơ sở lịch Trung Hoa, vì thế mà diện mạo như chúng ta thấy ngày nay của lịch Đoi có cấu trúc tương đối giống với âm dương lịch của Trung Quốc. Như vậy: Tổ tiên người Việt – Mường đã tạo ra bộ lịch Đoi để sử dụng trong đời sống sinh hoạt xã hội tuy nhiên việc lịch Đoi có thời gian tiếp xúc rất dài và có cấu trúc giống với âm dương lịch của Trung Hoa (được chứng tỏ qua sự tồn tại của nguyên lý chuyển đổi) nên không thể không đặt câu hỏi nghi vấn: Lịch Đoi được cải tiến những gì trên cơ sở lịch âm dương của người Hán hay diện mạo ban đầu tự nhiên của lịch Đoi như thế nào?
Chúng ta sẽ cố gắng lượm lặt những mảnh vụn còn sót lại trong nền văn hoá Việt để phục dựng lại phần nào đó bộ lịch và xa hơn nữa là tìm dấu vết của bộ lịch này trên trống đồng Ngọc Lũ.
Trong bài đồng dao của người Việt: Mồng một lưỡi trai/ Mồng hai lá lúa/ Mồng ba câu liêm/ Mồng bốn lưỡi liềm/ Mồng năm liềm giật/ Mồng sáu thật trăng/ Mồng bảy thượng huyền/ Mười rằm trăng náu/ Mười sáu trăng treo/ Mười bảy sảy giường chiếu/ Mười tám rám trấu/ Mười chín đụn dịn/ Hăm mươi giấc tốt/ Hăm mốt nửa đêm/ Hăm hai hạ huyền/ Hăm ba gà gáy/ Hăm bốn ở đâu/ Hăm nhăm ở đấy/ Hăm sáu đã vậy/ Hăm bảy làm sao/ Hăm tám thế nào/ Hăm chín thế ấy/ Ba mươi chẳng thấy/ Mặt mày trăng đâu? Và câu nói dân gian “Tối như đêm 30”.
Cho chúng ta biết trong bộ lịch cổ của người Việt, ngày cuối tháng mới là ngày không trăng, lịch của người Mường cũng tương tự. Để ý thấy trong bài đồng dao của người Việt, từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10, đều dùng từ “mồng”. Tác giả Kiều Bá Mộc cho rằng từ “mồng” là biến ấm của từ “lôồng” dùng để chỉ 10 ngày đầu tháng. Một tháng chia thành ba tuần, gọi là tuần Cây, tuần Lôồng và tuần Cối tương ứng với thượng tuần, trung tuần và hạ tuần trong lịch âm dương phản ánh chu kỳ chợ phiên truyền thống. Mỗi tuần có 10 ngày nếu tháng thiếu tuần cuối có 9 ngày. Năm thường có 12 tháng, năm nhuận có thêm 1 tháng. Chúng ta nhận thấy rằng: Trong lịch Đoi của người Mường, 10 ngày tạo thành nhóm, việc sử dụng từ “mồng” với 10 ngày trong lịch của người Việt cũng gợi ý chúng ta tồn tại đơn vị nhóm gồm 10 ngày. Trong bài đồng dao ngoài những ngày đi cùng với từ “mồng” là đặc biệt, thì những ngày còn lại không có gì đáng chú ý. Việc người Mường sử dụng tới thuật ngữ “tuần” đã cho thấy vai trò của nhóm đơn vị 10 ngày. Như vậy, chúng ta lưu ý tới ngày không trăng và nhóm đơn vị 10 ngày liên tục trong lịch của người Việt cổ.
* Trống đồng Hoàng Hạ
1280px-HoangHaBronzeDrum
Vào ngày 13 tháng 7 năm 1937, dân công đào mương dẫn nước xóm Nội, thôn làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông ( Nội ngày nay) đã tìm ra được trống này ở độ sâu 1,5 mét trong lòng đất. Trống có đường kính mặt là 79 cm, chiều cao là 61,5 cm. Trống bị long mặt, rỉ gần khắp mặt và cả một phần thân trống. Hoa văn trang trí, hình dáng và kích thước tương tự như trống Ngọc Lũ.
330px-Trống_đồng_Hoàng_Hạ
Hoa văn tại mặt trống
Chính giữa mặt trống có hình ngôi sao nổi 16 cánh, xem kẽ các cánh sao là những họa tiết trang trí kiểu lông công. Bao quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn, gồm hai loại: hoa văn hình học và hình khắc ngườiđộng vật và vật.
Về hoa văn hình học, ngoài những hoa văn tương tự như hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ như các chấm nhỏ thẳng hàng, chữ gãy nối tiếp, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến song song, văn răng cưa, còn có thêm vành hoa văn hình xoắn ốc và vòng tròn đồng tâm ở vành thứ 7 từ trong ra ngoài.
Về hình khắc người và động vật thì có vành hươu nai, chim bay xem kẽ. Vành số 9 của trống Hoàng Hạ chỉ có 14 con chim bay. Đó là những hình chim mỏ dài, đuôi và chân dài, có mào, không có những hình chim đứng ngậm mồi. Rìa mặt trống có 30 lỗ nhỏ cách đều nhau, là dấu vết con kê trên khuôn đúc trống.
300px-HoangHa.jpg
Hoa văn ở thân trống
Bố cục trang trí và hình hoa văn giống như trống đồng Ngọc Lũ. Trên tang trống, ngoài các vành hoa văn hình học, cũng có hình 6 chiếc thuyền, xen giữa các thuyền là những hình chim có từ 2 đến 4 con. Về trang sức, tất cả thuyền trưởng cầm trống, vũ sĩ và người cầm lái đều đội mũ lông chim khá cao. Trống có hai đôi quai kép trang trí văn bện thừng. Chân trống không có hoa văn.
So sánh giữa trống đồng Ngọc Lũ với trống đồng Hoàng Hạ thì nhận thấy: Trống đồng Ngọc Lũ có hoa văn gồm 2 nhóm chim bay (14 con) và 2 nhóm hươu (20 con) ở vành 8, trong khi trống đồng Hoàng Hạ không có, thay vào đó là 29 hình tròn – cong liên tục. Giả thuyết rằng: Vành số 8 trên trống đồng Ngọc Lũ là ghi chú (giải thích) cho các vành hoa văn khác. Ở đây chúng ta thấy xuất hiện nhóm đơn vị gồm 10 con hươu.
Tại vành chạm khắc cảnh sinh hoạt trên trống đồng Hoàng Hạ theo chiều ngược kim đồng hồ lần lượt gồm: Nhóm 4 người đánh trống đồng; nhóm 6 người hoá trang; nhà có một người; 2 người đang giã; nhà có nhiều người; 4 người đánh trống đồng; nhóm 6 người hoá trang; nhà có một người; 2 người đang giã; nhà có nhiều người. Chúng ta thấy rằng: Tính cân xứng rất cao và có 10 nhóm hình. Tại vành chạm khắc cảnh sinh hoạt trên trống đồng Ngọc Lũ theo chiều ngược kim đồng hồ lần lượt gồm: Nhóm 4 người đánh trống đồng; nhóm 6 người hoá trang; nhà có một người; nhóm 3 người; nhà có nhiều người; 4 người đánh trống đồng; nhóm 7 người hoá trang; nhà có một người; nhóm 3 người; nhà có nhiều người. Chúng ta thấy rằng: Tính cân xứng đã bị mất đi và cũng có 10 nhóm hình. Sự phá vỡ tính cân đối tại trống đồng Ngọc Lũ cho thấy sự cố tình của nghệ nhân trong việc tạo ra nó. Tuy vậy chúng ta biết được rằng: Vành chạm khắc cảnh sinh hoạt có thể là nhóm đơn vị gồm 10 hình. Nhóm 3 người trên trống đồng Ngọc Lũ gồm 1 người gọi chim và 2 người đang giã, có thể được tách thành 2 hình khi đó nhóm đơn vị gồm 12 hình chứ không phải 10. Tuy nhiên vì trên trống Hoàng Hạ nhóm đơn vị chắc chắn gồm 10 hình, lại nữa việc chạm khắc thêm 1 hình người gọi chim ngay cạnh hình 2 người đang giã có tính đối xứng rất cao (trong khi không cần thiết vì các hình khác đã được chủ động làm sai khác đi để không còn tính đối xứng, mà để đảm bảo tính thông điệp) gợi ý chúng ta rằng: Hình thêm vào này với mục đích làm phong phú nội dung đời sống sinh hoạt, chứ không phải mang một thông điểm nào đó. Do đó vẫn có thể xếp hình 1 người gọi chim và hình 2 người đang giã vào thành 1 hình, vì thế mà vành chạm khắc cảnh sinh hoạt trên trống đồng Ngọc Lũ cũng như Hoàng Hạ, đều là nhóm đơn vị gồm 10 hình. Việc có 2 nhóm hươu mà mỗi nhóm 10 con cũng gợi ý chúng ta hoa văn chạm khắc cảnh sinh hoạt là gồm 10 nhóm đơn vị.
Nếu chúng ta gạch nối giữa nhóm đơn vị gồm 10 hình với nhóm gồm 10 ngày “mồng” thì chúng ta có được: Cảnh sinh hoạt của 10 ngày “mồng” trên trống đồng. Theo đó giả sử rằng: Mồng 1 – Lễ cầu (nhà 1 người); Mồng 2 – Giã gạo (hình 3 người); Mồng 3 – Tại gia (nhà nhiều người); Mồng 4 – Hội trống (4 người đánh trống); Mồng 5 – Đi săn bắt (nhóm 6 người); Mồng 6 – Lễ Cầu (nhà 1 người); Mồng 7 – Giã gạo (hình 3 người); Mồng 8 – Tại gia (nhà nhiều người); Mồng 9 – Hội trống (4 người đánh trống); Mồng 10 – Đi săn bắt (nhóm 7 người).  
Cảnh sinh hoạt thường ngày thì rất nhiều không thể chạm khắc hết được, nên những chạm khắc ở trên trống đồng là những cảnh sinh hoạt tương đối cơ bản trong đời sống. Chúng ta cũng nhận thấy những cảnh sinh hoạt cơ bản này (phải) có tính chu kỳ, được lặp đi lặp lại do đó chúng ta đoán rằng: 10 mồng tiếp theo cũng diễn ra như giả sử. Nghĩa là từ mồng 1 đến hết mồng 10 sau đó chu kỳ lặp lại, tạm gọi 10 mồng là tuần.
Trong xã hội cổ xưa chúng ta bắt gặp nhiều sự xuất hiện của tín ngưỡng phồn thực, hình ảnh rõ ràng nhất là cặp nam nữ đang giao hoan trên Thạp đồng Đào Thịnh. Tại vành 8 của trống Ngọc Lũ, chúng ta thấy cứ 1 con hươu đực được xen kẽ với 1 con hươu cái, đây có thể là sự tiếp nối của tín ngưỡng phồn thực. Và vì vành 8 là vành được tạo thêm nên nó được xem như là lời chú giải cho các vành khác, do vậy biểu hiện tín ngưỡng phồn thực qua hình ảnh hươu đực, hươu cái ở vành 8 là lời giải thích cho hình chạm khắc cảnh sinh hoạt. Chúng ta để ý thấy không có hình ảnh nào trong hình chạm khắc cảnh sinh hoạt có liên quan rõ ràng tới tín ngưỡng phồn thực như hình nhà có nhiều người, nhưng do tính đa thông tin (không thể chắc chắn) nên khó có thể kết luận hình nhà nhiều người đang mô tả sự giao hoan. Có một thông tin khác mà chúng ta có thể chấp nhận là có liên quan tới tín ngưỡng phồn thực, đó là sự tăng lên của số lượng người trong 2 hình: Đi săn bắt. Hình đi săn bắt mồng 5 chỉ có 6 người nhưng hình đi săn bắt mồng 10 có thêm 1 người là 7 tuy nhiên người thứ 7 này nhỏ hơn so với những 6 người còn lại. Đây có thể là hình ảnh thể hiện mối quan hệ với tín ngưỡng phồn thực tuy nhiên bản thân hình ảnh ấy không chỉ dừng lại là sự biểu hiện của tín ngưỡng phồn thức (nếu có) mà nó có thể còn mang nhiều thông điệp nữa.
Thế nhưng nếu giả sử của chúng ta là đúng: Tức là quãng đơn vị thời gian có tính chu kỳ bao gồm 10 mồng (tương ứng với 1 tuần) thì thời gian có tính chu kỳ (nếu có) lớn hơn hoặc nhỏ hơn đơn vị tuần này như thế nào? Chúng ta thấy tại vành 10 có 36 con chim trong đó có 18 con chim bay và 18 con chim đậu. Con số 18 (thường là chim bay) xuất hiện trên nhiều trống đồng, đặc biệt là trống đồng sông Đà gợi ý cho chúng ta về tính chu kỳ tuy nhiên trên trống đồng Hoàng Hạ thì chỉ có 14 con chim bay (trùng với 14 cánh của ngôi sao trên trống đồng Ngọc Lũ). Nếu con số 18 có tính chu kỳ thì đó là chu kỳ của cái gì? Vành số 10 là vành cuối cùng chạm khắc nhóm hoa văn người, động vật nên nếu có thì nó thể hiện chu kỳ ở mức độ rộng nhất của thời gian. Nó có thể là chu kỳ của năm không? Giống như 1 giáp (60 năm) trong lịch của người Hán nếu vậy thì trên trống Ngọc Lũ là chu kỳ 18 (hoặc 36) năm nhưng như vậy thì phải có thông tin về 1 năm, thông tin này nếu có tôi cho rằng nó nên nằm từ vành số 6 trở đi. Nó khó có thể nằm trên vành số 6 vì việc 1 vành hình khó có thể mang (biểu hiện) 2 thông tin (đơn vị) trong cùng hệ thống trường hợp này là thời gian. Nó cũng khó mà nằm ở vành 7 và 9 vì như thế sẽ rất khó để người xem biết được trong khi đây là quãng thời gian quan trọng. Vành số 8 tôi cho rằng nó là vành chú giải hơn là vành chứa thông tin của quãng thời gian độc lập nào đó nên quãng thời gian năm (hoặc chu kỳ năm) khó mà nằm trên vành này. Như vậy từ vành 6 tới vành 10 chúng ta có 2 vành là: Vành 6 và vành 10 mang thông tin khả dĩ về quãng thời gian độc lập. Trong khi vành 6 đã thể hiện quãng thời gian 10 ngày mồng (quãng thời gian tuần) và nếu vành 10 thể hiện quãng thời gian có tính chu kỳ nhiều năm, thì không tìm thấy dấu vết của quãng thời gian năm nghĩa là có sự đứt quãng về đơn vị thời gian hay không tìm thấy dấu vết hoá thạch của “loài trung gian” giữa đơn vị tuần và đơn vị chu kỳ nhiều năm. Đơn vị trung gian ấy có thể là tháng, năm hoặc một đơn vị thời gian nào đó đã mất. Sự đứt quãng này gợi ý chúng ta rằng: Nếu kết luận vành 10 là thể hiện của chu kỳ 18 (hoặc 36) năm sẽ dẫn đến sự không vững chắc và không rõ ràng. Do vậy mà vành 10 thể hiện quãng thời gian ít hơn chu kỳ nhiều năm nhưng nhiều hơn tuần (10 mồng). [Chúng ta cũng đã đề cấp tới chu kỳ thời gian lớn hơn tuần (10 mồng) nó có thể là tháng hoặc năm hoặc chu kỳ năm hoặc 1 chu kỳ thời gian nào đó mà ngày nay không còn. Chu kỳ rộng hơn tuần này nếu có thì nó cũng nằm từ vành 6 trở ra]. Tôi phán đoán nó thể hiện năm thời gian!
Chúng ta có tuần gồm 10 ngày, chúng ta lại có chu kỳ thời gian là 36, vậy nếu liên hệ 2 thông tin này thì chúng ta có: 10 x 36 = 360 ngày (36 tuần). Tôi cho rằng 36 con chim ở vành 10 của trống đồng Ngọc Lũ là thể hiện 36 đơn vị tuần (mỗi tuần 10 ngày) và đó chính là độ dài 1 năm thời gian (1 năm thời gian có 360 ngày). So với dương lịch là ít hơn 5 ngày 6 giờ.
Tại vành 6 mồng 5 – đi săn bắt, nhóm 6 người có 1 người đi đầu cầm ngọn giáo có mũi đâm xuống, tương ứng với nó ở vành 8 là con hươu đầu tiên trong nhóm 10 con hươu và tương ứng với nó là con chim đang bay ở vành số 10. Nếu chúng ta lấy cây giáo làm điểm bắt đầu thì: Nhóm 10 con hươu ở vành số 8 tương ứng gọn gàng với 10 con chim (5 con chim bay, 5 con chim đậu) ở vành số 10; 6 con chim ở vành số 8 tương ứng không gọn gàng với 6à7 con chim (3 con chim đậu, 3à 4 con chim bay) ở vành số 10; 10 con hươu ở vành số 8 tương ứng không gọn gàng với 11à12 con chim (6 con chim đậu, 5à6 con chim bay) ở vành số 10; 8 con chim ở vành số 8 tương ứng gọn gàng với 8 con chim (4 con chim bay, 4 con chim đậu) ở vành số 10. Như vậy là trong 4 điểm giao giữa các nhóm chim bay và hươu ở vành số 8 tương ứng với 36 con chim ở vành số 10 thì có 3 điểm giao gọn gàng và 1 điểm giao không gọn gàng. Nếu chúng ta gọi 4 nhóm chim và hươu ở vành số 8 là lời chú giải cho 36 con chim ở vành số 10 thì chúng ta sẽ có 4 quãng thời gian nhỏ trong 1 năm, tôi cho rằng nó rất có thể là quãng thời gian của 4 mùa. Vì tiết khí thời điểm giao giữa mùa đông và mùa xuân không quá rõ ràng nhất nên có thể nó tương ứng với điểm giao không gọn gàng. Lần lượt tượng tự chúng ta có giao của 3 điểm gọn gàng còn lại với giao của các mùa. Vậy thì mùa đông có trong khoảng 6à7 tuần (khoảng 60-70 ngày); mùa xuân có trong khoảng 11à12 tuần (khoảng 110-120 ngày); mùa hạ có 8 tuần (80 ngày); mùa thu có 10 tuần (100 ngày).
Như vậy cuốn lịch trên trống đồng Ngọc Lũ: 1 năm được chia thành 4 mùa và 36 mồng, mỗi mồng gồm 10 ngày.
Trong các trống đồng Đông Sơn, thì tâm trống luôn là hình ảnh của mặt trời, các nhà nghiên cứu đồng ý rằng, đó là biểu tượng của tín ngưỡng thờ mặt trời tuy nhiên những tia sáng phát ra từ mặt trời lại có số lượng khác nhau. Trống Hoàng Hạ có 16 tia mặt trời, trống Ngọc Lũ và trống sông Đà có số lượng bằng nhau và bằng 14 tia, trống Khai Hoá và trống Bản Thôm có số lượng cùng bằng 12 tia, trống Quảng Xương chỉ có 8 tia. Xem xét các hình khắc trên các trống, đặc biệt là chạm khắc cảnh sinh hoạt, thì chúng ta dễ dàng nhận ra giữa các hoa văn có những nét tương đồng, do đó mà rất có thể khi đúc trống các nghệ nhân đã tham khảo những khuân mẫu của các trống trước đó vì thế mà những nội dung trong các hoa văn về cơ bản giống nhau rất cao. Thế nhưng những tia sáng từ mặt trời ở tâm trống thì lại liên tục khác nhau, có vẻ như tia sáng ở mỗi trống đồng có một ý nghĩa khác nhau, chứa những thông điệp khác nhau.
Chúng ta cũng đã thấy vai trò của con số 18 trong tâm thức của nền văn hoá trống đồng, phần lớn con số 18 được thể hiện qua số lượng con chim bay ở vòng ngoài cùng. Việc phải khắc chạm 2 con chim đậu do chia số lượng ô thiếu trên trống đồng sông Đà là bằng chứng vững chắc nhất về sự tồn tại thật sự ý nghĩa của con số 18, thế nhưng trên trống Hoàng Hạ thì lại không hề tìm thấy dấu vết của con số 18 nào cả? Số lượng chim bay là 14. Lời giải thích hợp lý cho hiện tượng này là: Mỗi một trống đồng mang những thông điệp nhất định, các thông điệp này có thể giống nhau hoặc khác nhau ở một số trống đồng, không phải mọi trống đồng đều có thông điệp giống nhau. Do đó mà bản thân những hình chạm khắc cảnh sinh hoạt tuy là cùng mô típ, cùng tham khảo khuân mẫu nhưng ở mỗi trống đồng lại có sự thay đổi không nhiều để cho phù hợp với thông điệp mà trống đồng đó mang. Chúng ta thấy rằng ở trống Quảng Xương có 6 con chim bay trong khi phần lớn các trống khác có 18 con chim bay, đặc biệt là trống Ngọc Lũ có tới 36 con chim bay, do 6 và 18 đều có bội là 36 và đó mới là con số đúng để tìm thông điệp, dù sao thì 18 con chim bay ở trống đồng cũng là phần lớn. Trong trường hợp của trống đồng Ngọc Lũ thì cứ sau một năm, lịch trống đồng sẽ thiếu so với dương lịch ngày nay là 5 ngày 6 tiếng, vậy nên ở năm thứ 2 là có thêm 1 mồng và vẫn thiếu 12 tiếng và 4 năm thiếu 1 ngày, nên ở năm thứ 40 thì có thêm 1 mồng nữa khi ấy không còn dư thiếu so với lịch dương nữa. Việc cứ 2 năm có thêm 1 mồng nữa có lẽ liên quan tới con chim bay và con chim đậu, con chim bay và con chim đậu trong 18 cặp chim trên trống đồng cho thấy chúng là 1 cặp là 2 tầng chứ không phải là riêng lẻ và nối tiếp nhau.
Người trống đồng có biết tới mồng nhuận hay không? Chắc chắn là có, vì họ quan sát vào mùa và trăng là có thể biết được.  Căn cứ vào hiện tượng trăng tròn hoặc không có trăng, họ có thể tổng quát hoá được quy trình, quy luật.
Khó khăn lớn nhất vẫn chỉ là những tia sáng ở mặt trời, có lẽ chúng ta phải chấp nhận rằng: ở mỗi trống đồng khác nhau, những tia sáng này mang những ý nghĩa khác nhau, có lẽ chỉ có thế mới giải thích được sự khác nhau rất lớn về số lượng tia sáng. Những tia sáng này có thể chỉ số tháng trong 1 năm (loại tia có số lượng 12), nó cũng có thể là số thị tộc, ở thời điểm của nền văn hoá trống đồng thì cơ cấu xã hội vẫn là chế độ thị tộc, bộ lạc. Trống đồng trước hết là trống, nhưng trong quá trình sử dụng, trống đồng còn mang thêm nhiều chức năng khác, như thể hiện đời sống xã hội của thị tộc, chứa đựng những thông tin, tri thức quan trọng của xã hội và cũng thể hiện quyền uy của người tù trưởng, người đứng đầu thị tộc hoặc bộ lạc. Với ý nghĩa đó, trống đồng cũng góp phần thể hiện cơ cấu quyền lực trong xã hội thông qua số tia sáng, người đứng đầu thị tộc thì có trống đồng, nhưng trống đồng này có thể không có tia sáng nào, chỉ là hình tròn trên mặt trống. Trong khi những tổ chức lớn hơn thị tộc, gồm nhiều thị tộc là bộ lạc, những bộ lạc này tuỳ theo lịch sử phát triển mà có số lượng thị tộc khác nhau và người đứng đầu bộ lạc, vị tù trưởng này sẽ đúc trống đồng có số tia sáng bằng với số lượng thị tộc của bộ lạc ấy.
Trong trường hợp của trống Ngọc Lũ, số lượng tia sáng là 14, con số này khó có thể là số tháng được, nó có thể là số lượng thị tộc trong bộ lạc mà người tù trưởng đứng đầu không? Có thể lắm, tuy nhiên do rằng, nếu như trống Ngọc Lũ mô tả về ngày tháng, thì số tia sáng cũng nhiều khả năng là cũng mang ý nghĩa đó, trong các quãng thời gian mà chúng ta biết tới thì các hình hoa văn khắc trên trống đồng đã thể hiện gần hết chỉ còn có thời gian trong một ngày là chưa có đề cập gì và nếu có thì cả chu kỳ trăng tròn. Liệu rằng 14 tia sáng này có thể hiện 14 giờ trong một ngày hay không? Như chúng ta đã nói, vành 8 là sự chú thích cho các vành khác và lần này còn số 14 tia sáng mặt trời được chú thành nhóm 6 và nhóm 8 con chim, nghĩa là 14 tia sáng không thể hiện con số 14 mà là thể hiện con số 6 và con số 8, thế nhưng con số 6 và con số 8 thì có ý nghĩa gì? Trống đồng sông Đà cũng có 14 tia sáng giống tương đối với trống Ngọc Lũ, số lượng người hoá trang trong vành chạm khắc vẽ cảnh sinh hoạt cũng được chia thành nhóm 6 người và nhóm 8 người, nhưng vậy con số 14 chắc chắn nên hiểu là con số 6 và con số 8. Tuy nhiên khi sang trống Ngọc Lũ thì nhóm 8 người trong vành khắc cảnh sinh hoạt lại biến thành 7, ở trống Hoàng Hạ thì có 2 nhóm người gồm 6 người, trong khi số lượng tia sáng là 16, như vậy ở trống Hoàng Hạ, số lượng người hoá trang (12) không còn tương ứng với số tia sáng, trống Ngọc Lũ cũng vậy, số người hoá trang là 13 trong khi số tia sáng là 14, như vậy số người hoá trang đã không còn mang ý nghĩa giải thích cho số tia sáng ở trống Hoàng Hạ và Ngọc Lũ, nó đã mang một ý nghĩa khác. Ở trống Ngọc Lũ thì giải thích cho con số 14 là nhóm 6 và 8 con chim. Đối với trống sông Đà có lẽ nhóm 6 người và nhóm 8 người trong vành khắc cảnh sinh hoạt vẫn còn là sự chi tiết của số tia sáng mặt trời. Chúng ta thấy rằng nhóm 6 người và nhóm 8 người trên trống sông Đà còn được chia nhỏ thành 4 nhóm, 2 nhóm 4 người và 2 nhóm 3 người. Nếu như số tia sáng mặt trời chỉ đơn giản là thể hiện số lượng thị tộc của bộ lạc thì có lẽ không cần phải thể hiện một cách chi tiết như vậy, do đó chúng ta có thể nghĩ đến sự chi tiết này là thể hiện một cái gì đó cần sự phức tạp như giờ trong ngày chẳng hạn. Một ngày có thể được chia là ban đêm và ban ngày, nếu như thời gian của ngày là 8 thì thời gian của đêm là 6 và ngược lại nếu như thời gian của ngày là 6 thì thời gian của đêm là 8, tuy theo mùa, nhưng tổng thời gian của ngày là bằng nhau và bằng 14. Người Việt có câu: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng là để chỉ đêm ngắn ngày dài và ngày tháng mười chưa cười đã tối là để chỉ ngày ngắn đêm dài. Nhóm 6 con chim ở vành 8 tương ứng với mùa đông, thể hiện ngày ngắn đêm dài trong khi nhóm 8 con chim ở vành 8 tương ứng với mùa hè, thể hiện ngày dài đêm ngắn. Do một ngày dễ dàng nhận biết được thành ban ngày và ban đêm, ban ngày thì cũng dễ dàng nhận ra sáng và chiều, ban đêm thì cũng dễ dàng nhận ra tối và khuya, do đó dễ dàng chia ngày thành 4 quãng thời gian lớn như được thể hiện trên trống sông Đà. Nếu chúng ta để ý thì thấy rằng, tương ứng gọn gàng với 2 nhóm hươu 10 con ở vành 8 là 2 nhóm tia sáng, mỗi nhóm gồm 4 tia sáng ở trung tâm trống và tương ứng gọn gàng với 2 nhóm chim 6 và 8 con ở vành 8 là 2 nhóm tia sáng, mỗi nhóm gồm 3 tia sáng ở trung tâm trống. Việc xác định giờ người Việt cổ có lẽ dựa trên các hiện tượng tự nhiên hoặc đặc tính của các động vật, do đó việc xác định mang tính chất tương đối.
Một lưu ý nữa là, trên trống đồng sông Đà chỉ có 2 con chim trên vành chạm khắc cảnh sinh hoạt, trong khi ở trống đồng Hoàng Hạ con số là 10, còn trên trống Ngọc Lũ con số chỉ là 5. Con số 5 này có thể là số ngày thiếu mà người Việt cổ nhận biết được sau nhiều năm quan sát giữa việc lấy 1 chu kỳ gồm 36 mồng với sự sai lệch về mùa, chỉ cần sau khoảng 6 năm là có thể nhận biết được dấu hiệu của sự lệch về mùa. Hiện tượng trăng tròn là một hiện tượng chắc chắn sẽ có nhiều ấn tượng và theo chu kỳ thì khoảng 29,5 ngày trăng lại tròn nghĩa là sau khoảng 29 hoặc 30 ngày thì trăng sẽ lại tròn, tuy nhiên con số 29 và 30 được thể hiện như thế nào trên trống đồng. Như đã biết trên trống sông Đà có 2 nhóm người hoá trang có tổng là 14 trong khi trống Hoàng Hạ có 2 nhóm người hoá trang bằng nhau với tổng là 12 người, tuy nhiên ở mỗi trống các con số lại mang những ý nghĩa khác nhau, ở trống Ngọc Lũ thì đặc biệt hơn, đúng ra thì nó phải cùng mang ý nghĩa như trên trống sông Đà, song trên trống Ngọc Lũ ý nghĩa của con số này đã được thể hiện ở nhóm 6 và 8 con chim. Vậy thì đúng ra sẽ không cần nhóm người hoá trang nữa hoặc nhóm người này ở đây là với một ý nghĩa khác, số lượng người hoá trang cũng đã có sự thay đổi, ở nhóm đáng lẽ là 8 người thì bây giờ chỉ còn có 7 người và điều đặc biệt là người thứ 7 này khá nhỏ so với những người còn lại. Nếu hiểu đây là người được thêm vào cũng có cơ sở khi đó nó có ý nghĩa là tháng nhuận, nghĩa là tháng thứ 13 sau 12 tháng trong năm. Nhưng ở đây tôi muốn đề cập tới chiều ngược lại, nghĩa là người này mang ý nghĩa bớt đi, nếu chúng ta cho rằng trống Ngọc Lũ là biến thể trên cơ sở của trống Hoàng Hạ về nhóm người hoá trang thì đó đúng là thêm vào, nhưng nếu chúng ta nhìn trên cơ sở của trống sông Đà thì nó lại mang ý nghĩa bớt đi, mà ở đây có vẻ như trống Ngọc Lũ có tự dạng giống với trống sông Đà hơn là trống Hoàng Hạ! Vậy nếu đây là người có ý nghĩa bớt đi thì chúng ta phải hiểu các con số này ra sao? Để ý thấy rằng nếu tính cả người nhỏ này thì số lượng người hoá trang của 2 nhóm là: 6 + 7 = 13; trong khi nếu không tính người nhỏ này thì số lượng người hoá trang của 2 nhóm là: 6 + 6 = 12. Một điều khá trùng hợp là: Tổng số 1 nhóm hươu và chim là 16 và tổng số 1 nhóm hươu và chim còn lại là 18. Khi chúng ta đem 1 nhóm hươu cộng 1 nhóm chim ở vành 8 cộng với tổng số lượng người hoá trang ở vành 6 ta được (một cách có chủ ý): 16 + 13 = 29 và 18 + 12 = 30. Đây có thể hiểu là số ngày trong tháng, cũng là số ngày mà trăng tròn trong các tháng khác nhau của năm. Có một điều khá đặc biệt nữa, đó là người hoá trang ở vị trí cuối cùng trong nhóm 6 người ở vành 6 khác với những người hoá trang còn lại, trang phục mà người này mặc kín, không có những khe hở như những người khác, thêm nữa lại có 1 thanh gậy và 1 nửa hình elip, kiến ta liên tưởng tới cái đèn lồng, từ đó gợi ý chúng ta người này có thể là tượng trưng cho ngày tối, tức là ngày không có trăng và theo như dân gian thì đó là ngày cuối tháng, ngày 29 hoặc 30.
Như vậy là chúng ta đã tìm thấy được hầu hết các dấu vết của 1 bộ lịch trên trống đồng Ngọc Lũ, nói chính xác hơn là các hình khắc trên trống Ngọc Lũ gợi ý về một cuốn lịch, nghĩa là nó chỉ có tính gợi ý, chứ không thể chắc chắn nó là một bộ lịch. Vẫn còn một số vẫn đề chưa rõ ràng, tuy nhiên do vấn đề ấy không ảnh hưởng nhiều tới mục đích của chúng ta nhưng tôi vẫn xin nói đến, đó là: Tôi vẫn tin rằng trống đồng là biểu tượng của tù trưởng, của thị tộc, do đó mà quyền uy của tộc trưởng và thị tộc phải được biểu hiện trên trống, tuy nhiên tôi không thấy nó được biểu hiện như thế nào trên trống đồng? Chỉ còn 2 thông tin trên trống đồng Ngọc Lũ là chưa khai thác đó là hình thuyền trên thân trống, đó là hình chạm khắc của thuyền chiến, có thể hình chạm khắc ấy thể hiện tình trạng của thị tộc, cũng như uy quyền của người tù trưởng. Và thông tin còn lại là số lượng vòng tròn đồng tâm trên mặt trống, ở mỗi trống số lượng vòng tròn đồng tâm này khác nhau, liệu rằng số lượng vòng tròn có thể nào là biểu tượng quyền uy của người tù trưởng, người tù trưởng là trung tâm, và số lượng vòng tròn là số lượng mà chịu sự cai trị của ông. Tôi vẫn còn chút nghi ngại về con số 3 và số 4 được thể hiện bằng số lượng người hoá trang trên trống sông Đà và hiểu nó là sự thể hiện số giờ trong ngày, về thời gian trong một ngày được người Việt cổ tính ra sao, tôi vẫn chưa tìm hiểu kỹ, chỉ phán đoán con số 14 là thể hiện của nó mà thôi, những dấu hiệu chứng tỏ điều này khá là mờ nhạt, trong bài viết có tên Lịch Tre của người Mường của tác giả Chu Văn Khánh có đề cập tới việc người Việt cổ chia ngày thành 16 “tiếng” và căn cứ vào các hiện tượng tự nhiên, tiếc rằng hiện tôi chưa được tham khảo bài viết chi tiết và thú vị ấy.
Tóm lại: Chúng ta đã tìm hiểu về bộ lịch của người Việt cổ trên trống đồng Ngọc Lũ và những gì chúng ta có thể đưa ra ghi nhớ là:
– 1 năm có 36 mồng, 1 mồng có 10 ngày, 1 ngày có 14 tiếng.
– 1 năm có 4 mùa
– 1 năm có 360 ngày và dư 5 ngày
– 2 năm có 1 mồng nhuận
– 29 hoặc 30 ngày có 1 lần trăng tròn và 1 lần không trăng
Vẫn còn một khó khăn nữa mà chúng ta cần đề cấp đến ở đây là: Sắp xếp thời gian như thế nào trên trống đồng Ngọc Lũ đây.
Nếu lấy người cầm giáo trong nhóm 6 người làm điểm giao và lấy người mặc áo đen cầm lồng đèn cũng trong nhóm 6 người làm điểm cuối của tuần trăng thì, ta thấy tháng bắt đầu từ người nhỏ trong nhóm 7 người hoá trang rồi tính ngược kim đồng hồ lần lượt hết 7 người, tiếp theo sẽ tính vòng xuôi kim đồng hồ từ con chim trong nhóm 6 con rồi tới con hươu nhóm 10 con, khi tới con hươu cuối thì tính tiếp từ người cầm giáo rồi lần lượt tới người mặc áo đen và cầm đèn. Tháng tiếp theo thì bắt đầu từ người đứng trước người nhỏ rồi tính ngược kim đồng hồ lần lượt hết 6 người sau đó tính từ con hươu trong nhóm 10 con, tính ngược kim đồng hồ, rồi đến con chim nhóm 8 con lần lượt tới hết, rồi tính tiếp từ người cầm giáo và xuôi kim đồng hồ tới người cầm đèn và mặc áo đen.
Đối với mồng thì có lẽ sẽ lấy con chim bay trong nhóm 36 con chim ở vành 10 tương ứng với người cầm giáo để tính thời điểm bắt đầu, nó tương ứng với đầu mùa hè, mồng một lấy nhà cầu mùa (hoặc sinh hoạt tôn giáo) trước người cầm giáo để tính.
Tóm lại, chúng ta đã tìm ra những dấu vết của một bộ lịch của người Việt cổ trên trống đồng Ngọc Lũ, nhưng dù sao cũng chỉ dừng lại ở gợi ý, giả thuyết, để cho những dấu vết này rõ ràng hơn chúng ta sẽ còn phải tìm hiểu thêm về trống đồng, nhất là về vai trò của bộ lịch ấy trong đời sống sinh hoạt xã hội.

3 thoughts on “Giả thuyết về bộ lịch cổ trên trống đồng

  1. -Trống đồng và hoa văn tương tự được tìm thấy khắp đông nam á và miền nam tq,hà cớ gì mà cứ khăng khăng cho nó chỉ là của người việt?
    -các câu đồng dao được dẫn có từ thời nào?phải chứng minh nó ra đời trước khi lịch tq được dùng
    -Các suy luận vể lịch trên hoa văn quá ư là gượng ép. Đặc biệt,nó phức tạp như thê thì làm lịch sao được?
    • 1/ Đúng là trống đồng được tìm thấy ở khắp đông nam á và nam trung quốc, tuy nhiên nơi đầu tiên tạo ra trống đồng (cái nôi) thì chỉ có 1, cùng lắm là 2. Vì rất hiếm gặp trường hợp các dân tộc khác nhau, cùng độc lập sáng tạo nên những sản phẩm văn hóa như trống đống, trừ khi có sự tiếp thu, học hỏi lẫn nhau, cũng chính từ học hỏi này mà các dân tộc khác nhau cùng tạo nên trống đồng. Khảo cổ học mới đây tìm thấy rất nhiều mảnh khuân đúc trống đồng ở bắc ninh, do đó mà ngày càng có bằng chứng cho thấy việt nam là cái nôi của nghề đúc trống đồng. Đối với trống Ngọc Lũ, do tìm thấy ở Hà Nam, nên nó thuộc về tộc việt, có thể nó được đưa từ nơi khác đến, song chưa có bằng chứng nào chứng tỏ điều ấy, nên cho đến khi chưa tìm ra bằng chứng thì chúng ta vẫn phải chấp nhận nó thuộc về tộc việt.
      2/ Bài đồng dao được tạo ra từ sau khi lịch của người trung quốc du nhập vào việt nam, song điều đó không quá quan trọng, điều quan trọng là từ bài đồng dao chúng ta phát hiện ra chu kỳ 10 ngày, ngoài bài đồng dao, còn nhiều bằng chứng cho thấy sự tồn tại của chu kỳ 10 ngày như 10 hình trên vành 6 của trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ và tuần trong lịch của người Mường.
      3/ Đúng là cuốn lịch không nên quá phức tạp, nó phải đơn giản, nhưng sự phức tạp ở đây là sự phức tạp của lập luận (phương pháp nghiên cứu) của tác giả chứ không phải là biểu hiện của cuốn lịch trên trống đồng. Nếu tác giả viết rằng: 10 hình trên vành 6 là thể hiện của 10 ngày; 36 con chim là thể hiện của chu kỳ 36 mồng (thời gian của 1 năm); 14 ngôi sao là thể hiện của 14 ‘giờ’ trong 1 ngày; 4 nhóm hươu và chim thể hiện 4 mùa, 5 con chim trên vành 6 là thể hiện số ngày dư, 1 cặp chim trên vành 10 là thể hiện chu kỳ 2 năm có 1 mồng nhuận và tổng số người hóa trang với 1 nhóm chim hươu ở vành 8 là chu kỳ số ngày không có trăng. Nếu viết như thế sẽ rất đơn giản, dễ hiểu, nhưng nếu ai đó nói, hình ở vành 6 không phải là 10 mà là 12 và nó tượng trưng cho số tháng trong năm thì sao? Vậy để biết là 10 hay 12 thì phải lập luận và mà lập luận của tác giả thì phức tạp rồi, nhưng đó là phức tạp của phương pháp nghiên cứu của tác giả chứ không phải là của biểu hiện cuốn lịch trên trống đồng, hay nói cách khác, biểu hiện cuốn lịch trên trống đồng thì rất đơn giản, dễ hiểu nhưng để chứng minh biểu hiện ấy là đúng thì tác giả đã phải sử dụng cách chứng minh rất phức tạp và đôi khi còn không chắc chắn.
  2. 1/ Đúng là trống đồng được tìm thấy ở khắp đông nam á và nam trung quốc, tuy nhiên nơi đầu tiên tạo ra trống đồng (cái nôi) thì chỉ có 1, cùng lắm là 2. Vì rất hiếm gặp trường hợp các dân tộc khác nhau, cùng độc lập sáng tạo nên những sản phẩm văn hóa như trống đống, trừ khi có sự tiếp thu, học hỏi lẫn nhau, cũng chính từ học hỏi này mà các dân tộc khác nhau cùng tạo nên trống đồng. Khảo cổ học mới đây tìm thấy rất nhiều mảnh khuân đúc trống đồng ở bắc ninh, do đó mà ngày càng có bằng chứng cho thấy việt nam là cái nôi của nghề đúc trống đồng. Đối với trống Ngọc Lũ, do tìm thấy ở Hà Nam, nên nó thuộc về tộc việt, có thể nó được đưa từ nơi khác đến, song chưa có bằng chứng nào chứng tỏ điều ấy, nên cho đến khi chưa tìm ra bằng chứng thì chúng ta vẫn phải chấp nhận nó thuộc về tộc việt.
    2/ Bài đồng dao được tạo ra từ sau khi lịch của người trung quốc du nhập vào việt nam, song điều đó không quá quan trọng, điều quan trọng là từ bài đồng dao chúng ta phát hiện ra chu kỳ 10 ngày, ngoài bài đồng dao, còn nhiều bằng chứng cho thấy sự tồn tại của chu kỳ 10 ngày như 10 hình trên vành 6 của trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ và tuần trong lịch của người Mường.
    3/ Đúng là cuốn lịch không nên quá phức tạp, nó phải đơn giản, nhưng sự phức tạp ở đây là sự phức tạp của lập luận (phương pháp nghiên cứu) của tác giả chứ không phải là biểu hiện của cuốn lịch trên trống đồng. Nếu tác giả viết rằng: 10 hình trên vành 6 là thể hiện của 10 ngày; 36 con chim là thể hiện của chu kỳ 36 mồng (thời gian của 1 năm); 14 ngôi sao là thể hiện của 14 ‘giờ’ trong 1 ngày; 4 nhóm hươu và chim thể hiện 4 mùa, 5 con chim trên vành 6 là thể hiện số ngày dư, 1 cặp chim trên vành 10 là thể hiện chu kỳ 2 năm có 1 mồng nhuận và tổng số người hóa trang với 1 nhóm chim hươu ở vành 8 là chu kỳ số ngày không có trăng. Nếu viết như thế sẽ rất đơn giản, dễ hiểu, nhưng nếu ai đó nói, hình ở vành 6 không phải là 10 mà là 12 và nó tượng trưng cho số tháng trong năm thì sao? Vậy để biết là 10 hay 12 thì phải lập luận và mà lập luận của tác giả thì phức tạp rồi, nhưng đó là phức tạp của phương pháp nghiên cứu của tác giả chứ không phải là của biểu hiện cuốn lịch trên trống đồng, hay nói cách khác, biểu hiện cuốn lịch trên trống đồng thì rất đơn giản, dễ hiểu nhưng để chứng minh biểu hiện ấy là đúng thì tác giả đã phải sử dụng cách chứng minh rất phức tạp và đôi khi còn không chắc chắn.

Gửi phản hồi